5 nội dung về tính Chính danh của các cơ quan Nhà nước

5 nội dung về tính Chính danh của các cơ quan Nhà nước

CHÍNH DANH ĐẠI VIỆC HANH THÔNG
Trong giảng dạy tôi thường được các bạn công chức, hay doanh nhân hỏi về khái niệm ‘tính chính danh của Nhà nước là như thế nào’ cũng như họ đề nghị tôi bình luận về ‘mức độ chính danh’ của một số Nhà nước như Bắc Triều Tiên, thậm chính cái gọi là ‘Nhà nước tự xưng IS’ ? Tôi tóm lược lại bằng 5 điều dưới đây , và để rộng đường bạn muốn soi chiếu vào các Nhà nước nào khác ( cùng các cơ quan tổ chức trong hệ thống đó )
……


1. Dựa trên Hiến pháp và quản trị bằng Pháp luật

Không loại trừ một cơ quan dù cấp nào! Thể hiện từ việc thành lập, xác định vai trò, cách thức hoạt động và quyền hạn ứng xử của các cơ quan Nhà nước khi thực hành các chức năng Công vụ của mình. Từ đó tạo nên tính thống nhất, trật tự và sức mạnh chung của Quốc gia! Nếu tồn tại việc đứng trên Hiến pháp hoặc ngoài Pháp luật mà vẫn có ‘hiệu năng’ ảnh hưởng và điều chỉnh đối với xã hội thì đó mới thực là ổ gây loạn


2. Phát triển Quốc gia, đảm bảo các giá trị phổ quát

Những tiềm năng, lợi thế, sức vóc, nguồn lực, cơ hội, khát vọng của Đất nước cần được Nhà nước khai mở, đầu tư, kích thích, huy động, tương tác để kiến Quốc thịnh vượng, có vị thế, lợi ích trong các quan hệ Quốc tế. Tham gia các thể chế Toàn Cầu để tiếp cận, phổ cập ứng dụng được các chuẩn văn minh, hiệu quả quy mô hoá những giá trị Quốc gia! Nâng cao chất lượng và đảm bảo được Tam Dân từ cá nhân đến toàn thể các cộng đồng

3. Mọi hoạt động, giải pháp minh bạch và chân thực

Điều này làm giảm mạnh mẽ, hiệu quả với những hiện tượng ‘méo mó lệch lạc, bất định bất lường, bất đối xứng về điều hành, thậm chí gây ra đầu cơ mọi thứ…’ ! Nếu không mọi thứ giả và độc sẽ ra đời, kí sinh vào nhau, huỷ hoại niềm tin, điều tốt, tính thiện… Để hiện thực liên quan đến quyền được thông tin, giám sát và kiểm tra của nhân dân. Đồng thời với trách nhiệm thực thi và nghĩa vụ giải trình của các quan chức công chức

4. Uy tín được xã hội và Quốc tế thừa nhận

Ở những tư cách chính nhân, biện pháp chính quy, con đường chính thống, hành xử chính đức, công quả chính đạo trong toàn hệ thống công chức công vụ, khiến mọi tổ chức xã hội, đối tác Quốc tế, cộng đồng nhân dân đánh giá là ‘xứng đáng’ và có ảnh hưởng lớn, tich cực đến tất cả nhưng gì mà có sự hiện diện, tham dự của các cơ quan Nhà nước ( chứ không chỉ bởi vị thế hành chính của cơ quan, chức quyền của người đứng đầu )

5. Kiến tạo, gia tăng phúc lợi cho nhân dân

Nhân dân có thể ‘tạm ứng lợi ích và quyền hạn’ của mình cho ‘Nhà nước vay’ ở từng giai đoạn đặc biệt, cần thiết và chính đáng! Nhưng việc hiện thực nội dung này luôn là mục tiêu tác hợp, thiết thực nhất của mọi quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước! Làm được thế nhân dân chấp nhận, tuân thủ, tôn vinh, bảo vệ, hợp tác với Nhà nước của mình. Không thực hiện được là xỉ nhục, là thất bại, là báo hại nhân quần.

…..

Cuối bài tôi nhấn mạnh thêm: Nhà nước hiện đại của thời đại Toàn Cầu, Nhân văn : từ bỏ quan niệm, hành xử kiểu ‘cai trị’ mà quản trị tốt hệ thống cơ quan Công vụ của mình với chức năng ‘phục vụ xã hội, phụng sự nhân dân, văn minh tiến bộ’

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.