Nghề giám đốc

Nghề giám đốc

Nhằm giúp bạn đọc có tài liệu tham khảo về vấn đề đào tạo giám đốc doanh nghiệp, vai trò, vị trí của giám đốc doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Nghề giám đốc của Thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh.

LỜI NÓI ĐẦU

Peter Drucker – Nhà tương lai học, đồng thời là nhà quản lý học nổi tiếng có viết rằng: sự lên ngôi của các tổ chức và xã hội không tùy thuộc vào tổ chức hay xã hội đó nắm trong tay những công cụ gì mà là sự vận hành thành công những định chế quản lý. Đương nhiên đằng sau suy nghĩ này chúng ta thấy vai trò cực kỳ to lớn của người Giám đốc, người lãnh đạo tổ chức đó.

Nguyễn Tất Thịnh

– Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp
– Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

Cùng một tác giả:

1. Nghề giám đốc, NXB Chính trị quốc gia, 2002 (sắp đăng tại chungta.com)

2. Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006 (sắp đăng tại chungta.com)

Sắp ra mắt:

3. Hành trình về Tâm linh bản ngã

Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, hiện hữu vào cuộc sống chúng ta một cách rất rõ ràng, chính vì vậy con người cần phải có một khả năng to lớn hơn về phương diện quản lý để áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các doanh nghiệp, để tập hợp, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên khan hiếm, từ đó tạo ra các giá trị cho các mục đích phát triển của chính mình và của xã hội.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh các mặt thuận lợi khác, các doanh nghiệp hàng ngày phải đối mặt với muôn vàn thử thách của cuộc cạnh tranh khắc nghiệt. Sức ép của tính hiệu quả, hiệu suất và chất lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, nó buộc chúng ta phải chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cao các công việc và các vị trí của một tổ chức kinh doanh, trong đó có công việc và chức danh của Giám đốc.

Cùng với sự phát triển của xã hội, các công việc mang tính chuyên môn, chuyên sâu được thừa nhận trên các phương diện pháp lý, kinh tế và nghiệp vụ kỹ thuật, như một nghề nghiệp và các loại hình nghề nghiệp đã khẳng định tính cần thiết khách quan của mình. Đất nước ta mới được hơn 10 năm bước vào nền kinh tế thị trường, trước đó giám đốc được xem như một công chức Nhà nước hơn là một nhà tổ chức, điều hành kinh doanh chuyên nghiệp, một doanh nhân theo đúng nghĩa kinh tế thị trường. Cho đến nay nhiều ngành nghề chúng ta thấy ở Việt Nam còn rất nhiều quan niệm, cách làm việc đang tồn tại như một hệ quả của tính không chuyên nghiệp và bao cấp.

Từ trước đến nay đã có khá nhiều sách viết về nghề giám đốc, nhưng giáo trình giảng dạy về nghề giám đốc ở Việt Nam lại rất thiếu và không đồng nhất. Cuốn sách Nghề Giám đốc được viết dưới dạng giáo trình. Nội dung cuốn sách góp phần hoàn tất các chương trình đào tạo mang tính nền tảng, hỗ trợ thuộc chương trình chuẩn hóa của các khoa quản trị kinh doanh tại các trường Đại học. Bởi vậy chúng tôi chỉ chú trọng vào các nội dung chuyên sâu của nghề Giám đốc mà không nhắc lại các kiến thức liên quan. Đồng thời cách nêu vấn đề và các ý tưởng là trực diện, bám sát vào tinh thần của nền kinh tế thị trường hiện đại, nhưng luôn được chúng tôi để mở, nhằm phát huy khả năng sáng tạo riêng của các giáo viên và tăng khả năng tối đa để học viên thảo luận trên lớp.

Chính vì thế việc lược bỏ tất cả các từ ngữ, những ý phụ rườm rà là cần thiết. Cách làm này sẽ thuận lợi cho các giáo viên biên soạn bài giảng theo hình thức slide, mặt khác khiến học viên được đặt vào tình thế phải tư duy liên tục, chiêm nghiệm và phát triển theo cách riêng của mình. Bởi vì, nội dung mà chúng tôi đề cập là Nghề Giám đốc. Bên cạnh việc trình bày các nội dung dưới dạng viết, chúng tôi đã tóm lược, nâng cấp các ý tưởng dưới dạng slide. Các silde này không chỉ là minh họa mà điều quan trọng là chúng được thiết kế theo quan điểm hệ thống và tương tác giữa các vấn đề. Quan điểm của chúng tôi khi viết cuốn sách này là: đổi mới cách viết theo hướng mở. Môđun hóa các nội dung, các ý tưởng trong một hệ thống kiến thức của nghề Giám đốc, theo tinh thần của thị trường hiện đại; trang bị kiến thức, kỹ năng căn bản và chuẩn mực của nghề Giám đốc. Cuốn sách sẽ cung cấp những thông tin mới, những suy nghĩ mới về nghề Giám đốc.

Cấu trúc của cuốn sách gồm 6 chương:

  • Chương I: Tổng quan về nền kinh tế quốc dân và thị trường hiện đại.
  • Chương II: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và tổng quan về nghề Giám đốc
  • Chương III: Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của giám đốc trong doanh nghiệp
  • Chương IV: Mối quan hệ giữa các chức danh Giám đốc chủ yếu trong một doanh nghiệp lớn
  • Chương V: Phong cách và nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp của Giám đốc
  • Chương VI: Đào tạo và đánh giá giám đốc doanh nghiệp
  • Trò chơi kinh doanh

Chúng tôi xin cảm ơn Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Vũ Huy Từ đã động viên và có những hạn chế về nhiều mặt, cuốn sách không thể tránh khỏi những để lần xuất bản sau cuốn sách sẽ hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Một Giám đốc trả lời với khách hàng khi đến giao dịch hợp đồng: tôi bận lắm và cúp máy. Điều đó thể hiện:

A. Không cần đến khách hàng.
B. Không ủy quyền cho cấp dưới.
C. Không biết tổ chức công việc.
D. Không hiểu đúng về bổn phận của mình.

Câu 2: Một Giám đốc cần phải tập trung thời gian hàng ngày cho:

A. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất.
B. Duy trì trật tự của tổ chức và công tác nhân sự.
C Tham gia tích cực vào các giao dịch.
D. Thu thập, phân tích, xử lý thông tin quản lý.

Câu 3: Trước một sự cố xảy ra, ví dụ như một đám cháy. Là Giám đốc, cần đặc biệt quan tâm đến điều gì:

A. Cách mà mọi người tham gia dập đám cháy.
B. Sự nỗ lực tham gia của mọi người.
C. Loại trừ những rủi ro.
D. Kế hoạch phòng ngừa.

Câu 4: Đứng trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm phích nước của thị trường, doanh nghiệp tạm thời không có đủ sản phẩm để đáp ứng, và như vậy khách hàng có thể tìm mua sản phẩm đó của hãng khác. Là Giám đốc, nên chọn phương án sau:

A. Không can thiệp, vì thấy mục tiêu kinh doanh không bị ảnh hưởng và không muốn tăng chi phí.
B. Nâng giá sản phẩm để khai thác thị trường khi thấy nhất thời cung chưa đáp ứng được cầu.
C. Giảm giá bán để mở rộng thị phần tạo thế cạnh tranh sau này và đầu tư dây chuyền mới để tăng số sản phẩm bán ra thị trường.
D. Mua bán thành phẩm của doanh nghiệp đối thủ để tăng khả năng cung ứng trước mắt cho thị trường.

Câu 5: Một doanh nghiệp đang đứng trước khó khăn lớn trong công việc sản xuất kinh doanh hiện tại. Giám đốc nhận thấy cần phải tinh giản nhân sự. Cách làm hay là:

A. Công bố giảm quy mô sản xuất.
B. Chuyển hướng sang kinh doanh ngành nghề khác.
C. Liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài.
D. Đổi mới công nghệ hiện đại.

Câu 6: Nhìn vào hai đường kẻ song song, vẽ ngang trên một tờ giấy, người ta có cảm nhận khác nhau. Theo bạn câu cảm nhận của người Giám đốc nên là:

A. Hai đường kẻ song song.
B. Đó như là một con đường.
C. Là gì còn tùy ta sẽ vẽ gì trong phạm vi giữa hai đường kẻ đó.
D. Phạm vi mọi người được hành động.

Câu 7: Thứ tự ưu tiên trong các công việc của Giám đốc là:

A. Giám sát các tiến trình.
B. Tạo ra các khả năng hiện thực hóa mục tiêu tương lai.
C. Tìm kiếm các cơ hội mới.
D. Đưa tổ chức thích ứng tốt hơn với môi trường.

Câu 8: Để tăng khả năng, uy quyền, hiệu quả, người Giám đốc trước hết cần:

A. Tin vào cấp dưới.
B. Xây dựng cơ chế giám sát về trách nhiệm.
C. Củng cố vai trò và ảnh hưởng cá nhân.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới thừa hành.

Câu 9: Rất nhiều Giám đốc doanh nghiệp thường cho rằng việc đầu tiên cần làm sau khi nhậm chức là phải củng cố bộ máy tổ chức. Quan điểm đúng là:

A. Để nó phù hợp với phong cách và quan điểm lãnh đạo của mình.
B. Để từng người thực hiện công việc tốt hơn.
C. Để loại bỏ các yếu tố cản trở doanh nghiệp.
D. Để đáp ứng được mục tiêu mới của doanh nghiệp.

Câu 10: Một Giám đốc làm đúng việc là:

A. Công việc phù hợp với hình ảnh và vai trò danh nghĩa của một Giám đốc.
B. Công việc đó người khác không làm được.
C. Công việc có tính mấu chốt đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
D. Công việc tổ chức, sắp xếp nhân sự.

Câu 11: Đánh giá thành tích hoạt động của Giám đốc dựa vào:

A. Doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.
B. Nội bộ doanh nghiệp ổn định.
C. Hệ thống các mục tiêu đạt được theo kế hoạch.
D. Tỷ lệ phiếu ủng hộ trong doanh nghiệp.

Câu 12: Doanh nghiệp đang đứng trước một tình huống, người Giám đốc nên:

A. Tự quyết định nhanh chóng các vấn đề.
B. Tổ chức cuộc họp, lấy ý kiến tập thể.
C. Thu thập, nghiên cứu và phân tích thêm thông tin.
D. Làm tất cả những điều nêu trên.

Câu 13: Mâu thuẫn giữa hai nhân viên do có xung đột về công việc và lợi ích, Giám đốc tình cờ biết được điều đó. Thái độ đúng của Giám đốc là:

A. Đó là việc nhỏ vẫn thường xảy ra bất cứ ở đâu.
B. Đó là việc quan trọng cần giải quyết.
C. Đó là việc của trưởng phòng nhân sự.
D. Cần xem xét các khía cạnh có liên quan.

Câu 14: Quan điểm đúng về công tác lãnh đạo của Giám đốc là:

A. Giám đốc lãnh đạo các trưởng phòng.
B. Lãnh đạo sự hoạt động của các phòng ban.
C. Điều phối các công việc.
D. Điều khiển các tiến trình hướng về mục tiêu.

Câu 15: Để thúc đẩy dân chủ trong tổ chức, nếu bạn là Giám đốc và được chọn một biện pháp có tính ưu tiên, bạn sẽ chọn:

A. Thiết lập quy chế về những việc được và không được phép làm.
B. Xây dựng cơ chế tự kiểm soát và trách nhiệm cá nhân.
C. Giáo dục tư tưởng.
D. Công khai hoá thông tin.

Câu 16: Trong chức năng lập kế hoạch của công tác quản lý, với cương vị Giám đốc cần chú ý nhất đến:

A. Xây dựng mục tiêu trong từng thời kỳ.
B. Chiến lược và tiến trình hiện thực hóa mục tiêu.
C. Phân bổ các nguồn lực.
D. Dự kiến và phòng ngừa các rủi ro.

Câu 17: Trong chức năng ra quyết định của công tác quản lý, là Giám đốc nên chú ý nhất đến:

A. Tính đầy đủ và chuẩn xác của thông tin trước khi ra quyết định.
B. Tính khả thi khi thực hiện các quyết định.
C. Tính dài hạn của các quyết định.
D. Tính mở của các quyết định.

Câu 18: Trong chức năng tổ chức của công tác quản lý, Giám đốc doanh nghiệp cần coi trọng nhất đến mục đích:

A. Sử dụng đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ.
B. Cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích.
C. Đưa các hoạt động của các cá nhân, bộ phận vào nền nếp.
D. Thiết lập kỷ cương, trật tự.

Câu 19: Trong chức năng điều hành của công tác quản lý, Giám đốc cần chú ý nhất vào:

A. Thiết lập chế độ trách nhiệm với tất cả mọi người.
B. Thống nhất ý chí tập thể.
C. Tạo ra khả năng uy quyền ở tất cả các cấp.
D.Giải quyết những trở ngại, sự không phù hợp trong các tiến trình thực hiện công việc.

Câu 20: Trong chức năng kiểm tra, kiểm soát của công tác quản lý, Giám đốc cần chú ý đến nhất:

A. Kế hoạch kiểm tra định kỳ:
B. Chế độ trách nhiệm sau kiểm tra.
C. Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm tra.
D. Phát hiện sai sót.

Câu 21: Để tránh sa vào tình trạng giải quyết quá nhiều sự vụ, Giám đốc cần:

A. Tăng cường ủy quyền.
B. Xây dựng định chế của tổ chức.
C Phân cấp trách nhiệm quản lý.
D. Chú ý đào tạo nhân viên.

Câu 22: Một mục tiêu tốt là:

A. Vừa tầm với khả năng hiện tại của doanh nghiệp.
B. Xác lập vị thế của doanh nghiệp tất hơn trên thị trường.
C. Phù hợp với quan điểm đường lối của Giám đốc.
D. Phù hợp với chiến lược kinh doanh.

Câu 23: Tính chất điển hình của nghề Giám đốc là:

A. Rủi ro cao.
B. Nhiều thách thức.
C. Thu nhập cao.
D. Được xã hội ưa chuộng.

Câu 24: Là một Giám đốc doanh nghiệp sản xuất rượu, trước tình hình bị cạnh tranh mạnh, trước mắt cần thực hiện một giải pháp ưu tiên sau:

A. Giảm giá bán để tăng cạnh tranh.
B. Đa dạng sản phẩm và mở rộng đại lý tiêu thụ.
C. Tăng cường quảng cáo và khuyến mại.
D. Đầu tư công nghệ mới.

Câu 25: Khi có một nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, Giám đốc nên:

A. Phân tích cho họ thấy khuyết điểm.
B. Phạt tiền, trừ thưởng.
C. Họp tiến hành kiểm điểm.
D. Xem xét nguyên nhân từ phía trách nhiệm của mình.

Câu 26: Một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi điện tử, đang bán rất chạy một sản phẩm A, Giám đốc nên quyết định:

A. Xây dựng thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm A.
B. Nghiên cứu chuẩn bị đưa ra sản phẩm mới.
C. Tăng ca sản xuất để cung ứng thêm sản phẩm.
D. Tranh thủ khai thác thị trường.

Câu 27: Trong giao dịch với đối tác, điều mà Giám đốc cần nắm vững là:

A. Nguyên tắc hành động.
B. Mục tiêu đề ra.
C. Sự hài lòng của đối tác.
D. Áp đảo đối tác.

Câu 28: Để thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực, Giám đốc cần ưu tiên nhất đến:

A. Thực hiện chính sách “cây gậy và củ cà rốt”.
B. Giáo dục đạo đức.
C. Xây dựng chế độ trách nhiệm.
D. Xây dựng cơ chế về lợi ích.

Câu 29: Là Giám đốc nên đề cao nhân viên dưới quyền ở đức tính hàng đầu là:

A. Chăm chỉ.
B. Chu đáo.
C. Khoa học.
D. Trách nhiệm.

Câu 30: Sức ép nặng nhất đặt lên vai Giám đốc trong nền kinh tế thị trường là:

A. Yêu cầu của cổ đông.
B. Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
C. Tâm lý cá nhân.
D. Đòi hỏi về công ăn việc làm của người lao động.

Câu 31: Đối với doanh nghiệp sản xuất thép tấm thì kiến thức chuyên môn quan trọng nhất của Giám đốc là:

A. Tài chính – kế toán.
B. Tổ chức sản xuất.
C. Marketing.
D. Cơ khí – kỹ thuật.

Câu 32: Đối với doanh nghiệp sản xuất dầu gội thì kiến thức chuyên môn quan trọng nhất của Giám đốc là:

A. Kỹ thuật – sản xuất.
B. Marketing.
C. Tài chính – kế toán.
D. Tổ chức nhân sự.

Câu 33: Trong chức năng lập kế hoạch, điều quan trọng nhất của Giám đốc cần phải có khả năng:

A. Đề ra được các mục tiêu một cách khoa học.
B. Đề ra các mục tiêu mang tính hiện thực.
C. Xây dựng các tiến trình hiện thực hoá mục tiêu.
D. Lường trước các rủi ro và phòng ngừa.

Câu 34: Trong chức năng tổ chức, năng lực của Giám đốc được thể hiện nhất ở chỗ:

A. Xây dựng được cơ chế kết hợp các lợi ích.
B. Xây dựng được văn hoá tổ chức.
C. Xây dựng được định chế tổ chức.
D. Làm cho tổ chức thành một công cụ quan trọng của Giám đốc.

Câu 35: Khi thực hiện chức năng tổ chức, Giám đốc ưu tiên nhất đến việc:

A. Làm cho tổ chức hoạt động một cách kinh tế.
B. Làm cho tổ chức hoạt động tin cậy trong các nhiệm vụ kinh doanh.
C Làm cho tổ chức linh hoạt với các biến động của môi trường.
D. Làm cho tổ chức có khả năng cạnh tranh cao.

Câu 36: Một quyết định tốt nhất của một Giám đốc là:

A. Phù hợp với các chiến lược đã được xác định.
B. Phù hợp với tình thế của môi trường kinh doanh. .
C. Phù hợp với xu thế nội tại của tổ chức doanh nghiệp.
D. Các tác dụng giải quyết tất các vấn đề cục bộ.

Câu 37: Các quyết định với tư cách là sản phẩm của Giám đốc trong hoạt động quản lý, một quyết định tốt là:

A. Đưa ra các ý tưởng về giá trị mới.
B. Xác định đúng các vấn đề.
C. Đề ra mục tiêu hợp lý.
D. Tất cả những điều đã nêu.

Câu 38: Khi đưa ra các quyết định, điều được đánh giá cao nhất ở một Giám đốc là:

A. Tùy cơ.
B. Khoa học.
C. Sáng tạo.
D. Thích ứng.

Câu 39: Trong điều hành doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là Giám đốc phải:

A. Thực hiện bằng các mệnh lệnh hành chính.
B. Bằng biện pháp kế hoạch hoá.
C. Bằng cơ chế uỷ quyền.
D. Bằng hệ thống trách nhiệm.

Câu 40: Giám đốc phải có trách nhiệm xây dựng văn hoá tổ chức, nhờ đó:

A. Tạo ra được quan niệm tốt.
B. Tạo ra được tập quán tốt.
C. Tạo ra được sự đồng nhất các giao dịch.
D. Tạo ra mục tiêu của tổ chức.
E. Tạo ra tất cả những điều trên.

Câu 41: Câu trả lời nào ở đây là đúng nhất: Để xây dựng văn hoá tổ chức, Giám đốc doanh nghiệp cần phải quan tâm nhất đến:

A. Xây dựng triết lý kinh doanh.
B. Cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích.
C. Định chế tổ chức hướng vào hiệu quả.
D. Tất cả những điều trên.

Câu 42: Môi trường đào tạo nghề Giám đốc kinh doanh tốt nhất là:

A. Trường Đại học.
B. Tài chính các doanh nghiệp.
C. Môi trường có tính chọn lọc và giải thích Gao các ý tưởng làm giàu.
D. Môi trường có tính chọn lọc và thử thách cao việc hiệu lực hóa các ý tưởng về giá trị.

Câu 43: Trong giao dịch với đối tác, trước đề nghị của đối tác, Giám đốc nói: Thưa ông điều đề nghị của ông là không thể. Điều đó thể hiện:

A. Thái độ và khả năng hiệp tác thấp.
B. Muốn chấm dứt giao dịch.
C. Quá đề cao mục đích và nguyên tắc của riêng mình.
D. Không hiểu và làm đúng bổn phận của mình.

Câu 44: Đọc câu lời khuyên với Giám đốc dưới đây sau đó hãy rút ra một từ khoá có tính nguyên tắc cho câu đó: “Phải khắc phục sự phát ngôn tốt nhất, thay đổi tùy tiện các quyết định. Không nên hứa hẹn một cách dễ dàng và càng không nên thất hứa”:

A. Điềm đạm.
B. Nhất quán.
C. Nhiệt tình.
D. Đĩnh đạc.

Câu 45: Cảm nhận tốt của một Giám đốc khi đứng trước một sản phẩm của một doanh nghiệp khác là suy nghĩ:

A. Sản phẩm đó thật hoàn hảo.
B. Có thể làm tất hơn được không nhỉ?
C. Tại sao người ta lại thích sản phẩm đó?
D. Mình nên làm một sản phẩm như thế.

Câu 46: Tìm câu trả lời đúng nhất: Phong cách làm việc được đánh giá cao hơn cả của một người Giám đốc là:

A. Nhiệt tình với công việc.
B. Tham gia vào giải quyết các vấn đề.
C. Chu đáo khi làm việc.
D. Triệt để khi giải quyết công việc.

Câu 47: Trong phong cách lãnh đạo của Giám đốc, điều được đánh giá quan trọng nhất là:

A. Tinh thần làm việc.
B. Giao tiếp ứng xử trong các giao dịch.
C. Đánh giá và giải quyết vấn đề.
D. Xem xét các khía cạnh trên phương diện khoa học.

Câu 48: Nói “sản phẩm của Giám đốc là các quyết định” vì trước hết:

A. Các quyết định đưa doanh nghiệp đạt đến mục tiêu.
B. Các quyết định hướng vào giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
C. Các quyết định ảnh hưởng to lớn đến chi phí cơ hội của doanh nghiệp.
D. Các quyết định làm tổ chức vận hành.

Câu 49: Nói “Nguyên tắc hành động của Giám đốc chính là sứ mệnh của doanh nghiệp” vì trước hết:

A. Giám đốc là người khởi xướng sứ mệnh ấy trong doanh nghiệp.
B. Sứ mệnh của doanh nghiệp là nền tảng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
C. Mọi hoạt động giao dịch của Giám đốc đều xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp.
D. Sứ mệnh của doanh nghiệp là điều không thể vi phạm.

Câu 50: Nói “Công cụ của Giám đốc trong hoạt động quản lý là tổ chức” vì trước hết:

A. Nhờ tổ chức mà các quyết định của Giám đốc được thực hiện.
B. Tổ chức là môi trường và quyền lực của Giám đốc được phát huy.
C. Nhờ tổ chức mà các ý tưởng kinh doanh của Giám đốc thành hiện thực.
D. Nhờ tổ chức mà các nguồn lực riêng lẻ được tập hợp hướng vào mục tiêu chung.

Câu 51: Xét theo quan điểm của nghề Giám đốc, quy tắc 80% và 20% là:

A. Sự định hướng cho những thay đổi trong quản lý.
B. Chú ý đến những vấn đề có tính xu thế ảnh hưởng trọng yếu đến các hoạt động quản lý.
C. Sự đảo ngược các quan điểm quản lý.
D. Sự tham khảo có ích cho công tác quản lý.

Câu 52: Tìm câu trả lời đúng nhất: Trước một sai sót thường xuyên xảy ra trong doanh nghiệp khi thực hiện các công việc, Giám đốc cần quan tâm nhất đến:

A. Quy trình thực hiện công việc.
B. Năng lực thực hiện công việc của nhân viên.
C. Việc tổ chức thực hiện công việc.
D. Tất cả những điều nêu trên.

Câu 53: Khi phê duyệt một giải pháp thực hiện sản phẩm do cấp dưới đệ trình, Giám đốc phải quan tâm nhất đến các khía cạnh:

(1) Công nghệ gì, (2) Quy trình kỹ thuật, (3) Thủ tục các thao tác kỹ thuật, (4) Hệ thống tiêu chuẩn của sản phẩm. Thứ tự mức độ quan trọng của các khía cạnh đó là:

A. (l), (2), (3), (4).
B. (1), (4), (2), (3).
C. (4), (2), (1), (3).
D. (4), (1), (2), (3).

Câu 54: Sự sai lầm chủ yếu của chính sách quản lý kiểu “Cây gậy và củ cà rốt” là:

A. Đề cao quá mức thưởng phạt.
B. Nhìn nhận đánh giá con người phiến diện, tĩnh.
C. Cư xử với con người tùy cơ.
D. Không đổi mới tư duy quản lý theo xu thế thời đại.

Câu 55: Sai lầm nào trên đây là chủ yếu nhất: Trong doanh nghiệp đang có nhiều trì trệ, Giám đốc muốn đẩy mạnh cải cách, cần ưu tiên trước hết cho việc:

A. Dùng quyền lực áp đặt.
B. Giáo dục tư tưởng.
C. Dùng lợi ích kích thích.
D. Áp dụng các chương trình mang tính thách thức.

Câu 56: Khi xây dựng chiến lược của doanh nghiệp điều đầu tiên Giám đốc cần nắm vững là:

A. Phân tích các cơ hội đối với doanh nghiệp trên thị trường:
B. Sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp.
C. Củng cố bộ máy nhân sự của tổ chức.
D. Xác định rõ năng lực SXKD của doanh nghiệp.

Câu 57: Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, điều Giám đốc cần đặc biệt quan tâm là:

A. Năng lực và đạo đức của kế toán trưởng.
B. Các luồng thu chi trong quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
C. Khả năng sinh lợi của mỗi món đầu tư.
D. Giám sát được các chi phí.

Câu 58: Trong công tác quản lý nhân sự, nội dung trọng tâm mà Giám đốc cần đặc biệt quan tâm là:

A. Bồi dưỡng được các thế hệ kế cận.
B. Hệ thống quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích của các cá nhân trong tổ chức.
C. Sự rành mạch của hệ thống các tiêu chí nhân sự.
D. Sử dụng đúng người, đúng việc.

Câu 59: Trong công tác tổ chức, mục tiêu lớn nhất của Giám đốc là:

A. Làm cho tổ chức doanh nghiệp linh hoạt với các biến động của môi trường.
B. Làm cho tổ chức hoạt động tin cậy và chất lượng.
C. Tạo ra khả năng ủy quyền cao.
D. Thực hiện các quyết định của Giám đốc một cách tích cực.

Câu 60: Trong giao dịch đàm phán, Giám đốc nói với đối tác: “Điều đề nghị của ông là không thể”. Câu nói đó thể hiện trước hết là:

A. Thiếu nỗ lực hợp tác.
B. Cách nói thiếu tính ngoại giao.
C. Không dẫn dắt được đối tác.
D. Không hiểu rõ sứ mệnh của mình trong giao dịch.

Câu 61: Giám đốc trả lời đối tác trong giao dịch: “Thưa ông, về nguyên tắc không thể làm khác được” điều đó thể hiện:

A. Sự áp đặt một chiều.
B. Hiểu sai về nguyên tắc với tư cách là một Giám đốc.
C. Sự cứng nhắc trong đàm phán.
D. Chưa có đủ thiện chí.

Câu 62: Trong hoạt động quản lý của mình, mục tiêu quan trọng nhất của Giám đốc là:

A. Làm cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của cổ đông.
B. Làm cho doanh nghiệp phát triển vững chắc trên thị trường.
C. Đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của các bên liên quan.
D. Khẳng định được sứ mệnh của doanh nghiệp.

Câu 63: Trong hoạt động marketting, trách nhiệm lớn nhất của Giám đốc là:

A. Làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận tốt nhất cả về lượng và chất.
B. Thiết lập các kênh phân phối có hiệu quả.
C. Tổ chức thành công các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.
D: Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Câu 64: Trước một yêu cầu đề nghị của cấp dưới liên quan đến công việc, Giám đốc nên:

A. Bàn bạc cặn kẽ trước khi đồng ý phê chuẩn hay không.
B. Chuyển cho bộ phận chuyên trách xem xét giải quyết.
C. Xem xét nguyên nhân, bản chất, mục đích của yêu cầu đó.
D. Ủy thác cho cấp dưới phải tự tìm cách giải quyết nhũng yêu cầu đề nghị đó.

Câu 65: Điều quan trọng nhất trong chức năng lập kế hoạch của Giám đốc là:

A. Đánh giá được chính xác các nguồn thông tin tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
B. Làm cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và tránh được các nguy cơ.
C. Làm cho kế hoạch như một công cụ điều phối hoạt động của các bộ phận.
D. Chỉ ra cách đi tối ưu nhất của doanh nghiệp đến mục tiêu được xác định.

Câu 66: Sự suy giảm nhanh chóng thị trường trong nước của một số doanh nghiệp có lý do chủ yếu nhất là:

A. Không kiểm soát được chất lượng và dịch vụ của sản phẩm.
B. Không dự kiến được động thái của thị trường và thị hiếu.
C. Không khuếch trương được thương hiệu gắn với giá trị sản phẩm.
D. Sự thiếu hụt một đường lối thực hiện đồng bộ 3 cấp chiến lược.

Câu 67: Trước sự suy giảm nhanh chóng thị trường trong nước của doanh nghiệp, giải pháp nên làm ngay là:

A. Chấp nhận tình thế và chuyển hướng kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
B. Triển khai thực hiện một cách đồng bộ 3 cấp chiến lược.
C. Đăng ký thương hiệu và kiểm soát chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
D. Thu hẹp lại hệ thung cửa hàng và điều chỉnh giá cả.

Câu 68: Công việc thường xuyên nhất thể hiện sự quản lý có hiệu quả của Giám đốc là:

A. Hội họp triển khai tổng kết, đánh giá các công việc.
B. Đôn đốc, giám sát hoạt động của các bộ phận chức năng.
C. Nghiên cứu xử lý các thông tin để đưa ra các quyết định.
D. Tổ chức, điều hành doanh nghiệp hoạt động.

Câu 69: Trước một vấn đề bức xúc còn nhiều tranh cãi trong cuộc họp, chưa tìm ra giải pháp tối ưu, Giám đốc nên:

A. Tìm mẫu số chung của các ý kiến, hoặc lấy biểu quyết.
B. Dùng quyền hạn, uy tín và ảnh hưởng cá nhân để dẫn dắt các ý kiến theo quan điểm của mình.
C. Chấm dứt cuộc họp, yêu cầu mọi người suy nghĩ thêm.
D. Giải lao, tạo cơ hội tìm kiếm khả năng tham khảo giữa các bên.

Câu 70: Trong quản lý sản xuất, Giám đốc cần quan tâm nhất đến:

A. Quy trình chất lượng sản phẩm.
B. Giảm các chi phí không chất lượng.
C. Phân công lao động trên cơ sở chuyên môn hóa cao.
D. Nghiên cứu việc áp dụng chế độ khoán sản phẩm hiệu quả.

Câu 71: Khi đưa ra quyết định, trước hết Giám đốc cần dựa vào yếu tố:

A. Những thông tin về môi trường.
B. Những cam kết mang tính chiến lược.
C. Những sức ép trong cạnh tranh.
D. Những biến động của thị trường.

Câu 72: Khi ủy quyền Giám đốc cần dựa vào:

A. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp dưới.
B. Lòng tin vào khả năng của cấp dưới.
C. Tính chất, yêu cầu của công việc.
D. Chức năng, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cấp quản lý.

Câu 73: Khi ra một quyết định, sai lầm lớn nhất là:

A. Dựa vào các giả thiết của cấp dưới.
B. Thiếu thông tin so với yêu cầu.
C. Chủ quan khinh xuất.
D. Quy nạp các vấn đề theo cảm nhận cá nhân.

Câu 74: Đánh giá năng lực quản lý của một Giám đốc doanh nghiệp, tiêu chí quan trọng nhất là:

A. Mục tiêu đạt được của doanh nghiệp về lợi nhuận.
B. Sự phát triển của doanh nghiệp trong ngành.
C. Văn hóa tổ chức lành mạnh.
D. Nhiều công ăn việc làm cho nhân viên.

Câu 75: Trong chức năng lập kế hoạch, năng lực của Giám đốc được xem xét bởi ba yếu tố. (a) Đề ra được mục tiêu khả thi, (b) Đề ra được tiến trình và lường trước rủi ro, (c)Đề ra được chiến lược. Thứ tự mức độ quan trọng là:

A. (a), (b), (c).
B. (b), (a), (c).
D. (b), (c), (a).
C. (c), (a), (b) .

Câu 76: Trong chức năng điều hành, năng lực của Giám đốc được đánh giá bằng các tiêu chí: (a) Khả năng ủy quyền, (b) Bằng công cụ hành chính, (c) Bằng công cụ kế hoạch. Thứ tự điểm số từ thấp đến cao là:

A. (a), (b), (c).
B. (b), (a), (c).
C. (a), (c), (b).
D. (c), (b), (ạ).

Câu 77: Điều cần có trước hết trong quyết định của một Giám đốc là:

A. Sáng tạo.
B. Tính khoa học.
C. Tính ứng biến.
D. Rõ ràng minh bạch.

Câu 78: Trong giao tiếp ứng xử của Giám đốc điều quan trọng nhất là:

A. Hiểu được sứ mệnh của mình.
B. Hiểu rõ cương vị của mình.
C. Phát hiện và giải quyết các bất cập.
D. Tìm kiếm và dẫn dắt mọi người vào cơ hội mới của doanh nghiệp.

Câu 79: Khi Giám đốc đánh giá và giải quyết sự việc phát sinh, điều quan trọng hàng đầu là:

A. Chú ý đến các mối quan hệ hiện tại của sự việc.
B. Hiểu rõ cái gì là quan trọng.
C. Xác định được bản chất, xu thế của các mâu thuẫn nằm trong sự việc.
D. Phân tích cái lợi hại của sự việc.

Câu 80: Trong phong cách lãnh đạo của Giám đốc, tiêu chí quan trọng nhất là:

A. Nghệ thuật giao tiếp ứng xử.
B. Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề sắc sảo.
C.Tinh thần làm việc tận tụy.
D. Bản lĩnh chỉ huy.

Câu 81: Cái đức lớn nhất của một Giám đốc là:

A. Cầu thị.
B. Tôn trọng luật pháp.
C. Đề cao văn hóa tổ chức.
D. Tất cả những điều nêu trên.

Câu 82: Để đào tạo Giám đốc, điều quan trọng nhất là:

A. Đặt họ vào môi trường thử thách cao.
B. Cho họ thấy phải trả giá rất cao trong việc học tập.
C. Sàng lọc liên tục.
D. Chương trình đào tạo hướng vào thị trường.

Câu 83: Phương pháp tuyển chọn Giám đốc nên là:

A. Thi tuyển.
B. Bổ nhiệm.
C. Bầu từ hội đồng quản trị.
D. Thông qua chế độ tuyển dụng.

Câu 84: Trong doanh nghiệp lớn phân tán trên nhiều thị trường, mối quan hệ quan trọng nhất giữa Tổng Giám đốc và các Giám đốc ngành là:

A. Quan hệ về quyền hạn – trách nhiệm.
B. Quan hệ xác định trong hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp.
C. Quan hệ trực tuyến chức năng.
D. Quan hệ về nghĩa vụ – lợi ích.

Câu 85: Khi ra lệnh cho cấp dưới thi hành một công việc, Giám đốc cần chú ý nhất đến việc:

A. Cung cấp cho họ đủ thông tin liên quan.
B. Cho họ hiểu rõ động lực, trách nhiệm.
C. Truyền cho họ một lòng tin cần thiết.
D. Mục đích và nguyên tắc của công việc.

Câu 86: Một doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm muốn tuyển Giám đốc mới từ nội bộ, nên:

A. Tổ chức thi tuyển theo hệ thống tiêu chí xác định giữa các Phó Giám đốc thị trường, sản xuất, tài chính.
B. Từ Phó Giám đốc thị trường.
C. C. Từ Phó Giám đốc sản xuất.
D. Từ Phó Giám đốc tài chính.

Câu 87: Một doanh nghiệp sản xuất phần mềm tin học muốn tuyển Giám đốc mới từ nội bộ, nên chọn:

A. Từ phó Giám đốc thị trường.
B. Từ phó Giám đốc sản xuất.
C. Từ phó Giám đốc tài chính.
D. Từ phó Giám đốc tổ chức nhân sự.

Câu 88: Một doanh nghiệp lớn kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, là Giám đốc bạn nên thiết kế cơ cấu tổ chức của mình theo:

A. Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng.
B. Cơ cấu tổ chức trực tuyến.
C. Cơ cấu tổ chức ma trận.
D. Cơ cấu tổ chức chức năng.

Câu 89: Một doanh nghiệp có nhiều sản phẩm kinh doanh trên nhiều thị trường, là Giám đốc bạn nên lựa chọn thiết kế cơ cấu tổ chức:

A. Kiểu trực tuyến chức năng.
B. Kiểu ma trận.
C. Kiểu chức năng.
D. Kiểu cơ cấu sản phẩm – thị trường.

Câu 90: Một doanh nghiệp cho thuê tài chính loại vừa, là Giám đốc bạn nên chọn thiết kế cơ cấu tổ chức kiểu:

A. Ma trận.
B. Trực tuyến chức năng.
C. Trực tuyến.
D. Kiểu hỗn hợp.

Câu 91: Một doanh nghiệp làm tư vấn dự án, là Giám đốc bạn nên chọn thiết kế tổ chức kiểu:

A. Ma trận.
B. Trực tuyến.
C. Trực tuyến – chức năng.
D. Hỗn hợp.

Câu 92: Để dẫn dắt doanh nghiệp trong cơn khó khăn, Giám đốc nên cho mọi người thấy:

A. Sự thành bại tùy thuộc vào nỗ lực của tất cả mọi người.
B. Sự quyết tâm và tin tưởng của các cấp quản lý.
C. Cần củng cố lại tổ chức nhân sự.
D. Cần đổi mới tư duy.

Câu 93: Một doanh nghiệp kinh doanh 8 loại sản phẩm (X, Y, Z), lợi nhuận biên tế của 3 ngành sản phẩm đó là Px: 12%, Py: 15%, Pz: 10%. Số liệu về kết quả kinh doanh gồm doanh thu (so với thời kỳ trước) và tỷ suất lợi nhuận 8 sản phẩm đó của doanh nghiệp như sau: X (90%, 10%), Y (100%, 15%), Z (120%, 10). Là Giám đốc nên quyết định rút lui đầu tư (1), mở rộng đầu tư(2), giữ nguyên mức đầu tư (3) như thế nào đối với 3 sản phẩm đó:

X: Đ: (1)
Y: Đ: (3)
Z: Đ: (2)

Câu 94: Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm, để mở rộng thị trường, Giám đốc nên chọn phương án:

A. Liên kết với các Công ty thiết kế thời trang.
B. Mở rộng marketting và kênh phân phối.
C. áp dụng chính sách giá cả mềm dẻo.
D. Liên tục nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới.

Câu 95: Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, Giám đốc cần ưu tiên phát triển nguồn lực của doanh nghiệp gồm vốn (1), kỹ thuật công nghệ mới (2), nhân lực (3) theo thứ tự:

A. (1), (2), (3).
B. (2), (1), (3).
C. (3), (2), (l).
D. (3), (1), (2).

Câu 96: Giả thiết rằng thị trường ngành xe máy ở nước V chia làm 3 cung đoạn X, Y, Z (Sản phẩm xe máy của doanh nghiệp có mức tăng trưởng thị phần và mức tăng lợi nhuận (so với thời kỳ trước) ở 3 cung đoạn đó lần lượt là X (7%, 10), Y (10%, 7%), Z (5%, 20%). Giám đốc nên quyết định ưu tiên đẩy mạnh marketting trước hết ở cung đoạn:

A: X.
B: Y.

Câu 97: Trong việc dùng người của Giám đốc điều quan trọng hàng đầu là:

A. Làm cho mọi người thấy được động lực và trách nhiệm.
B. Nắm được sở trường, sở đoản của từng người.
C. Tín nhiệm.
D. Công tâm.

Câu 98: Nguyên tắc quan trọng nhất mà Giám đốc cần nắm vững khi sử dụng tình thế.

A. Chớp lấy thời cơ.
B. Tuân theo xu thế lớn của tình thế.
C. Gắn liền tình thế với trạng thái tâm lý quần chúng.
D. Gắn vào giải quyết vấn đề trung tâm của doanh nghiệp.

Câu 99: Nguyên tắc quan trọng nhất trong thuật sử dụng lợi ích của Giám đốc là:

A. Không tuyệt đối hóa lợi ích.
B. Kết hợp hài hòa các lợi ích.
C. Thỏa đáng với trách nhiệm và quyền hạn, cống hiến.
D. Tạo ra sức ép và khích lệ.

Câu 100: Trong nghệ thuật sử dụng lợi ích, Giám đốc nên coi trọng nhất:

A. Cho mọi người thấy có được lợi ích từ trong tổ chức.
B. Công bằng và công khai.
C. Khích lệ những điển hình.
D. Giữ chữ tín.

Câu 101: Nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng quyền lực là:

A. Không vụ lợi cá nhân.
B. Dân chủ.
C. Dựa vào thể chế của tổ chức.
D. Phù hợp với phạm vi trách nhiệm.

Câu 102: Nguyên tắc quan trọng nhất khi Giám đốc áp dụng thuật giới hạn trong quản lý là:

A. Tác động đến sự vật, hiện tượng với liều lượng vừa đủ.
B. Xác định được ranh giới mà sự vật, hiện tượng chuyển trạng thái.
C. Nắm vững tính hai mặt đồi lập trong sự vật, hiện tượng.
D. Tác dụng của sự chuyển trạng thái trong sự vật, hiện tượng.

Câu l03: Công cụ quan trọng nhất của Giám đốc sử dụng trong quản lý sự vụ là:

A. Hệ thống quyền lực chính danh.
B. Hành chính.
C. Hệ thống thưởng phạt.
D. Định chế tổ chức.

Câu 104: Đứng trước một thực tế là quyết định của Giám đốc tuy được khẳng định là đúng đắn nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu nhất là do:

A. Có nhiều yếu tố bất định nằm trong quyết định đó không được loại bỏ.
B. Quyết định mang tính đường lối chung chung.
C. Quyết định không có điều kiện đảm bảo để thực thi.
D. Không làm cho mọi người hiểu rõ quyết định đó.

Câu l05: Hoạt động của Giám đốc trong chức năng kiểm tra, kiểm soát cần tuân thủ nguyên tắc hàng đầu là:

A. Thực hiện có tổ chức.
B. Thực hiện một cách thường xuyên.
C. Khoa học và hiệu quả.
D. Hạn chế tối đa làm gián đoạn đến các hoạt động thường xuyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.