Ba câu chuyện về căn bệnh của tổ chức

Ba câu chuyện về căn bệnh của tổ chức

Dĩ hòa mà bất mãn

Nhiều người trong cơ quan kia, mỗi khi bầu bán, biết mình chẳng thể giành nổi được vai vế gì nên quan niệm dĩ hòa vi quí rằng: Tớ đếch cần, ai làm thủ trưởng chẳng được. Và họ dễ dàng ghi vào phiếu bầu cái tên người mà cấp trên gợi ý. Nhưng rút cuộc không phải như họ quan niệm. Người được bầu kia ốp họ vào những điều họ không muốn, hoặc như quên mất lợi ích của họ. Điều thanh bình như họ tưởng ‘chẳng liên quan gì’ không còn nữa, và họ âm thầm oán thán, ngầm không tuân phục. Có người giải thích rằng, sự thật là: đáng lẽ người được bầu phải phục vụ lợi ích của những người bầu ra mình, nhưng hóa ra nó phục vụ lợi ích của cấp trên mà thôi. Những người còn lại vẫn tùy ý sống theo cách thuận tiện đối với họ.

Nhưng hãy nhìn vào bầy khỉ mà xem, con khỉ đầu đàn được bầu ra là do nó khoẻ để duy trì nòi giống, và có khả năng giữ trật tự được trong bầy đàn chứ không phải để kiếm rau quả cho bọn khỉ thành viên. Mỗi con khỉ phải tự kiếm sống trong cái trật tự của bầy đàn đó, và trật tự ấy cho nó cơ hội kiếm sống phù hợp với khả năng. Chúng tuân thủ chặt chẽ, tuy là bản năng, thứ quyền lực mà chúng bầu ra.

Tôi chợt nghĩ sự văn minh quyền lực của con người hóa ra phải học hỏi bọn khỉ nhiều lắm: Quyền lực tổ chức để duy trì sức mạnh chứ không phải để thỏa mãn những ý thích tự do và lối sống ngây thơ với hiện thực.


Công việc giáo điều

Một cán bộ trẻ trên phân công về làm việc tại một công ty đã được hai năm. Một hôm Giám đốc gọi lên hỏi : – Này, cậu đã làm được những việc gì nhỉ ? – Dạ em đang nung nấu ý tưởng xây dựng qui chế làm việc hướng tới một Tổ chức chuyên nghiệp. Giám đốc bảo: Ừ, tốt đấy, vậy cậu hãy làm đi.

Nguyễn Tất Thịnh

– Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp
– Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

Cùng một tác giả:

1. Nghề giám đốc, NXB Chính trị quốc gia, 2002 (sắp đăng tại chungta.com)

2. Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006 (sắp đăng tại chungta.com)

Sắp ra mắt:

3. Hành trình về Tâm linh bản ngã

Người này bắt tay tiến hành và diễn giải rất hùng hồn với mọi người về tính luộm thuộm, tư hữu nhỏ, chủ nghĩa tiện thể…vẫn thấy trong doanh nghiệp cản trở cách làm ăn lớn, sự chính qui… của doanh nghiệp như thế nào. Giám đốc thấy rất có lí. Một thời gian sau bản qui chế đó cũng ra đời, với sự hướng dẫn, giám sát của anh cán bộ trẻ đó, bắt đầu được áp dụng…

Một hôm giám đốc đi công tác về doanh nghiệp muộn, trời đã tối, thấy người cán bộ kia đang hí húi thái thịt, nhặt rau, nấu cơm trong phòng làm việc. Giám đốc hỏi: Cậu nấu cơm à? Người cán bộ trẻ hồn nhiên thưa : – Em sống một mình, nhưng tự nấu được cũng rẻ được gần năm bảy nghìn anh ạ, với lại đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị – Nhưng đây là công ty chứ có phải cái bếp đâu ? Giám đốc nói. Anh cán bộ trẻ ngắc ngứ không trả lời được gì. Nhưng từ những ngày sau tự nhiên người ta không thấy anh ta cao giọng huấn thị, đôn đốc về xây dựng tổ chức chuyên nghiệp, chính thống nữa. Giám đốc trong thâm tâm cũng không tin dùng anh ta nữa.

Một thời gian sau, anh ta xin giám đốc chuyển đi nơi khác. Bản qui chế do anh ta soạn thảo trở thành giấy lộn. Người khác về thay viết bản khác, nội dung cũng không có gì khác nhiều so với bản cũ. Mọi người coi đó như là một việc, một sản phẩm mà người cán bộ mới cần làm ở cương vị của mình, nhưng họ vẫn sống và làm việc như họ đã từng thế.


Đố kị – nguy cơ đắm đó

Một nhà hiền triết gọi đò sang sông. Người lái đò là một cô thôn nữ. Cảnh, người sinh tình… Khi mọi người đã yên vị trong khoang thuyền, nhà hiền triết cảm hứng bảo cô hãy thong thả mà chèo thuyền, và hỏi chuyện mọi người rằng có biết những vẻ đẹp và lịch sử bi hùng của con sông này không. Không ai biết cả, và ông cao ngạo kể.

Mọi người chăm chú, và cô gái nghe với vẻ ngưỡng mộ say sưa, như có vẻ quên mất việc mình đang chèo thuyền và như không để ý nữa đến ánh mắt của một người đàn ông trên thuyền cứ lặng lẽ ngắm cô từ lúc lên thuyền. Người đàn ông thấy thế có vẻ như ghen tị bèn xen vào: – Này, ông nói rất hay những điều chúng tôi chưa biết, nhưng liệu ông có biết bơi không ? Không – Hiền triết trả lời. Người đàn ông cười lớn: Thuyền đang bị thủng nước, sắp chìm rồi, vậy thì những điều ông biết vừa mới kể phỏng có ích gì với ông nữa? Nhà hiền triết mặt thất sắc, hốt hoảng…

Cô gái nhỏ nhẹ:
– Thưa ông, thuyền em, em biết, việc em, em làm không khiến mọi người phải sợ. Nhà ông kia nói nó thủng nhưng không vì thế mà nó thủng, những điều của con sông này không vì ông nói mà nó có, ông không biết bơi nhưng đã nói những điều đẹp đẽ có thật khiến người chưa biết như em thấy thích thú, còn nhà ông kia tuy biết bơi nhưng nói những điều không có thật khiến người chưa biết phải sợ hãi.

Xin ông cứ kể tiếp đi, nhưng cũng đừng khơi nên sự đố kị, nếu vậy thì đắm đò cả đấy ông ạ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.