Cuộc sống ! Đừng ảo tưởng
– Là…Thì… ( Bạn được gọi như một Danh Từ ) phản ánh sự Định Danh của Cuộc sống cho (A) bởi những gì chính (A) khẳng định
– Như…Thì… ( Bạn được so sánh như một Tính Từ ) Phản ánh sự Định Phận (A) được Cuộc sống chấp nhận như thế nào bởi cách (A) đã thể hiện
– Nếu …Thì…( Bạn là chủ thể của một Động từ ) Phản ánh sự Định Công của Cuộc sống cho (A) sẽ thực nhận được gì từ Hành vi của (A) làm trước đó
Nhưng Cuộc sống là ‘phi tuyến’ nên diễn biến ở những dấu ‘…’ đó thật phức tạp muôn hình vạn trạng, rất nhiều khi từng người trong đó không thể hình dung được thực ra sẽ như thế nào mà để biết nên sống thế nào đúng cho đặng. Tất nhiên khi môi trường sống bên ngoài tốt lành thì tính ‘phi tuyến bất lường’ giảm đi rất nhiều, từng người có khả năng tự điều chỉnh được dễ dàng và tích cực hành vi sống của mình, và nếu bất cập điều gì thì họ sẽ luôn bắt đầu xem xét và điều chỉnh từ chính cá nhân mình. Buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà đi học, Mẹ thằng bé 10 tuổi dặn kĩ con : Xã hội quá láo nháo , con nhớ đi đường cho cẩn thận nhé. Thằng bé mệt mỏi đáp lại bản năng : Mẹ bảo xã hội láo nháo thế thì đi cẩn thận là phải đi thế nào hả mẹ ? Tóm lại không tin được gì, người mẹ phải đưa đón con đi học hàng ngày kể cả khi nó 18 tuổi. Trong khi hàng ngày có thể thấy trẻ con Nhật Bản. bắt đầu đi học là có thể đến trường một mình
Trong bài này tôi không viết về ý trên, mà nhằm vào nói về nhận thức và cách ứng xử trong quan hệ với con người xung quanh hàng ngày, của không ít người trong xã hội…Chí ít như một niềm thông cảm và chia sẻ nỗi xót tâm họ gặp phải…Tôi muốn nói : có thể thay đổi được tích cực hơn nhiều từ việc thay đổi lại nhận thức…
Đừng nên ảo tưởng mà thuần túy hi vọng rằng Mình cứ …như thế…rồi mình sẽ…..như thế. Hoặc ngu ngơ mà tin và tuân thủ máy móc những điều ‘thực ra không phải vậy’…để khỏi rơi vào sự thất vọng, hay lụy thuộc vào những điều khác ngoài Bản thân mà thực ra ta không chắc có hay không kiểm soát được.
Có thể mô tả bằng những ví dụ về quan niệm và cách sống một chiều mà sự sai lầm của nó nằm ngay trong những bất cập và nghịch lý có thật như sau :
– Ta được dặn là ‘Gái có công Chồng không phụ’ để hết lần này đến lần khác miệt mài lam làm mà nhường nhịn chịu thiệt trước cái Khôn ‘ăn người’ của kẻ khác, tha thứ cho họ và tự huyễn hoặc mình trước bao nhiêu lần bi phụ bạc ….Cứ thế…ban đầu là tự mình và sau phải bị đẩy lùi mãi đến chân tường… Cuối cùng khi trắng tay mới biết chỉ còn cách ra khỏi cửa để đi hẳn mà thôi
– Tốt một lần, và với người vãng lai, Ta được khuyên hãy như là ‘cho đi’ để thoải mái và giàu có tấm lòng. Nhưng với những người hàng ngay chung sống, Ta cứ thế mà tốt vô điều kiện , sẽ nuôi dưỡng tính ích kỉ của kẻ khác , dần dà kẻ đó đã xấu đến mức đương nhiên hưởng thụ không muốn thấy khó khăn , không thể chấp nhận được lý do khác , không chịu nổi một chút điều kiện, không thể dung thứ việc bớt đi tí gì vì Ta.
– Ta đã hi sinh Bản thân, nên một chút quên đi hay lỡ buông tay những quyền rất cơ bản của Cá nhân, không biết rằng đó là thứ dễ bị lấy mất hơn mọi thứ khác trên đời. Vì vậy một ngày nào đó Ta mong mọi người nhớ, hay tự mình thể hiện một chút quyền bình thường như kẻ khác cũng khiến bị Người coi là đòi hỏi, là hết tận tâm… Suốt đời vì Người để khi cạn sức, có đòi lại được quyền của mình nữa không ?.
– Ta vốn bình thường, nên có nhu cầu tự nhiên được sống như mọi người khác. Cho đến một hôm nào đó Ta bị đưa vào các ‘Khái niệm’ / ‘các Biểu tượng’…với những hình ảnh và ý nghĩa khiến Ta luôn phải cố hành động theo cách phù hợp với điều Người đã quàng vào cổ Ta… như dây thòng lọng, nếu thay đổi sẽ bị xem như thay lòng đổi dạ hay phản bội mà bị rút dây
– Ta bị dạy là cố gắng hiểu Người để lựa mà hành động cư xử…Mới thấy nhiều điều trong đó của Người là quá riêng tư, có biết bao nhiêu vô lý, rất nhiều không thể thay đổi, và có những cái lại không hiểu nổi, khó mà cảm thông cho được…Thay vì phải đề ra qui tắc chung cho những sự khác biệt và ai cũng có thể dễ dàng tự điều chỉnh trong đó. Ta bức xúc vì không ai được như ý, thế là xung đột
– Sống hiền theo nghĩa là cam chịu trước những cư xử không thỏa đáng với mình, cứ tưởng mọi việc nhờ thế sẽ êm đi. Thực ra không có tác dụng cải hóa được ai, chẳng thể cứu giúp được sự bất công đối với kẻ khác và tự dẫn mình đến chỗ trở thành nạn nhân. Vì cái xấu, điều vô lí nếu không được ngăn chặn, thậm chí nó còn được thỏa mãn thì nảy nở ghê gớm lắm
Trong quan hệ cư xử với những người khác, Ta nên cần có những nguyên tắc sau :
– Không bao giờ là ‘kẻ gây chuyện trước’. Nếu có ‘chuyện không hay’ xảy ra lại nên bắt đầu trước từ bản thân mình để tìm cách hóa giải
– Rõ ràng về hành vi, mềm mỏng về thái độ, văn hóa trong ứng xử, tuyệt đối về danh dự, triệt để về giải pháp, quyết liệt khi thi hành
– Thấu hiểu luật Nhân Quả ( với Ba cặp nêu trên Là / Như / Nếu…Thì…) để điều chỉnh mình và có khả năng thực thi chúng đến nơi đến chốn khiến Người phải tôn trọng Bạn
– Nhìn nhận mọi điều không nên ‘Cải lương hóa’ và bị mềm yếu bởi điều đó. Nếu không vượt qua được sự khắc nghiệt của trò chơi cuộc sống thì phải ‘hát cải lương rong thôi’
Vì vậy các Bạn thử ngẫm nghĩ điều tôi chiêm nghiệm về 5 Năng Lực cần thiết nhất của Con người ( chữ đỏ ) trong Slide dưới đây: