‘Tam giác Triết học’ về Giá trị sống của Bạn

‘Tam giác Triết học’ về Giá trị sống của Bạn

TÔI MUỐN ‘NHẤT THỂ HÓA’ NHÂN SINH QUAN VÀO THẾ GIỚI QUAN !
Tôi ‘nhất thể hóa’ ý nghĩa minh triết của phương Đông và phương Tây về ( Nhất Nghi, Ngũ hành, gắn với tính biểu trương khoa học của Tam giác toán học Pascal nổi tiếng ), nhằm mô tả giá trị sống trong cuộc đời của một Con người trưởng thành ! Qua đây tôi muốn nói rộng hơn về nguyên lý trong Thế giới : đã là quy luật thì có thể tồn tại một mô hình nhất thể nào đó, và con người luôn muốn tìm ra nó ! ( ý tưởng vĩ đại cuối đời của Alber Einstein đi tìm sự nhất thể các Trường của Vật chất cũng thế ! Bài sau tôi sẽ viết về sự nhất thể đó : Khối lượng, Năng lượng và Thông tin của Vật chất)
1. Tam giác Triết học : Từ Nhất Nghi đến Ngũ Hành ( từ Đạo Đời phát tỏa hướng dẫn sống hàng ngày ), và từ Ngũ Hành đến Nhất Nghi ( sống hàng ngày như thế nào để đạt được Đạo Đời ) ! Trong đó Đáy của từng Tam giác nhỏ làm nên đỉnh của Nó. Liên kết các Nội hàm trên đáy của Nó củng cố toàn diện đỉnh của Tam giác lớn hơn !

2. Trong Năm tầng Tam giác triết học trên, thì Giá trị ở từng Nội hàm ghi trong ô tròn là điều mỗi người xác định theo đuổi, sẽ là gì, như thế nào ( Tử số ). Còn Mẫu số chính là ( Thời gian và Tiền bạc ) – là thước đo giá tri về cuộc sống lao động mà Họ cần hiện thực ), vừa là điều kiện Cần và Đủ để làm tiếp nên đươc một trình độ mới ở Nội hàm khác trong ô tròn phía trên

3. Ý nghĩa của Tam giác triết học còn ở chỗ : trong từng Tam giác nhỏ ( hay lớn hơn ), Nội hàm ở đỉnh đồng thời là ‘đồng nguyên ( có ý nghĩa thống nhất ) của những Nội hàm nằm ở đáy của Tam giác nhỏ đó ( ví dụ : Công ích & Công quả đích thực có ý nghĩa thống nhất là chuyển giao được / hay ví như Thành đạt là đồng nguyên của sự phấn đấu Xã hội và Tổ chức mà Bạn trong đó )


4. Nên :

a. GIÁ TRỊ SỐNG TOÀN DIỆN của Bạn là Phân số = ( Tử số / Mẫu số ) trong Một Tam Giác cụ thể ! TỬ SỐ là những giá trị / điều Bạn theo đuổi, chuyển hóa thành bởi Giá trị đã đạt được ở các Nội hàm ở đáy Tam giác, là tổng MẪU SỐ ( là ‘đích / giới hạn’ của những giá trị / Điều Bạn đặt ra )! Nếu đảo ngược ý nghĩa của Tử và Mẫu số, Bạn dễ rơi vào nghịch lý ‘ không biết đến bao giờ, đến bao nhiêu’ là đủ ! Bởi như trên nói : giá trị Bạn có ở từng Nội hàm gắn với mức ‘Thời gian & Tiền bạc’

b. MẪU SỐ: luôn là hữu hạn ( nếu Bạn cố sống dai về Thời gian , hay làm ra thật nhiều Tiền thì Phân số bị bé lại ), nhưng nếu MẪU SỐ quá bé thì giá trị của TỬ SỐ tuy không đáng được bao nhiêu đã cho Bạn cái cảm giác ‘hoành tráng’ giả tạo ! Vì vậy MẪU SỐ nên là giới hạn ‘vừa đủ & cần thiết’ Bạn từ đặt ra, nên ở mức cho ở cái tuổi ‘tri thiên mệnh’ của đời người ( 50 tuổi ) ! Từ đó nếu TỬ SỐ của Bạn lớn thì giá trị Phân số của Bạn càng lớn

c. TỬ SỐ : với năng lực mỗi người cũng là những giá trị hữu hạn ( khác nhau ), nhưng cần là xác thực. Vì thế nhỏ cũng được, và trong từng khỏang giá trị nhỏ của MẪU SỐ cho chính Nội hàm đó ( Thời gian & Tiền bạc ) Bạn vẫn có thể có được giá trị của khá lớn của Phân số Đơn. Vì thế Bạn nên hiện thực bằng những giá trị đích xác mà Bạn định nghĩa và hoạch định là gì ! Nếu Bạn có Mẫu số càng lớn thì Tử số sẽ phải càng lớn.

5. Vận dụng vào Tam giác :
 
a. Nói đến giá trị sống của một người trong hiện thực của đời sống xã hội : gắn với hai phạm trù cơ bản nhất là ( Thời gian & Tiền bạc ) theo nghĩa : 5 Điều ( Học tập + Sức khỏe + Lao động + Bản thái + Giải trí ) mà mỗi cá nhân cần nỗ lực thể hiện theo Thời gian và phải tạo ra giá trị quy thành Tiền ( hai phạm trù này vì thế đều là thước đo và thách đố của Giá trị sống trong một xã hội – kinh tế rất thực ). Ví dụ Bạn ốm thì mất Tiền mà mất Thời gian cho nhiều việc có ý nghĩa khác, ngược lại nếu Bạn khỏe thì Bạn sẽ sử dụng Thời gian hữu ích và làm ra thêm Tiền để hiện thực mưu cầu và ước nguyện của mình…..
b. Nhìn vào một Tam giác nhỏ bất kì, ví dụ Tam giác ( Công quả, Thành đạt, Hạnh phúc ) có nghĩa : Sự Thành đạt và Hạnh phúc thực sự của một người phải có Công quả ! Nếu không thì chả có tích sự gì, chỉ là hư huyền ! Người có Công quả thì mới cảm thấy sâu sắc sự Thành đạt và Hạnh phúc của mình chứ không phải là trạng thái kí sinh hay dương dương tự đắc, ngộ nhận tự sướng…. Nhìn tiếp xuống đáy với Tam giác to hơn là ( Xã hội, Tổ chức, Gia đình ) thì : cái nền tảng của Công quả đó là người đó cần có, nỗ lực hiện thực và khẳng định năng lực bản thân một cách hữu ích trong Ba thứ đó…
c. Công quả là giá trị được chuyển hóa ( lượng đổi chất đổi ) từ hai giá trị Thành đạt và Hạnh phúc ! Hai giá trị ở đáy Tam giác càng nhiều càng hay thì gần như là ‘tự nhiên’ Bạn càng thôi thúc muốn biến nó, tạo nên thành Công quả càng lớn ! Từ đó, giá trị sống của Bạn, nói chung nên là tập hợp các giá trị vững chắc ( Ba chân kiềng ), nên nó phong phú, bổ trợ tốt cho nhau, để cuộc sống được tạo nên trên ba chân kiềng đó Bạn ‘bày biện’, phát sinh được những niềm sống thú vị, có thực, ý nghĩa….
Tôi viết theo cách như trên không chỉ là diễn đạt phức tạp hóa những Nội hàm thông thường, mà muốn mô tả, phát triển sự hay ho vốn có trong Trí tuệ của chúng ta, mà để hiểu sâu sắc, và tính triết học về Nhân sinh Quan của mỗi người trong Thế Giới quan chung. Cách như thế để ai đọc sẽ tiếp tục hành trình tư duy và cách sống của chính họ, theo cách của mỗi người !
 
Mai đến ngày Quốc tế lao động tôi tặng ai đọc một đoạn đối thoại :
Một người đàn ông bận rộn cần lao tối ngày không biết đến nghỉ ngơi…Anh ta thường xuyên phải đi xa làm ăn. Bạn thương hại hỏi sao anh ta phải thế, anh trả lời : tôi phải cố gắng kiếm tiền cho vợ nuôi con tôi được sống tốt và học hành đàng hoàng. Nhiều năm trôi qua, thấy kinh tế nhà anh đó đã khá lắm, nhưng anh ta lại vò võ xa nhà, cố làm việc kinh khủng hơn trước, bạn lại hỏi : sao phải vậy, anh ta trả lời : tôi phải tích lũy được nhiều tiền hơn cho con tôi đi học nước ngoài để tốt hơn cho sau này. Bạn hỏi : thế còn thân anh? Anh không sống cho mình à ? Cứ có tiền là con anh sau này sẽ thành đạt hơn người sao ? Anh không tìm được gì có ý nghĩa hơn việc làm quần quật có nhiều tiền à ? Anh ta nói : Bạn đâu có cảm được những điều mà tôi đang có !? Nhờ bôn ba lao động bấy nay tôi đi khắp thiên hạ, hưởng được nhiều sản vật, biết đến bao nhiều điều hay ho của xã hội, tôi đã làm nhiều điều công ích thiện nguyện thì tôi mới giàu lên được chứ, mới thấy lao động là không khổ, mới không sợ cái già nua của tuổi tác chứ ! Tôi lao động hết mình nên biết Tiền không phải là tất cả, không thay thế được bản thân ai, nhưng có nó thì thuận lợi hơn. Tôi là cha, nghề của tôi là lao động, làm những điều hữu ích ra tiền. Hàng ngày tôi như thế, thì dù ở xa vẫn chuyển được tinh thần cho con tôi, đem lại kết quả có ích cho tương lai của con tôi, và cho nhiều người khác tôi muốn giúp đỡ ! Và không gây hại, vì Tiền đó bằng thời gian lao động thấm đẫm lương tri và mô hôi của tôi…. Những việc tôi vừa kể với Bạn thật ra cũng không cần nhiều tiền lắm đâu, nhưng sức tôi không làm ngay được ra nó, nên cần bền bỉ, và không chỉ con tôi cần đến, nên tôi vẫn làm việc… hơn nữa lao động của tôi mà không ra tiền thì có nghĩa là tôi thất bại, mọi người cùng làm với tôi ẽ buồn lắm lắm, xã hội loạn cũng không tệ đến thế…. Chỉ vì tôi đọc thấy trong câu hỏi của bạn nó mới có ý đơn giản là : tôi khổ lam làm vì kiếm tiền để làm gì… và bạn mặc định ý đó, với cách nhìn đó mà hỏi thôi nên tôi cũng chỉ trả lời chia sẻ với bạn đến thế mà thôi ! Này bạn ! Người như tôi hiểu mọi nhẽ các câu hỏi, và có trong cuộc sống mình mọi câu trả lời đấy ! Tôi chắc vợ con bạn không thích những câu hỏi của anh đâu, mà thích những câu trả lời của tôi bạn ạ !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.