Từ Tạo Hóa đến Đạo Phật
ĐẠO PHẬT LÀ CÁCH TIẾP CẬN NHÂN SINH ĐẾN TẠO HÓA !
Tạo Hóa tạo ra cái gì ? điều gì ?
1. Vật chất vô tính ( không năng lượng / không khối lượng / không xác định / không tính chất / dạng tối giản )
2. Và 2 quy luật ‘Nhị nguyên’ cơ bản ( Ngẫu nhiên / Bất định ) . Sau đó thông qua chuyển động của vật chất vô tính bởi 2 quy luật Nhị nguyên đó, dẫn đến là 5 Quy luật Ngũ hành ( lượng đổi chất đổi / Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập / Bảo toàn VC & NL ) / Phỉ định của phủ định / Nhân Quả ) thiết định động Thế giới
3. Tiếp đến là sự hình thành Vũ Trụ với các hệ cấu trúc ( Thiên Hà, Thái Dương Hệ….như khoa học Thiên Văn đã từng được biết
4. Thời gian và Không gian…theo đó mà giãn nở, phát triển cũng Vũ Trục : từ tuyến tính đến phí tuyến và hình cầu…Cho nên Vũ Trụ là một khối cầu vô cùng là vậy
Sau này trong Vũ trụ mênh mông đó mọi sự khác sinh ra, biến hóa, phản ứng này nọ là hiệu ứng tất nhiên của 5 Quy luật Ngũ hành nói trên. Bởi vậy sinh ra Sự gì thì không phải do Tạo Hóa mà chính là do chuyển động của vạn vật ( tương tác / tương hỗ / tương sinh / tương khắc / tương chế ) nên sinh ra các hiện tượng khác nhau mà thôi
Anh Huy Minh đưa ra ý tưởng ‘Tạo Hóa lập trình’ …thật là tuyệt vời về tư duy ! Về phương diện tư duy tôi hoàn toàn tán thành ý tưởng đó !
Sự lập trình đó rõ ràng là ‘ảo’ là ngoài, là trước thế giới vật chất có sẵn ( như hệ thống máy tính ) nhưng tác động ‘điều khiển’ vạn vật lại là thật. Sự lập trình đó ngụ ý năng lực siêu nhiên, siêu thức, siêu phàm của Tạo Hóa ! Và có lẽ chúng ta không bao giờ biết được Tạo Hóa ngự ở đâu, là gì trước khi sinh ra Thế giới này ! Tuy nhiên sự lập trình đó có lẽ phải tuân theo : các quy tắc nhất định ! Mà thế là có tính logic rồi ! Hễ có tính logic thì trí tuệ con người có thể tiệm cận và hiểu….Sự lập trình đó của Tạo Hóa có trong một thể vật chất nào không ? Có tốn năng lượng không ? Mất bao lâu ? Có lẽ những chuỗi câu hỏi đó lại là vòng luẩn quẩn mà con người bị vây hãm trong vòng kim cô về cách tư duy của mình nên không thể trả lời được Tạo Hóa là gì, từ đâu ra, như thế nào …? Nếu trả lời được những câu hỏi như thế thì ý tưởng, hay khái niệm ‘Tạo Hóa lập trình’ của Huy Minh sẽ tự nhiên là đúng !
Tôn giáo là có thật ! Niềm tin , tín ngưỡng là có thật ! Vậy cái cội nguồn, căn cớ, nền tảng của những Tôn giáo đó có thật không ( ví như Thượng Đế, những thuyết siêu thoát, luân hồi…Thiên đàng…mà quỷ… ) ?
Bạn Tiến Anh trích dẫn câu viết rất sắc xảo và nổi tiếng của A.Einstein khi cuối đời ( vì vốn dĩ Ông không theo và luôn tự nhận không theo bất kì Tôn giáo nào ) . Theo tôi : Phật Giáo có lẽ bao trùm được mọi thứ Tôn giáo khác bởi chứa đựng được : ( Lý giải mở về Thế giới và kiếp người + Tính cân hòa nhân văn như một giải pháp thực tế trong đời sống + Tính khoa học bởi đúng với 5 Quy luật Ngũ hành ).
Niết Bàn là một trạng thái của ‘Tinh Thần’ ( Minh Huệ và Siêu Thoát ) chứ không còn gắn với ý niệm về vật chất ( trong khuôn khổ của con người Phật Tổ, hay như khối vật chất của nó được gọi là Tòa sen ). Ở đó Minh Huệ và Siêu thoát liên thông với nhau tuyệt đối. Minh Hệ nên Siêu Thoát, và ngược lại. Với con người cụ thể, các năng lực siêu nhiên nhất định tiềm ẩn trong họ bị tổn thất, hay đóng kín mà dần mất đi ( do những cách sống sai, niềm tin vào bản thân không có, hiểu biết kém về các quy luật ), nên Minh Huệ rất hữu hạn vì thế Siêu thoát được ít ỏi. Điều đó giải thích tại sao rất ít người đoán được Tương lai của mình, lại càng ít hơn khi hình dung được cụ thể và định vị đúng mình trong tương lai nào đó. Đạo Phật là thứ Đạo giúp người ta hình dung được Tương lai tốt hơn ( nhân sinh hơn, thực chứng hơn, khoa học hơn ) các Đạo Giáo khác… Vì sao ? Vì trong Đạo Phật có 5 CHỨNG đúng như điều tôi nhận xét trên :
– Chứng kiến : ( đứng bên ngoài ) nhìn thấy nó mà tin ràng nó đã thế
– Chứng thực : ( thâm nhập vào ) dùng bản thân mình để chứng minh là nó thế
– Chứng nghiệm : ( bằng phương pháp thực chứng ) hành động với nó mà tin rằng nó là thế
– Chứng giám : ( khảo sát với yếu tố liên quan ) phát hiện được sai lệnh của nó so với nó
– Chứng ngộ : ( ứng dụng vào bản thân ) hiểu về nó mà tin vào quy luật của nó phải thế
Ví dụ về ‘SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG’ theo tinh thần Đạo Phật : Gọt nước rơi trên lá Sen. Làm đẹp thêm nên về hình ảnh nhìn thấy, nhưng lá Sen vẫn là nó thôi, khi giọt nước trôi đi, lá Sen dường như không thay đổi. Nếu là khác thì thấy các dấu vết ( ướt hay nhàu, vết rạn…). Tạo Hóa không lập trình ra cái thời điểm có hạt nước rơi trên lá Sen đâu, mà do 5 Quy luật Ngũ hành thôi. Và bài này tôi ngụ ý viết : Tạo Hóa là đỉnh núi duy nhất, các Tôn giáo là cách đi lên đỉnh núi đó từ các hướng, và xuất phát điềm cuộc sống Trần gian khác nhau, thì trong đó Đạo Phật là cách hữu thiên hữu nhiên hữu lý hữu tình hơn cả !