Nghĩ về ( +/-/x/: ) và duy ý chí !

Nghĩ về ( +/-/x/: ) và duy ý chí !

DUY Ý CHÍ TUY CÓ MÀU SẮC TRÍ THỨC, NHƯNG BẤT CHẤP QUY LUẬT !
Tôi sử dụng chữ viết tắt cho 1 từ, phiếm định ! Như muốn chia sẻ nỗi niềm của nhiều người Dân khi ngại nói về tên biển, tên đất vốn thuộc về mình, phải tránh hay gọi ’chại’ đi ! Cũng một thời chúng ta không được nói đến ‘Thất nghiệp’ mà nói là ‘lao động dư dôi’ / nói về ăn cắp của Công thành ‘thất thoát’ / nói về ‘đói’ héo ruột là ‘đứt bữa’…
 
(A) 1 + 2 = ?
Phải hiểu (1) là Ta, (2) là Công nhân và Nông dân ! Còn sau dấu (=) ư ? Vô cùng lớn nhé ! Phải hiểu dấu ( =) là chuyên chính ! Là sự lãnh đạo ! Rồi là muôn thành tựu ! A ha !
(B) 1 x 2 = ?
Ý nghĩa của việc này thực ra là ‘nhân bản’ hiểu chưa !!! Cái tinh thần của (1) ta củng cố (2) , rồi đi vào 3,4,5…vô vàn…để trở thành phổ cập, thành lực lượng cách mạng ! ô hô…
(C) 2 : 1 = ?
Kẻ nào định chia (1) ??? Để xem có âm mưu gì ở đây không mà đòi thế! Nhưng trong (2) vốn đã đậm đặc ta thì vẫn là chính Nó thôi! nếu không ta đảo lại cho tất cả bị bé vụn lại ! e hèm…
(D) 2 – 1 = ?
Á à… ( -) à ??? Liệu hồn ! Nhưng đây gọi là thanh lọc ! Là tiễu trừ, nghe chưa ! (1) ở đây không phải ta đâu, mà là 1 ai, 1 ý, 1 việc…không thuộc là (2) nói trên thì loại ngay ! Ư hừm !
Thấy chưa ! Ta trên cả khoa học, toán học tầm thường, ta là triết học ! Ta là nhất, là là quyền lực ! Thế thôi ! Nhưng ta công nhận ta rất không thích phép chia và trừ ! Ta ghét con số nhỏ, căm thù con số âm, vì lúc đó có những cái làm méo mó khái niệm ( 1) ban đầu thiêng liêng của ta…
…….
Tôi viết như trên để thấy quá trình tha hóa của cách diễn giải, bởi lý luận duy ý chí ( lấy quan niệm về con số làm ví dụ ) ! Sự tha hóa nội thân , bởi ngay những người cố cho mình cái quyền định trị. Vì thực tiễn cuộc sống không cố ép uổng được như vậy ! Và thấy rằng:
Qua diễn giải A thì ( 1) là xác định – cải hóa
Qua diễn giải B thì ( 1) là biến định – biến hóa
Qua diễn giải C thì (1) là phân định – phân hóa
Qua diễn giải D thì (1) là bất định – tha hóa
Toán học thuần túy thì rành mạch, các phép tính có thể hai chiều thuận đảo. Nhưng với lý luận trên thì ‘đảo lại’ có nguy cơ ( ví dụ ai có ý nghĩ 2 : 1 chẳng hạn dễ bị xem là phản động, trong khi nếu nói 1 : 2 thì chưa nguy hiểm lắm ! Hay câu ‘ý Đ lòng Dân’ thì được, nhưng đảo lại lòng Dân ý Đ thì gay đấy ! ). Có vẻ trôi chảy suy diễn với mệnh đề (A) và (B) đảo, nhưng đến (C) và (D) đảo lại phép tính, dễ thành trí trá, với những người cố nhận mình là (1) khó chịu và khó chấp nhận cho được !
Ví dụ điển hình về ‘những phát minh’ của duy ý chí :
 
– ‘Ao cá Bác Hồ’ : (1) + với muôn con cá giống loại tốt nhất = những con gì sau đó ?
– ‘Làng văn hóa’ : (1) x muôn nơi như thế khắp nước = những kết quả gì sau đó ?
– ‘Tập đoàn kinh tế’ : ‘n Nó’ : (1) để Nó luôn là Nó / hay (1) : ‘n Nó’ làm tất cả vụn ra ?
– ‘Những đợt cải cách’ : (2) – nhiều người vốn từ (1), để chất luôn nhỏ hơn (2)
……………..
Nhiều kẻ ma giáo có tri thức không hề tầm thường ! Có thể biến đảo các khái niệm ! Nhưng Trí thức chân chính học cách tuân thủ các quy luật để tìm thấy sự phát triển văn minh ! Tôi suy nghĩ về 4 phép tính ( +/-/x/: ), theo quy luật vốn có của chúng, với thực tiễn phát triển của cuộc sống : (+) dồn tụ những giá trị / (x) kích tác mọi tiềm năng / (:) thấu tốt từng việc nhỏ / (-) loại bỏ hậu quả xấu. Thế thôi ! Và nếu có ý chí thực sự khoa học, mạnh mẽ và cho lợi ích xã tắc thì nên làm như thế !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.