Lao động và Nghề Nghiệp !

Lao động và Nghề Nghiệp !

LAO ĐỘNG LÀ CÁCH DUY NHẤT KIẾN TẠO TƯƠNG LAI !
Nguyên một Tổng Giám đốc FPT tâm sự trong hội thảo với chúng tôi : Cả ban Lãnh đạo Công ty anh ấy buồn bã rời khỏi nước Mĩ vì thất bại trong đàm phán, không làm đối tác thừa nhận nổi những giá trị của mình. Khi transit ở sân bay Hồng Kong gặp và trò chuyện với một nhóm các cô ‘Oshin’ ở Đài Loan…vui vẻ hớn hở về thăm quê vì họ có thu nhập tốt, cạnh tranh được với người Philipine trong nghề này…Họ được những chủ gia thành đạt công nhận là hữu ích….Tôi thấy tức cười và chán với niềm tâm đắc của anh nguyên TGĐ FPT đó rút ra rẳng : cần phải học triết lý ‘ văn hóa nếm thức ăn khi nấu khiến các món vừa vặn đúng ý chủ của Oshin Việt nam, chứ không máy móc quy trình hóa như các cô Philipine..’ . ( Trước đây một anh Phó TGĐ FPT cũng ngợi ca và viết sách ‘triết lý người quét rác’ để đi rao giảng về ‘cách làm giàu ) ! Tôi muốn thoát khỏi sự ngao ngán đó, bỏ bản viết tham luận sẵn của mình hôm đó, chuyển sang nói vo trước diễn đàn về “ văn hóa người Việt phải học cách lao động, hướng tới Nghề Nghiệp,…với mong muốn có chút định hướng đúng về tinh thần lao động ! các Giám đốc đừng nên lấy triết lý ‘Oshin’ hay ‘người quét rác’ làm hay, dù nên suy nghĩ về cách của họ, nhưng có phương pháp khoa học, chuẩn chỉ từ cái nhỏ để làm nên điều lớn, được thừa nhận trên toàn Cầu !
……………..
– Đã là con Người thì cần và phải lao động ! Lao động là định mệnh tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất, đáng giá nhất trong quá trình sống, trong số phận của con người, để thỏa mãn hiện tại và là cách duy nhất kiến tạo ra tương lai tươi sáng hơn cho mình ! Lao động là quyền và lợi ích căn cốt nhất của mỗi người trưởng thành ! Hơn nữa là hạnh phúc lớn lao khi thành công ( nên Quả ) , thành đạt ( nên Nhân ) trên con đường lao động
– Cách lao động phản ánh sự thật về mỗi con người và trình độ của các tổ chức cho đến quốc gia. Trong quá trình đó, không thể dối trá hay cố tô vẽ cho được khi không có giá trị xứng đáng được người khác học hỏi và nhân bản. Khoảng thời gian kì lạ ’30 năm kể từ khi ai đã chính thức chọn cho mình một Nghề’ là tối đa để phơi trần ai chỉ là may rủi, kẻ nào trọc phú nhất thời, người nào có thành tựu thực sự….mỗi người đều được định giá và đời sống sẽ định vị đúng danh là ai ! Đồng thời cũng là thời gian nhân quả do tính chất họ đã lao động như thế nào !
– Nhưng lao động phải được thực hành với tư cách một Nghề : có tri thức, có chuyên môn và các kĩ năng chìa khóa , khả năng riêng biệt , phẩm chất đặc thù… được đòi hỏi trong quá trình làm ra các kết quả hữu ích, hướng đến các sản phẩm xã hội với mục tiêu cống hiến . Hơn thế, vượt lên cách làm việc kiểu cá nhân, sự cảm tính, kinh nghiệm tự phát chính là biết cách tổ chức và quản trị…thay đổi cải tiến liên tục những phương pháp để tiết kiệm, chất lượng và hiệu quả hơn
– Tiền nhân thường nói: hành Nghề hóa Nghiệp, đến khi Người được Nghề chọn thì Nghiêp sẽ thành ! Làm Nghề giỏi nên Người hay. Hơn cả ‘nhất nghệ tinh nhất thân vinh’ , Người say mê theo đuổi chí cốt một Nghề không những chẳng bao giờ lo nghèo đói mà sẽ tìm được triết lý nhân sinh bừng nở cuộc sống tinh thần của bản thân! Làm Nghề cho thấu đáo, thực tận tụy, đẩy tới tới tột cùng…thì rồi cũng có ngày đạt tới cái ‘Thần’ của Nghề
– Thần của Nghề chính là tìm thấy quy tắc có khả năng và điều chỉnh được thuận và đúng các quy luật từ trong nó, bên ngoài nó từ đó phát huy thành sức mạnh mới trong sản phẩm làm ra . Như hiểu thấu về quy luật ‘Vạn vật hấp dẫn, để làm ra Tên lửa vũ trụ vậy ! Làm Nghề gì cũng thế, đã đạt đến cái ‘Thần’ của nó tức là đã phá bỏ được mọi sự ràng buộc giáo điều , là người tự do bởi hiểu được cách đi qua các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, hóa giải được Nghiệt, không còn gì có thể ngăn trở giữa mình với cái Đích!
– Lao động, ở bất cứ vị trí nào, nếu chỉ dùng tiểu xảo, trên cơ sở những văn hóa thấp kém, hoặc sử dụng những năng lực phi văn minh…thì có thể chỉ đủ cho khỏi đói, hoặc chỉ thoát nghèo, hay có tiền hơn người…không đáng học tập, tuyệt không thể ngưỡng mộ. Tôi biết nhiều vị có chức tuyệt cao trong các Doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước không dám đứng trước đám đông bình thường, thuyết giảng về cách anh ta lao động và giàu có, cũng như những’kinh nghiệm làm việc ’ của mình và phương pháp của Cơ quan…

Làm Nghề gì cũng có thể có ‘triết lý’ riêng, hình thành lối tư duy mang tính ‘kim chỉ Nam’ để hướng đạo cho cách xử lý mọi điều, khơi gợi ra giải pháp nào đó trong những hoàn cảnh khác nhau…Nhưng bản thân người ít tri thức, trình độ lao động thấp ( như những người được gọi là Oshi hay quét rác ) khó tự tìm ra triết lý đó cho được. Nhưng thật tệ nếu người có chức vụ cao của tổ chức doanh nghiệp cơ quan lớn lại ‘triết lý hóa’ cái thói quen tủn mủn, để thấy tâm đắc mà áp dụng vào việc lớn thì chúng ta hiểu tại sao một quốc gia lớn mà vẫn nhỏ !

Sự Lao động cơ bản phải là hướng đến những phạm trù : tính chính thống, niềm tự cường, sức sáng tạo, tinh thần vượt khó, ý chí bền bỉ, hoàn thiện cuộc sống, tìm thấy ý nghĩa nhân sinh phổ quát…mà trẻ con cho đến người già, tổ chức bé cho đến quốc gia lớn đều thích thú, muốn dựa vào như là ý hướng chủ đạo với nội dung sáng tỏa, thôi thúc, vươn lên, hướng thiện…: ’Tổ chức của chúng ta, như con tàu đi đến các bến cảng, với tất cả mọi người, mọi thứ đều cho hành trình mục tiêu lớn lao và cao cả ! Trong đó Bạn hãy Lao động hết mình, đem lại Thành tựu để Xã hội tôn vinh Nghề Nghiệp của Bạn ‘ !
Còn chính tôi tổng kết trong quá trình lao động, tự thấy rằng :
 
– GIỎI LAO ĐỘNG BẢN THÂN MỚI CÓ GIÁ TRỊ
– HIỂU VÀ HÀNH TỐT NGHỀ MỚI THỰC SỰ LÀ TRÍ THỨC
– QUYẾT LÀM ĐÚNG MỚI CÓ LÒNG TIN
– CÓ CHIẾN THẮNG MỚI HẾT SỢ HÃI
– CHỈ THÀNH CÔNG MỚI VƯỢT ĐƯỢC QUA DỊ NGHỊ
– NÊN CÔNG QUẢ MỚI NHẸ LÒNG VỚI QUÁ KHỨ
– PHẢI PHÁT TRIỂN MỚI TỒN TẠI VỮNG BỀN
– ĐẾN ĐƯỢC TƯƠNG LAI MỚI KHÔNG NUỐI TIẾC
– GẮNG SỐNG HẾT MÌNH MỚI KHÔNG SỢ CHẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.