NGHĨ GÌ VỀ THỨ VĂN HÓA MÀ KO THỂ HƯỚNG TỚI VĂN MINH

NGHĨ GÌ VỀ THỨ VĂN HÓA MÀ KO THỂ HƯỚNG TỚI VĂN MINH

NẾU SỰ TIẾN HÓA LÀ CÁI CÂY THÌ VĂN HÓA LÀ GỐC, VĂN MINH LÀ QUẢ

Tôi biết đề cập đến vấn đề này vừa thú vị, vừa phức tạp, nhưng đó là điều không thể tránh
1. Định nghĩa :
– Văn hóa là toàn bộ những giá trị Tinh thần cơ bản nhất ( vừa có ý nghĩa như Hạ tầng, vừa như Thượng tầng – dưới dạng Vật thể hoặc phi Vật thể ) – chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi những yếu tố ( Nhân chủng / Thiên nhiên / Địa lý ) – mà được hình thành và tích lũy trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, từ đó tạo nên đặc điểm sinh tồn, những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tâm lý ứng xử của một ( Dân tộc / Cộng đồng / Gia đình / Cá nhân ) – như là ‘hệ Gien xã hội’- quay trở lại tác động đến mọi sinh hoạt, hoạt động xã hội của ( Dân tộc / Cộng đồng / Gia đình / Cá nhân ) ấy
– Văn minh : là trình độ sống, làm việc và ứng xử của một ( Dân tộc / Cộng đồng / Gia đình / Cá nhân ) trong và với một Thế giới đa dạng về nhu cầu hòa nhập và phát triển, trên cơ sở kết hợp những giá trị văn hóa tích cực cùng với tri thức tiến bộ thành năng lực tạo ra những sản phẩm xã hội cùng với những chuẩn mực của nó, nhằm thúc đẩy và nâng cấp chất lượng sống của Con người gắn với môi trường ( Cộng đồng / Xã hội / Thiên nhiên )

2. Những suy nghĩ :
– Không thể phủ định được rằng thổi kèn lá, hát lượn, ‘chợ tình’ của người H’M ông không phải là nét văn hóa đặc sắc. Cũng giống như Âm nhạc trong Dân Ca Bắc Ninh chỉ có 5 nốt ( không có nốt Fa & Si ) th ì v ẫn tạo ra Quan Họ rất trữ tình đấy chứ, được xem là di sản văn hóa Việt Nam….nhưng vẫn bị quẩn quanh trong phạm vi không gian địa lý rất hẹp, hoài niệm, ít thay đổi….mà đi đến nguy cơ mai một….Còn âm nhạc cổ điển Châu Âu như chúng ta từng biết với 7 nốt nhạc 8 cung bậc, những tiết tấu, giai điệu cực kì tinh tế và đa dạng… được thể hiện bằng Piano / Violon / Kèn đồng….vì thế làm nên một đẳng cấp hàng đầu, muôn thưở, mang tầm Quốc t ế…thâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống, vào rất nhiều Quốc gia khác nhau… đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau mà thúc đẩy hội nhập, phát triển

– Những phong tục tâm linh như cúng bái,chôn cất, xem bói, lên đồng, đốt vàng mã, kiêng khem, bẻ cành cây làm lộc … Những tập tục nhuộm răng đen, ‘ngủ thăm’ , năm thê bảy thiếp, đốt pháo tết….rõ ràng chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa, thậm chí được xem là truyền thống, bản sắc nhưng chúng ta tự hỏi về sự văn minh của nó ? Những lễ hội ‘Đâm Trâu’ hay ‘chọi trâu’ là sản phẩm văn hóa của một số vùng miền nhưng có văn minh không nhỉ ?

– Lễ giáo Phong kiến, thực ra trong đó chứa đựng không ít điều hay ho về văn hóa, nhưng tại sao lại càng ngày càng xa rời lớp trẻ, bất chấp những nỗ lực giáo dục của nhà trường và gia đình… ( mà điều này đều thấy ở các nước ) ? Cũng giống như tại sao rất nhiều trẻ con sống ở đô thị lớn Việt Nam lại thích KFC của Mĩ đến như vậy, và chơi rất nhanh Games Online…. thậm chí chúng không cần ai tuyên truyền cả ? Câu trả lời là ở giá trị văn minh trong những cách thức lễ giáo hay của các sản phẩm đó hơn là giá trị văn hóa nằm trong chúng….

– Rất nhiều quan chức, công chức có vị trí xã hội cao. tiền chật két nhà băng, dùng những phương tiện hiện đại, quyền lực đầy mình, các văn bằng học vị mang căng trong túi…Thâm chí nhiều nhà văn có tên tuổi nữa…họ rất hiểu văn hóa, được coi là người có văn hóa mà làm việc, lối sống, cư xử rất kém văn minh… điều này khó nhận ra khi họ về Làng Xã sinh ra họ, nhưng bị nhận ra ngay lập tức khi họ hiện diện ở những nơi có trình độ phát triển cao và chuẩn mực… đến mức bị coi là ‘hạ đẳng’

– Chúng ta đã bao nhiêu năm dương dương tự đắc mà xướng lên với Thiện hạ về 36 Phố Cổ Hà Nội…. Rõ ràng ở đó được đã phủ lên và hiện diện rất nhiều tầng văn hóa từ nhiều trăm năm qua…Nhưng cũng thật rõ ràng hơn rất nhiều, đập ngay vào mắt mọi người trong ngoài nước là thứ văn hóa ‘kẻ chợ của làng quê đã được đô thị hóa’ qua nhiều thế hệ, và qua nhiều biến động của thời gian đi đến đậm đặc hơn, khó thay đổi hơn….Ở đó rất nhiều cách làm ăn cò con, nói ngọng, xô bồ nhếch nhác…và tù túng, ô nhiễm, khép kín trong cuộc sống hàng ngày…nhưng quá thiếu những nét văn minh của tổ chức xã hội tiến bộ, rất vắng cái lịch sự tối thiểu mà chính người Hà Nội xưa từng tự hào ‘ dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An’ ( mà Tràng An hỏi họ là gì nhỉ, ra làm sao??? Chẳng nhẽ lại đợi mấy ông được gọi là ‘Nhà Hà Nội học’ tự ái nổi đầy mặt mà tìm cách trả lời bằng sự tưởng tượng của họ hay sao ? )

– Tôi từng gặp và âm thầm làm cuộc điều tra xã hội, thấy rất nhiều người rất thích thú, hay hát, và có tâm hồn sâu sắc với điều : “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn’…’Quê hương là chùm khế ngọt ơ ớ…” ….Kể cả những người từng tham gia rất sâu vào cuộc chi ến tranh chống Pháp Mĩ…. không một ai là không coi việc được đi du lịch Mĩ, Châu Âu là một điều tuyệt vời! Dễ hiểu là dù văn hóa khác nhau, nhưng không ai từ chối một nơi văn minh cả ! Trong khi Chùa Hương ở Hà Tây rất hay, nhưng mỗi mùa Lễ hội có bao nhiêu khách du lịch nước ngoài đến để chúng ta thu được ngoại tệ? Nơi đó là Văn hóa, nhưng câu trả lời là sự Văn minh !

– Nền thống trị của nghìn năm phong kiến Bắc thuộc, rồi hơn 80 năm thống trị của Thực dân Pháp, nhưng sự ảnh hưởng hay mưu đồ tàn phá, đồng hóa… không thể thâm nhập sâu được vào làng xã Việt Nam mà làm thay đổi…và dân ta vẫn giữ được Làng Nước với tinh thần An Nam đậm đặc là bởi nhờ vào đặc thù ‘Văn Hóa Làng Xã’….Nhưng rõ ràng là thứ văn hóa đó rất khó đi đến sự Văn minh cho được . Cuối cùng tôi thấy rất nhiều người cùng chung thứ văn hóa ‘làng xã’ đó mà tranh chấp, chửi đánh nhau bể đầu, rất khó dung nạp nhau, khó hòa hợp vào các chuẩn mực chung, mà lại có khuynh hướng bài xích, tẩy chay những người khác họ. Trong khi có nhiều người ở một thứ văn hóa khác thế, nhưng sống trong xã hội văn minh, lại biết tôn trọng, dung nạp, hòa hợp được với những người…thậm chí mới ở trình độ ‘Bộ Lạc’

Tôi muốn thêm rằng đừng huênh hoang, khuếch trương thứ văn hóa mà thực ra là chỉ duy trì hủ tục và làm tăng thêm sự lạc hậu mà đi đến lụn bại ( Có thứ văn hóa như thế đấy ! ).Giống như cái Cây bây giờ có thể cải tạo giống từ trong Gien, cũng chẳng cần đợi phải sau nhiều năm mới thay đổi được nó. Và do vậy cái thứ văn hóa nào hàng ngàn năm mà không đi đến sự văn minh, không làm xã hội phát triển cũng không phải là thứ đáng bảo tồn hay ca ngợi đâu. Cái làm cho mọi người tôn trọng, có thể tự hào đích thực về con người ( kể cả người đó không phải là tác giả của nó ) thì mới là thứ văn hóa có giá trị, bởi vậy nó là Văn minh !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.