Đạo Sĩ trong vườn Âm nhạc
Sinh ra đứa trẻ được mẹ nó ầu ơ với những giai điệu tự phát, khi chết được đưa tiễn bởi những điệu nhạc…
Trong suốt đời sống ấy thế giới âm thanh và giai điệu của nó đã tác động vào mỗi người mạnh hơn cả ánh sáng ! Bởi vì thực tế cuộc sống là nhiều khi không có ánh sáng !
Bảy nối nhạc : Do Re Mi Fa Sol La Si… Mỗi nốt mà tần số ẩm hưởng của nó độc lập tương đối với những nốt còn lại. Phản ánh được những cung bậc âm thanh từ thấp ( Trầm / Đáy ) đến cao ( Bổng / Đỉnh ) trong trạng thái biểu cảm tinh thần của Con người ( Ái Ố Hỉ Nộ ) từ Mặt Đất đến Bầu Trời / Từ nội tâm đến Thế giới / từ Trẻ đến Già…
Âm thanh là điều Con người cảm nhận được trước từ trong bào thai, phải đến khi lọt lòng mẹ thì mới tiếp xúc với Ánh sáng…Thứ âm thanh Hồng Hoang đó, ai cũng trải qua…không phải là ngôn ngữ…không phải là tiếng Đời….mà giống như người ta ghé sát tai vào miệng vỏ một con ốc biển to…sẽ thấy muôn tiếng lao xao của Thiên nhiên…dường như là từ xưa đến nay….bao cả dòng Thời gian của Tạo Hóa….Nghe kĩ thấy có giai điệu luân vũ phản ánh mơ hồ cái tuần hoàn bền bỉ mà vĩ đại của Đất Trời. Bởi thế những Nhạc sĩ lớn là những tâm hồn vô cùng nhạy cảm, hơn nữa là có khả năng giao cảm tinh thần tinh tế với Thiên Nhiên chứ không hẳn là cần có cái tai thính
Không thể phủ nhận một điều là cảm xúc của Con người có từ : sự tác động và thay đổi của Thiên nhiên, rồi mới lan sang nỗi niềm với cuộc sống nhân tình thế thái. Vì trước khi Nhân loại là Con người Xã hội, đã là Con người Thiên nhiên….Trong đó càng trưởng thành, nhận thức được nhiều hơn, Con người luôn trăn trở rằng : Cá nhân mình là Tiểu Vũ trụ…đang ở đâu trong bao la của Càn Khôn này.
Bởi vậy: Do là Mặt Trời ( Dương ) / Si là Mặt Trăng ( Âm ) – trực tiếp quyết định nên Bốn Mùa và những hiện tượng Thời tiết chủ yếu và phổ biến nhất. Mặt Trời là Ngày / Mặt Trăng là Đêm…Thủy Triền lên lại xuống…Mùa màng sinh sôi….Con người sinh tồn trong đó. Khi vui vẻ lạc quan những giai điệu thường dàn trải trên Gam Trưởng ( Mặt Trời là chủ đạo ). Khi u buồn…những giai điệu lại thường man mác trên giọng của Gam Thứ ( Mặt Trăng là chủ đạo )
Và những nốt khác : Re: Kim / Mi : Mộc / Fa : Thủy / Sol : Hỏa / La : Thổ – Đó chính là những Ngôi Sao trong Thái Dương Hệ được con người Cổ đại ( cả Đông và Tây ) phát hiện ra sớm nhất : mình ở trong đó, và chịu ảnh hưởng vi tế, thường xuyên nhất bởi chúng. Đồng thời chúng cũng chính là những Chuẩn ban đầu để Con người khám phá tiếp ra những Chòm sao khác ngoài Thiên Hà…5 Yếu tố Ngũ hành nói trên đã có mặt ngay từ đầu trong lich sử hình thành và tiến hóa của Cuộc sống trên Hành Tinh này trong đó Con người là Sản phẩm tối cao, và 5 Yếu tố Ngũ Hành đó chính là những nhận thức đầu tiên, sớm nhất, tương đối hoàn chỉnh của Con người về Vũ Trụ – Điều đó đã phản ánh trong việc thể hiện qui ước kí tự Âm Nhạc
Cũng bởi thế mà những bản nhạc, bài hát…đều chứa đựng trong đó sự giao hòa, trăn trở Ba Thực Tố : Thiên nhiên + Xã Hội + Bản thân. Nếu Khoa học bây giờ đã xác định Mặt Trời làm Tâm Thái Dượng Hệ, thì đối với Âm Nhạc : Trái Đất chính là Tâm – ở đó Thực Tố con người Nhạc Sĩ lại là Tâm của nó, vút lên, cất cao tiếng lòng bằng thứ âm thanh mà không ngôn ngữ thông thường nào có thể diễn tả nổi. Âm Nhạc vì vậy là tiếng của Vũ Trụ gửi vào Tâm Hồn con người mà khiến họ bật thành tiếng…mong muốn thánh thoát, giao hòa nhưng đầy ý nguyện khẳng định nhỏ nhoi mà không bao giời nguội tắt. Thế giới thực ra được kết hợp theo những cách và hàm lượng khác nhau từ Ngũ Hành cũng giống như 5 Nốt Nhạc + 2 ( Mặt Trời & Mặt Trăng ) ta đã nói ở trên, kết hợp theo những thể luật + ý tưởng tinh thần mà thành muôn vàn những bản nhạc, ca khúc khác nhau vậy…
Âm Nhạc càng ngày càng mô tả, phản ánh Văn hóa, trình độ văn minh, tập tính xã hội, cảm xúc thời đại.. của những vùng miền địa lý khác nhau – Người Phương Tây tư duy vốn logic nên âm luật chặt chẽ, qui định những trường độ, cao độ của những nốt nhạc, cấu trúc từ chúng thành những thể loại khác nhau trong nhịp 2/4 hay 3/4 hay 3/6 hay 3/8…từ quãng 1 cho đến quãng 8….và được gọi chính thống bằng những tên hay rất phong phú như Valse, Bolero, Polka, Boston, Tango….gắn với những phong cách chuẩn hóa phản ánh tính đa dạng đa tầng, năng động của cuộc sống ( Classic / Jazz / Rock / Pop…). Còn ở nhiều vùng Phương Đông những điều như thế không rõ ràng, có thể tùy ý, tùy tâm trạng… thay vào đó là ‘Điệu’ là ‘Ngón’ là ‘Giọng’…có thể truyền tay truyền miệng từ người này sang người khác dễ dàng dựa vào năng khiếu… hơn là đòi hỏi một nền họ tảng học vấn đối ứng hay tính đào tạo bài bản, chính xác…Ở Việt Nam dễ dàng nhận thấy điều đó ở Chèo, Cải lương, Quan họ. Âm Nhạc Cổ Việt Nam chẳng hạn vốn chỉ có 5 nốt nhạc thay vì 7 và tính Ngũ Hành không rõ ràng nhưng ảnh hưởng mạnh bởi quan niệm Âm / Dương. Công chúng Việt Nam đại bộ phận không thấy hiểu không thấy thích Nhạc Giao Hưởng …nhưng có thể chết lặng đi trước một kĩ năng đổ giọng của Nghệ sĩ Cải lương hay Chèo Tuồng, hay ca khúc….( càng dài, càng luyến láy, càng thống thiết…càng được thích… ). Nên dễ hiểu là Âm Nhạc thực sự phản ánh trình độ Văn Minh Tinh thần của một xã hội là thế
Một điều tôi muốn khẳng định rằng : không nghi ngờ gì về tính hữu ích khi các bậc Cha Mẹ khi mang bầu đã có ý thức cho Thai Nhi nghe nhạc. Trẻ con được phổ cập dạy Nhạc đó là cái phúc lớn của Xã hội. Những người trưởng thành có thẩm mĩ Âm Nhạc thì sự thông thái của họ trở thành đầy đủ. Con người yêu thích và biết thể hiện mình trong Âm Nhạc thì thiện hơn chính bản năng của họ vô cùng nhiều. Tôi muốn nói thêm: trong Âm Nhạc vì thế cần loại bỏ cái tinh thần giết chóc, sát khí, hận thù…Thật thô thiển, và nguy hiểm cho tinh thần khi coi Nghệ thuật là Công cụ như giáo như mác…! Cho dù từng có những ca khúc đầy máu lửa như thế đã từng đi vào đường gân thớ thịt của hàng triệu người mà biến thành sức mạnh lay sống chuyển núi. Vì thực chất Nghệ Thuật là cái Cầu nối cực kì tự nhiên và thiêng liêng của Con Người với Vũ Trụ – Nghệ Thuật tạo nên cái ‘Đạo’ cho Con người ( nên cũng dễ hiểu Đạo nào cũng có Thánh Ca riêng của nó ). Những tâm hồn tinh tế, thánh thiện nhận ra và mô tả trong những tác phảm khác nhau của họ mà thôi ( bởi vậy từ xa xưa, đến thời kì Phục Hưng, Thế kỉ Ánh Sáng đã có những Nghệ Danh vĩ đại mà bây giờ và mai sau không thể vượt qua được !