Dân chủ và logic Chính trị
Tôi lý giải Dân chủ ở khía cạnh khác :
Một người mỗi một năm trong cuộc sống, anh ta lớn lên, mưu sinh và lao động…Trong quá trình đó anh ta cần đến nhiều thứ khác, và cần thêm các quyền cho mình để hành sự, để tiếp cận… những điều ‘có được’ nhờ thế nhiều dần, tăng lên…do đó hình thành cái quyền quan trọng ‘thượng tầng’ là quyền sở hữu và quyền quyết định…Hai thứ Quyền này càng lớn mạnh nếu anh ta càng có ảnh hưởng với Cộng đồng, hay nằm trong thứ hạng cao hơn thuộc bộ máy Nhà nước.
Nhưng rõ ràng, vì nhiều lý do, không phải ai cũng có thể hanh thông như thế. Nên khu trú theo hướng ngược lại, nhỏ dần…chính là đi đến Quyền Cá nhân, thiết yếu nhất, cơ bản nhất, tại đó tất cả mọi người đều giống nhau. Vì rằng : với tư cách hoàn toàn cá nhân ai cũng cần, như là thuộc tính tất yếu một khi đã là Con Người, không thể không thừa nhận hay thủ tiêu đi được. Quyền Cá nhân đó bao gồm tình cảm, tư tưởng, ngôn luận, lựa chọn, mưu cầu sống…là thuộc tính dù đi theo hướng về Cá thể, cũng là hiển nhiên khi đi về Con người xã hội
Dĩ nhiên Quyền Cá nhân đó tuy thế không tự có mà phải trải qua nhiều ngàn năm Con người tranh đấu trong từng Cộng đồng, với Xã hội khác mới có thể đi đến được thừa nhận, tôn trọng và được bảo vệ một cách bình đẳng và phổ quát, chắc chắn nhờ Hiến Pháp, Pháp Luật, tức là thể chế nền tảng nhất nhưng phản ánh tính tiến bộ nhất, sức mạnh mà xã hội có Nhà nước dành cho mỗi thành viên của nó cái Quyền Cá nhân đó đồng thời phục vụ người dân thực hành nó một cách đúng đắn không gây tổn hại đến Cộng đồng hay kẻ khác
Vì lẽ đó, Quyền Cá nhân là nhỏ ( xét về chủ thể, nhìn vào những gì cơ bản và thiết yếu ), nhưng sự thể hiện trên thực tế được bao nhiêu lại là vấn đề không hề nhỏ của mỗi Xã hội và Nhà nước của họ. Nhà nước lớn, Xã hội to để làm gì, ra làm sao khi cái Quyền Cá nhân nhỏ nhoi và chính đáng đó lại không thể thừa nhận hay bảo vệ được ? Đó chính là sự vô hiệu hay bất lực vậy ! Nhưng rõ ràng Nhà nước không thể cảm nhận hết mọi điều, không thể làm thay mọi người, sống thay ai, không thể lo cho tất cả như nhau và kịp thời mọi lúc. Nên cách thông minh nhất và tiến bộ nhất chính là trao cho mỗi người dân của họ cái sự tự chủ để thực hành cái Quyền Cá nhân của họ. Chính là Dân chủ ! Tuy nhiên đến lượt điều đó lại đòi hỏi cách tổ chức Nhà nước sao cho đạt được mục tiêu Trật tự, ổn định, hài hòa và phát triển chung
Chính trị đích thực vì thế là phương thức hoạt động có tổ chức, mang tính Đại diện + Đại hội + Đại nghị của các ý chí tinh hoa, có ảnh hưởng hay tiêu biểu của mỗi giới trong xã hội để có được sự ảnh hưởng và quyền lực hợp pháp, chính danh, chính nghĩa, chính thống thay mặt giới, đồng thời cam kết phụng sự dân chúng mà được can dự vào việc tổ chức điều hành xã hội trong hình thức và khuôn khổ Nhà nước, nhằm đạt được những mục tiêu trên. Mức độ đảm bảo và thực hành Dân Chủ của người dân, gắn với những mục tiêu đó chính là thước đo duy nhất cho tính xứng đáng và tiến bộ của Chính trị : Riêng Hạnh phúc, Chung An Hòa !
Nhưng thật là…khi Chính trị chứa đựng trong nó 5 logic riêng nhưng được ‘xã hội hóa’ bởi Quyền của nó đã áp đặt được và lan tỏa trong xã hội bằng những cách thức khác nhau :
– Quyền của nó là nó có quyền cao nhất, nó giáng tai họa cho ai mơ hồ về điều này
– Nó phải nghĩ và bảo vệ Quyền của nó trước khi thỏa mãn đòi hỏi vì bất kỳ gì khác
– Quyền của nó là thứ nó dám đánh đổi kể cả chính một phần Hồn và Xác của nó
– Quyền của nó đi qua mọi luận thuyết và Tôn giáo, nó xác định Luật Lệ Lý Lẽ
– Nó không tự giác từ bỏ, chia Quyền của nó khi các Quyền khác không đủ sức mạnh
Nhưng rõ ràng và mạnh mẽ đó là còn thứ Quyền nữa là Quyền của Văn minh ( sức mạnh của Nhân loại tiến bộ ) , Quyền của Thời gian ( sự đào thải những gì phản quy luật ), Quyền của Nhân Quả ( những tác động xấu tự gây ra ) ….Sẽ là điều thêm vào, buộc Logic Chính trị phải nghĩ tới và tính đến, để cuối cùng logic chính trị thừa nhận và đảm bảo thực sự cho Dân quyền là thứ tất yếu để mỗi người thực hiện được Dân Chủ bởi chính họ. Đi đến sự hợp nhất vĩ đại Chính trị & Dân chủ : Quyền chính trị trở thành Quyền của Nhân dân