Cơ hội giải quyết tranh chấp Biển đông và hành động của Chính quyền
Qua diễn biến của sự kiện Biển Đông, chúng ta lần nữa thấy : trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn đến thế nào, bất cứ quốc gia nào cũng có cơ hội để giải quyết nó theo hướng có lợi cho mục tiêu của mình.
Đối với Việt nam thì Ba Cơ Hội đó là :
– Phong trào yêu nước của Nhân dân Việt Nam đang dấy lên rộng khắp trong các giới, các lứa tuổi…Điều này không có gì phải nghi ngờ….Một cách ôn hòa, chính danh, bền bỉ nhưng rõ ràng về tình cảm và ý chí : Non sông biển đảo của người Việt từ thời Cha Ông kiến tạo và để lại thì không kẻ nào có thể thay đổi được…Những phong trào như thế là niềm tư hào của mọi Dân tộc, là nền tảng cũng như nguồn sức mạnh vô cùng cho các cuộc đấu tranh từ mặt trận ngoại giao cần thiết cho đến chiến sự nếu phải diễn ra
– Sự chủ động của Indonexia với cương vị là nước chủ tịch luân phiên đã sẵn sàng một bản dự thảo đồng thuận cao về ‘Quy tắc ứng xử biển Đông’ COC thay cho DOC, với tinh thần quyết tâm được thông qua…. Đặt trên bàn nghị sự ngày mai ( 19/07 ) trong hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thứ 44 ở Bali, như là chương trình chủ chốt với nỗ lực hiệp tác cao nhất từ trước tới nay trong Khối để đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc về yêu sách ‘Đường lưỡi Bò’ cuồng vọng và vô lý của họ. Hơn thế nữa là khối ASEAN không đơn độc là chính nó, mà đã có những đối tác lớn chính thức và thường xuyên, tích cực, có lợi ích ở Biển Đông như Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc…
– Sự ủng hộ ngoại giao và bày tỏ các chính kiến rõ ràng mạch lạc của các quốc gia lớn, có vị thế và ảnh hưởng toàn cầu thông qua các cuộc gặp của các chính khách rất có uy tin…điển hình là từ Mỹ và Nhật Bản. Bất cứ nước nào trong hoàn cảnh tương tự cũng thấy những tuyên bố về chính kiến quốc gia của Thượng Viện và Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng ngoại giao, Bộ trưởng quốc phòng, Đô đốc tổng tham mưu trưởng Mỹ…liên tục trong thời gian gần đây là sự ủng hộ đầy ý nghĩa và cơ hội to lớn đối với việc hạn chế thứ ‘bá quyền bất chấp’ của Trung Quốc
Vấn đề bây giờ là quả bóng được Chính quyền giải quyết như thế nào ? Chúng ta có thể thấy Chính Quyền có khuynh hướng ‘là bằng’ những biểu hiện, đưa ra những lý do phức tạp mơ hồ mà họ thường bọc nó trong cái vỏ là ‘tế nhị’…nhưng rõ ràng có thể nhận dạng ra ‘sự thật của họ’ bằng cách đặt cách xử sự và hành động của Chính Quyền vào Bốn Nhóm câu hỏi sau :
– Chính quyền , mà đại diện cao nhất ở cấp nào, có thể công khai thông tin, có dám tuyên bố một cách chính danh, mạnh mẽ về quan điểm và phương thức giải quyết nó bằng cách nào, lộ trình ra sao…với Nhân dân nước mình và với cộng đồng quốc tế hay không ? Khẩu hiệu ‘Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra’…rất đúng rất hay…nhưng trong trường hợp quốc gia đứng trước sự hưng vong như bây giờ được áp dụng như thế nào ? Chỉ khi minh bạch được mới chứng tỏ được tính chân chính và nhận được ủng hộ và sự tham gia tích cực của các bên !
– Những vướng mắc, hay ‘điều tế nhị’ đó là gì ? Lớn đến đâu? Thuộc phạm vi nào ? Liên quan đến lợi ích của ai đến mức bỏ qua thời điểm lịch sử mà không tận dụng được ba cơ hội lớn nói trên ? Có giải tỏa được từ trong nội bộ ( thể chế / cơ chế / đường lối chính trị…) để tìm được chìa khóa mở cánh cửa tiếp nhận được các lực lượng ủng hộ rộng khắp, làm chủ được quá trình đó để đấu tranh hiệu quả cho lợi ích quốc gia được hay không ? Họ có nhớ câu ‘dễ trăm lần không Dân cũng chịu, khó vạn lần Dân liệu cũng xong’ không ?
– Nhân dân theo dõi các nghị sự và hoạt động chính trị tiêu biểu nhất như ( Hội nghị TW, các cuộc họp Quốc Hội, Các diễn đàn của Mặt trận…) đang diễn ra như thế nào, ở đâu, về nội dung gì ? Ở đó có tinh thần tiên phong, làm yên lòng dân về những ‘thực tế’ nóng bỏng ? Các cơ quan lớn có nhận về mình trách nhiệm chính, các quan chức có đả động, có hướng tích cực công chúng vào việc cùng Chính quyền cải thiện tình hình…như tranh chấp Biển Đông như đang diễn ra hay không ? Người ta thấy các cơ quan truyền thông hàng ngày phản ánh và đưa tin về những điều gì ? Dùng những xảo thuật, biến ngôn gì để diễn tả hay né tránh những ‘thực tế’ đó ?
– Các tầng lớp nhân dân, các giới doanh nghiệp đang hàng ngày tiếp xúc va chạm với những quan chức, viên chức lớn bé của hệ thống Nhà nước, trong việc thực thi công vụ, tiếp cận dịch vụ hành chính công, xử lý các vấn đề dân sinh, những điều diễn ra trong thi cử, đề bạt… liệu có thấy được cái tinh thần thái độ bớt nhũng nhiễu, đòi ăn hối lộ, gây khó dễ để vụ lợi tư…để mọi người thấy yêu nước hơn, nuôi dưỡng tinh thần ‘con cháu Vua Hùng’ mà mong cố chắt chiu được thêm ít tiền của mà tham gia chương trình thiết thực ‘Chung tay góp đá xây dựng Trường Sa và Hoàng Sa ‘?
Với những điều như thế, rõ ràng công thức với Chính Quyền là : ( Minh bạch về thông tin + Dân chủ về Thể chế + đặt lợi ích Quốc gia lên đầu ) -> ( Tập hợp sức mạnh Dân tộc + Sử dụng các tiềm năng Đất nước + Tranh thủ ủng hộ Quốc tế ) -> Tham gia các Tam giác Liên minh Chiến lược ( Kinh tế + Quốc phòng + Ngoại giao )