VỀ VÀI HIỆN TƯỢNG KINH TẾ – XÃ HỘI

Nguyễn Tất Thịnh

….

Kinh tế – xã hội có những biểu hiện mỗi thời mỗi khác, không thể phủ nhận rằng ngày nay rất năng động và muôn hình vạn dạng. Tất cả có những ‘cái lý’ của nó. Tuy nhiên có nhiều cái lý thuộc về sự u minh, chưa phát triển. Chúng ta cùng nghĩ đến văn minh tiến bộ để suy nghĩ phản tỉnh.

 
. Một Quốc gia có dự trữ vàng, tài nguyên, tiềm năng nhiều đến bao nhiêu mà nhân dân khó làm ăn,  bị hao tổn vì mất việc làm,  chiến tranh, dịch bệnh, suy sụp hiệu lực quản lý Nhà nước thì sự phát triển là vô hiệu. Hơn nữa nếu có lãnh tụ tuy được đề cao là kiệt xuất, đông dân mà để Quốc gia bị như thế, bị đóng kín thì có gì  ích lợi đâu

. Nhân lực của doanh nghiệp cho dù từng được cho đi học biết đủ mọi món ‘chiêu thức kĩ năng’ làm ăn , nhưng trong môi trường trong ngoài đều bị tù túng, lương tri tê liệt, thì họ cũng chỉ là ‘gà què ăn quẩn cối xay’ mà đá nhau trong ‘sân nhà’ thôi. Gà đàn như thế thì còn thua vài con gà rừng

. Nhiều người tham gia vào kinh doanh với cái mũ ‘đam mê’ và hô hoán lên cho người ta biết mình như thế, thì cũng giống như ‘phong độ nhất thời’ như trẻ con,  nếu không duy trì được –  với phẩm cách người trưởng thành –   những bước tiến bằng cách làm ra những sản phẩm hữu ích tiêu thụ được trên thị trường

. Một cộng đồng cho dù có nhiều truyền thống văn hoá trải qua rất nhiều năm , bao nhiêu thế hệ nhưng có gọi là ‘lịch sử’ đi nữa cũng không mấy giá trị khi chưa thể hướng tới văn minh ; cái gọi là ‘di sản’ nhưng là ‘ngoái tiếc quá khứ’ ,  không nhiều năng lượng theo nghĩa khai phóng cộng đồng đó đến tương lai tiến bộ

. Khi những đám đông có học hơn xưa, đang rất trẻ khoẻ mà tụ họp trong những phòng lớn sang ảo của khách sạn năm sao, cùng khua chân múa tay , kích thích nhau bằng sự hò hét, tin vào cái khái niệm tự tô vẽ ‘thu nhập thụ động’ dù không phải làm gì, thì đáng sợ cho tương lai của họ,  từ họ, bởi họ

. Khi từng đơn vị tiền tệ nhỏ nhất đều còn có giá trị sử dụng , được Nhà nước lưu hành nhiều, là sự tích lũy đối với người lớn, là niềm vui lì xì cho con trẻ, thì khái niệm ‘đầu tư’ mang ý nghĩa hiện thực và đẹp từ điều nhỏ.  Bằng không thì chủ yếu là trào lưu ‘đầu cơ’ từ tình cảm đến quan hệ , tính cơ hội : chỉ mê theo con số lớn nhưng tổng giá trị thực rất bé

. Nhiều người thích thú nghe một  ‘nhân sĩ’ quanh độ trung niên, với cái mác xanh đỏ tím vàng thu gom được đeo trên ngực : nào là bao nhiêu năm đã từng gì đó… kêu gọi ai ai  hãy làm theo cách này cách kia ( như họ dạy , theo kinh nghiệm của họ ) để giàu có, để hạnh phúc, để đổi đời… Tất cả họ quên rằng Thế giới ngày nay là làm theo cách mới với IoT, mỗi người hãy bằng cách sáng tạo khác biệt của mình, và nên dụng những bài học tổng kết của nhân loại

. Những chương trình giật tít khắp nơi :  ‘lãnh đạo đỉnh cao’ / ‘giải phóng lãnh đạo’ / ‘chùm chìa khoá thành công’  / ‘dậy trẻ thông minh’ / ‘làm giàu không khó’ … thoạt nghe có vẻ hấp dẫn… thật sôi động với cách bán vé có màu sắc ‘đa cấp’ . Nhưng hãy nhớ hình ảnh đàn thiêu thân rủ nhau lao đầu vào lửa ám. Còn công quả sự nghiệp thì luôn là tinh thần ‘ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình hướng tới ánh dương của lương tri’

. Có những người thích ‘nổi tiếng’  bằng mọi cách sao cho có nhiều ai khác theo dõi các ‘phát ngôn / biểu hiện /  sự kiện’ của mình. Đáng tiếc cho ‘cộng đồng’ nhỏ nào đó như dòng nước nâng đỡ, đẩy xô cho sự nổi tiếng của cá nhân mà không dựa trên giá trị hữu ích cho xã hội. Thảm thay có vài người ăn theo cách như thế.  Nên nhớ trên dòng sông lớn và ngoài đại dương không tồn tại một sự nổi tiếng của sự phù phiếm,  kể cả ‘tàu ma’

. Ở nơi chờ lên máy bay, càng ngày càng thấy nhiều người trong dáng vẻ sư chùa xuất hiện , thường là béo tốt, ngồi ở hàng ghế Vip. Nếu họ đi một mình thì  tháp tùng họ là những ‘thí chủ’ trông có vẻ giàu sang, nếu không thì sẽ là cả một nhóm nhỏ ‘mặc áo cà sa’ . Rồi tần suất đọc trên các trang truyền thông xuất hiện nhiều hơn những tin ‘ các tỉnh thi nhay làm những ngôi chùa lớn / nhà chùa bị mất nhiều tiền vàng / những sai phạm khác nhau của sư sãi / những dòng người chò sư hóa giải hạn / các đền chùa làm lễ cũng bái …’ . Dường như điều đó tỉ lệ thuận với ‘mạt pháp’ trong đời thường !