Câu chuyện buông bỏ !
HAI ĐIỀU BUÔNG BỎ ĐƯỢC THÌ THÁNH THOÁT : CỦA QUÝ VÀ OÁN NGHIỆT !
Một người đàn ông được hưởng một gia tài tốt, sống sung túc thanh nhàn theo năm tháng. Ai ngờ về già, bị đứa con lớn phụ tình bạc nghĩa tìm cách chiếm đoạt sạch tài sản và đuổi ra đường, chỉ ném theo cho cái Bát Tộ cũ với vài bộ quần áo cũ. Thực ra cái Bát Tộ đó là đồ cổ khá là quý giá, nhưng trông nó xỉn màu nên người con nghĩ đó là đồ vật chỉ đáng vứt đi.
Ông già đó vô cùng bi phẫn, bấy lâu lại cũng chẳng thực biết làm gì giỏi giang, sức khỏe lại không còn mấy tí của thời trai tráng nên không thể xoay sở được mà phải hàng ngày cầm Bát Tộ thất thểu đi ăn xin nơi cửa chợ hoặc trước hiên những gia đình trông có vẻ khá giả. Thật là chật vật lắm mới qua ngày đoạn tháng với chút cơm thừa canh cặn. Người ta cho nhưng đa phần là cau có, gắt gỏng nói ông là gớm ghiếc, như đem cái xui xẻo buồn bực cho họ. Ông càng thêm oán thán người đời lắm !
Một hôm gần cuối chiều, đói rồi mà chưa được miếng nào vào bụng. Ông ngồi bên đường xo rúi chìa cái bát khẩn cầu với những người đi qua với vẻ dạng não nề và ca cẩm u sầu về tình cảnh của mình bị con nhẫn tâm bỏ rơi mà xin người thương hại. Phật Tổ một mình vi hành trong bộ dạng Nhà Sư đơn mạc đi chậm rãi ngang qua thấy thế dừng lại, đầu hơi cúi xuống từ tốn, mắt hơi nhắm lại nhưng chăm chú cảm nhận về cảnh não của ông già kia. Ông già không thể biết được đó là ai, hướng tới mà cầu xin.
Phật Tổ khẽ bước lại, ngồi xuống nhẹ nhàng bên ông lão mà nói
– Này ông, có thể sống được mà không cần đến hai thứ mà ông vẫn hàng ngày sử dụng không ?
– Ôi ! Tôi thì còn cái gì nữa ngoài cái thân thể tàn tạ đói khổ này nữa cơ chứ ? Nhưng Ngài bảo đó là cái gì vậy ?
– Cái thứ nhất là Bát Tộ, ông có thể cho đi được không ?
– Ngài nói gì cơ ? Đó là cái bát cổ quý và tôi chỉ còn nó để đựng 1 chút bố thí mà thôi. Tôi đã từng đói quá mà định bán mấy lần nhưng không ai thèm mua. Thật là người ta không có mắt
– Thế đấy. Phật Tổ nhẹ nhàng. Trong bộ dạng này, với câu chuyện bi thảm của ông mà nói nó là bát quý hòng để bán thì liệu có được không đây ? Có người nào gia cảnh cũng không khấm khá gì mà biết là bát quý thì họ còn cho ông không đây ? Cái bát đó đựng của bố thí thì hà tất nó cũng khó đầy được cho lắm !
Ông lão hỏi : thế ngài nói đến bỏ đi điều thứ hai là gì ?
Phật tổ trả lời : đó là câu chuyện bi thảm đầy oán trách của ông với người con, bỏ đi có được không ?
Ông lão : Ôi trời ! Tôi chỉ muốn Ma Quỷ đày đọa nó để thấm thía, trả giá cái tội gây ra khổ ải cho tôi thôi ! Tôi không có chuyện đó thì phỏng ai còn thương xót mà bố thí cho tôi nữa hay không ?
Phật Tổ : Ông đem chuyện đó kể chỉ khiến lòng người thêm u ám, chật hẹp, dấy lên cái sự oán khổ, hằn học, suy diễn của người đời, Chả ai thấy nhẹ lòng mà hào phóng được với cái câu chuyện đó được, thì phỏng cái miếng ăn mà người có ném cho đó là bao nhiêu, là cái gì vậy ?
Ông lão : Vậy Ngài là ai, từ đâu tới ? Ngài khiến cái bụng đói của tôi phải nói từ nãy đến giờ mà chưa biết có được gì từ Ngài không đây ? Ôi Trời ơi !
Phật tổ : Ta từ nơi sinh ra lớn lên, buông bỏ mọi thứ mà đi vào Chúng Sanh. Trong Đời ba loại người được Chúng Sanh nuôi đó là bậc bổn Đạo, người hữu ích và kẻ thương tâm. Ông chưa phải là người như thế. Nhưng bấy giờ hãy theo ta, đến nơi không phải là để xin mà là để giúp một chút cơn đói tâm, đói lòng của ông.’
Ông lão cố đứng dậy bước theo Phật Tổ. Hai người một lúc sau đi vào một nhà Chùa. Nơi đây, ông lão cũng từng đến xin bố thí, đa phần mọi người đến cúng bái như giải thoát một phần tâm thế u ám, cố tìm một chút niềm hy vọng, cầu một chút sự may mắn cho đỡ khổ…. Người ta thấy ông và nghe kể lể câu chuyện xấu xa đó thì lại càng thêm bực mình mà chả tỏ được thiện tâm gì với ông cả. Phật tổ chỉ cho ông lão ngồi cạnh, mình thiền tọa nhập tâm tụng kinh. Dáng vẻ và âm vọng thanh cao, đắc Đạo của Người lan tỏa : Phước trong Chúng Sanh, đi vào Chúng Sanh tìm thấy Phước…Chúng Sanh sinh ra Phước giúp Chúng Sanh làm nên thuyền đi qua bể khổ ….
Mọi người lắng vọng, lan tỏa được tinh thần đó trong tâm thế của mình, thấy sáng ngộ nhận ra đây chính là Đức của Phật Tổ, đứng dậy bái lễ , dâng hoa quả, xôi oản, trà nóng để tỏ lòng cung kính mà mời ngài dùng. Ngài thi lễ cảm tạ và chia cho ông lão dùng, và nói : Ta không có hai điều mà ông nặng mang theo là của Quý và oán nghiệt. Bởi chính thế là Ta trong Chúng Sanh vậy. Ta đi tìm cái sống an hòa vĩnh hằng thì làm sao mà phải sợ cái đói khổ và oán nghiệt nó đày đọa nhấn chìm mình cho được !
Ông lão no bụng rồi và tỉnh ngộ, xin được để lại cái Bát Tộ quý lại nhà Chùa, thấy lòng thanh thoát thành tâm xin được theo cùng Phật Tổ ….Hai người kính cẩn chào hỏi mọi người rồi lên đường đi tiếp…
Hình như cái Bát Tộ đó về sau Đường Tăng dùng để lên đường đi Tây Trúc thỉnh kinh thì phải ?! Ngài cũng phải bỏ lại cái Bát quý đó cho các vị La Hán ở Tây Phương hòng không bị khó dễ khi xin được mang Bồ Kinh về Kinh Đô để làm bổn đạo an Dân trị Quốc…Bát Tộ quý thì cũng chỉ là chút phương tiện nhất thời thôi, sao nỡ vì nó mà quên Sứ mệnh đi thỉnh kinh cho được ! Các vị La Hán cũng chắc không hẳn vì tham nhũng gì đâu ( như bao kẻ Trần tục cứ nắc nẻ cười cố gán cho thế để đỡ xấu hổ vì hành vi đòi hối lộ của mình ), chắc muốn thử lòng Đường Tăng có dứt được của cải, vật quý không mà thôi ! Bây giờ nếu các quý vị thấy Bát Tộ cổ quý trưng bày ở đâu thì cũng nên biết như thế để thấy cũng bình thường thôi, kể cả nó đúng là cái Bát Tộ tôi kể trong chuyện này. Buông Bỏ là cái cách để thánh thoát !