Bài học về sai lầm trong gia đình
Chuyện 1 :
Một gia đình hai vợ chồng trên 40, có con trai lên 9 tuổi. Nó rất là ngoãn ngoãn, chăm học, nghe lời, yêu thương bố mẹ.
Thằng bé tuy nhỏ tuổi nhưng sâu thẳm nó cảm được những nỗi khổ cực, hy sinh của mẹ nó chăm ông nội ốm lê bệt bao nhiêu năm nay, nhưng các cô chú ở quê vẫn này nọ tiếng ra tiếng vào đòi hỏi hơn và chê bai mẹ nó là dâu chưa thực thảo, vợ chưa thực hiền…Nó thường nói mỗi khi mẹ nó ấm ức : con biết, con thương mẹ lắm. Bố thường đi làm về muộn, dáng vẻ mệt mỏi, nó không thực biết nhưng rất quý trọng ngưỡng mộ bố. Từ tâm can nó hiểu nhờ bố đi làm có tiền nên nó mới được cuôc sống đủ đầy….
Một hôm, chủ nhật, Mẹ nó muốn nấu một bữa cơm tươm tất, thiếu ít gia vị nên bảo nó : con đi siêu thị tiện lợi gần đây mua về cho mẹ. Nó hồ hởi : cho con đi bằng xe đạp địa hình mẹ nhé. Mẹ : tốt thôi, cho nó khỏe.
Nó đến cửa siêu thị hỏi người bảo vệ : cháu dựng xe ở chỗ này có làm sao không ạ ? Người bảo vệ khua tay nói to : mày xem ở đây bao nhiêu xe máy xịn có cái gì làm sao ? Nữa là cái xe tí hin này! Nó để xe bên ngoài phía cuối của dãy dài, vô tư bước vào siêu thị . Một lúc sau đi ra, xe biến mất. Nó hỏi người bảo vệ thì nhận được câu trả lời ráo hoảnh : tao chịu ! Không biết khóa lại mất đừng kêu, ở đây ko lấy vé xe nên tao không can hệ gì. Nó nhỏ quá không biết phải làm thế nào đành thất thểu về, với vẻ mặt buồn xỉu và ấm ức. Mẹ nó biết việc mất xe, nên mắng nó ngu và đánh cho một trận tơi tả. Nó không thanh minh gì cả, chịu trận, nhưng thấy đau trong người một điều gì đấy nói không thành lời ! Tối về nó nghe thấy mẹ kể lại chuyện, lại sợ bố đánh tiếp, nhưng nhẹ người khi nghe thấy tiếng bố vọng ra : dào ôi, em quá quắt ! Mất xe đâu phải cái tội của nó ! Cái xe cũ í tí tiền bọ mà cũng phải đánh con. Em và anh còn làm mất những thứ to hơn nhiều thì có sao…!
Mẹ nó sau đó cũng có vẻ thấy có lỗi, áy náy không được vui , còn nó ủ dột suốt, đến gần tuần sau bố mẹ nó đi đâu về nói với nó : đây, mua cho con chiếc xe đạp xịn hơn trước nhiều được chưa ? Thôi, vô tư đi ! Bố nó còn như cố làm giọng hoành tráng như nói với cả nhà : tiền không phải là vấn đề nghe chưa, bố đi kiếm về có như thế nào cũng chưa phải là vấn đề nghe chưa…nhưng đừng có ai mang tiếp cái vẻ mặt đưa đám ấy nghe chưa ! Tuy con chưa có thành tích gì , nhưng thôi với cái xe mới này thì hai mẹ con tươi trở lại đi cho bố nhờ !
Từ đó thằng bé thay đổi tâm tính. Nó thấy những lời oán trách của họ hàng nhà nội với mẹ nó trước đây là đúng…không quý trọng những đồng tiền bố mang về nữa, nghi ngờ lao động của bố không hiểu là cái kiểu gì…. Nó mất hẳn sự cởi mở, sẵn sàng vui vẻ làm các việc gia đình như trước nữa….Nó bắt đầu dùng trí thông minh để nghĩ ra các lý do và đổ lỗi…..khi mắc sai lầm…và gân cổ đến cùng….từ đó không bao giờ bị đánh nữa….Nhưng bố mẹ nó khó chịu lắm…khi ngồi riêng và đưa chuyện với ai đều chèm chẹp : dào ôi cái bọn ranh con trở tính í mà….cố mà chịu chúng ít năm nữa cho rảnh nợ !
Nhiều năm sau…thằng bé khi xưa đã trở thành một trưởng phòng của một tổ chức. Nó khuếch đại cái kinh nghiệm khi xưa bé của nó lấp liếm với cấp trên và hung dữ hơn với cấp dưới để dằn mặt…vì nó chả thực tin các lý do, thanh minh thanh nga gì của ai cả. Còn người nào im ỉm mà chịu nó tự nhủ : đúng là ngu như nó khi 9 tuổi
Chuyện 2 :
Một gia đình hai vợ chồng, với đứa con gái 16 tuổi, con trai 12 tuổi. Trung lưu, nhìn vào mọi sự rất là ổn thỏa….
Một hôm có một nhóm công tác đến nhà, xưng việc là ‘điều tra xã hội học’ . Họ đưa ra một đề nghị : ngày mai họ sẽ mang đến bữa tối 4 đĩa cua biển tươi hấp nước sốt ngon lành mỗi người một đĩa cùng đủ thứ gia tăng ăn kèm. Xong, không được dọn, mà họ sẽ mang một lồng song sắt chắc chắn đến chụp vào bàn ăn rồi khóa lại, để nguyên đó sau 10 ngày, gia đình không động vào. Nếu đồng ý thì kí hợp đồng với họ và nhận tiền 200 triệu đồng, sau 10 ngày thử nghiệm đó.
Cả nhà bàn luận vui vẻ và sôi nổi : Cua biển cả nhà đều khoái khẩu, lại lâu chưa được ăn. 200 triệu thì quá là thích rồi….nhất là đang có nhiều ước muốn tầm cỡ ấy…. Nhưng ai cũng biết hậu quả là mùi sẽ rất khó chịu trong nhà. Người chồng ngả lưng vào xa lông nhung thơm mịn, cười ý nhị : bố đi công tác thường về muộn, sợ nhất là mẹ tính lại sạch có chịu nổi không, nhà mình lại ở chung cư cao cấp không thể tùy tiện mở cửa ra được. Hai đứa con hăng hái : chúng con đên trường từ sáng đến chiều, lại về còn đi học thêm nữa nên cũng không thành vấn đề đâu ạ. Này bố mẹ ơi: hay cứ nhận lời đi…bố…mua xe SH cho con nha…thằng em: mẹ…mua cho con chiếc điện thoại xin ha…. Người vợ cười độ lượng nhưng đầy trải nghiệm cao cả : bố con anh thì muốn nhiều lắm… nhưng mẹ cũng nói thật : xưa kia ông ngoại là nhà giáo nổi tiếng mà còn nuôi lợn dưới gầm giường nhiều năm để kiếm thêm chút đỉnh, nhà đông người, chật như hũ nút cũng chả làm sao…Rồi ngay cả ông nội đấy, đi chiến trường đánh nhau ác liệt, mệt quá còn ăn ngủ lăn lóc bên tử thi trong chiến hào cơ mà…bây giờ thì nghĩ cũng ghê cũng ngại đấy, nhưng vì tương lai, cũng thương bố kiếm tiền vất vả, món tiền to thế không đồng ý cũng tiếc đứt ruột. Thôi coi như ta cùng đóng góp vào việc chung đi…
Họ cười nói với nhau rất chi là xởi lởi thân tình, hiệu triệu nhau đoàn kết với việc đồng ý đề nghị của nhóm công tác kia ghê lắm….Thí nghiệm hôm sau diễn ra…ok !
Ngày thứ nhất : cả nhà, sau làm việc và học tập, về nhà tương đối đúng giờ …mọi người khịt khịt mũi: cũng chẳng đến nỗi nào…lại còn cùng nghêu ngao đùa: ôi thời gian như bóng câu qua cửa sổ…
Ngày thứ hai : Bố về muộn hơn một tí….những tiếng nghe được đầu tiên là ba mẹ con phàn nàn chuyện 4 cái vỏ cua trong lồng sắt : chưa bao giờ mong thời gian qua nhanh như lúc này. Bố không nói gì, vào phòng riêng đóng kín, không ra ngoài. Hai đứa con, lúc sau cũng nhanh chóng như thế
Ngày thứ ba : Bố và hai con về nhà rất muộn. Quen thói : thả người lên xa lông…ối giời ơi : bộ xa lông nhưng đẹp hơn nửa trăm triệu kinh quá…không còn thấy mùi thơm tho dễ chịu đâu nữa….cả nhà chỗ nào cũng ám nặng mùi và nhớp nhúa….
Ngày thứ tư: …Vợ la toáng lên : giời ơi, bố con các người toàn chui lủi đâu về muộn thế không biết để mỗi tôi đánh vật với những thứ bẩn tưởi này…lau chùi mọi chỗ tinh tươm, lại xịt nước thơm bao nhiêu mà không xong…Bố nói : đừng oang oang cái mồm lên nữa, đã thối mũi lại giờ điếc cả tai, kệ xác tất cả đấy, khi hết 10 ngày dọn luôn thể….cũng nửa thời gian rồi. Hai đứa con thì trong cửa phòng đóng chặt, không đứa nào ra ăn cơm nữa…
Ngày thứ năm : Cuộc đời đúng là có khi ‘họa vô đơn chí’ thật ! Cô em chồng dẫn bà nội lên ăn ở chờ khám bệnh kinh niên….Việc này hàng năm vẫn có, trước đó cả tháng cũng đã có kế hoạch. Nhưng bây giờ làm tình hình thêm nghiêm trọng…Vợ thì thầm chì chiết : đúng là toàn của nợ….Chồng nghe thấy gầm lên: cô mất dạy thế, giống hệ tính mẹ cô ! Vợ điên quá quặc lại : còn anh ghê gớm hơn ông bố anh ! Âm í hết cả nhà….em chồng và mẹ bệnh bỏ về sáng sau
Ngày thứ sáu và thứ bảy : Chồng bỏ đi đâu qua đêm không về. Tối muộn hôm sau dáng rất mệt mỏi mở cửa vào nhà để lấy giấy tờ tiến hành các giao dịch gì đó. Vợ la lên : còn vác mặt về nữa hay sao ? Cứ động va chạm lại đến với con thư ký ngày xưa giúp anh tiến thân chứ gì… Tôi biết thừa nhưng mặc, còn thằng con ông nó bỏ trốn nhà đi đến nhà đứa bạn nào í…liệu mà tìm về
Ngày thứ tám : đứa chị cũng bỏ đi qua đêm đến nhà bạn ở nhờ…hai vợ chồng ở nhà chiến đấu với nhau dữ dội….Cửa nhà trước đó đã mở toang để tỏa mùi …vì thế mà điên đầu hàng xóm và cũng mất mặt với bàn dân thiên hạ….lời bình phẩm đủ kiểu cay nghiệt vọng đến….
Ngày thứ chín: hai đứa trẻ về… không thấy bố mẹ đâu…trên bàn có là đơn ly dị…đã có hai chữ ký…Chúng thẫn thờ…rồi hoảng hốt….đôn đáo điện thoại hỏi tìm…không ai biết….trong lồng sắt, 4 đĩa vỏ cua đã thối tha không lời nào kể xiết….Thằng em ca cẩm : chị tại chị cố bảo bố mẹ mua xe SH nên thế. Con chị quắc măt : câm mồm : còn mày thì tí tuổi đã việc gì mà phải tham điện thoại để buôn chát à….ôi…giời ơi…
Ngày thứ mười : Nhóm công tác đến thấy người vợ dáng vóc kiệt quệ, mặt mũi mất hồn vía…hai đứa con lủi thủi hai góc, không thấy người chồng….hiểu chuyện họ kinh hoàng ! Đặt tiền 200 triệu đặt trên bàn và tháo lồng sắt mang đi trong sự im lặng ai oán đến rợn người…Họ thấy mình có tội ! Dù cũng tự ý thức trước , nhưng chỉ đến mức : xem khả năng sinh học của con người chịu được đến đâu thôi…ai ngờ…
Em đang mong Thầy cho xuất bản cuốn sách về Gia Đình nhanh lên để chúng em còn đọc và chia sẻ cho nhiều Gia Đình khác nữa! Cảm ơn Thầy!