Bàn về Quyền lực
QUYỀN LỰC CAO NHẤT KHÔNG BAO GIỜ THUỘC VỀ MỘT NGƯỜI, MỘT TỎ CHỨC BẤT KỲ !
Hãy quan sát trong môi trường sống thiên nhiên….Là Động vật thì loài nào, con nào cũng tìm cách giành cho nó một ‘khoảng không gian sinh tồn’ ! Chúng càng mạnh thì điều đó càng rõ, càng hiển nhiên..như Hổ Sư Tử….cả Linh dương…..Đến khi được Loài khác, con khác…thừa nhận tất yếu, khi đó là bắt đầu của ‘quyền lực’ rồi ! Với Loài người, Con người thì Quyền lực tuy có bản chất khởi nguồn giống thế, nhưng khuynh hướng văn minh thì : dù là Vua phải dưới quyền lực tối thượng, phải đội ngay ngắn cái mũ ‘Thiên Tử’ để thực hành tinh thần ‘Chính Đạo Trời’ chứ không thể càn quấy vô lối, dày xéo nhân gian, biến nhân dân thành ‘nô lệ’ , khiến dân tộc thành con tin của mình !
Có ba câu hỏi lớn về những điều người ta từng thấy :
– Do đâu mà một kẻ kém tài, trẻ tuổi, trải nghiệm non nớt, vốn vô danh không công trạng… lại điều khiển ổn thỏa được cả một Quốc gia
– Tại sao một ông vua già yếu, bệnh hoạn, cuồng loạn lại khuynh đảo được triều đình, có quyền sinh quyền sát bao nhiêu quan thần xuất sắc
– Cũng có người vốn lâu dài ngồi trên chót vót thượng tầng chức vụ đất nước, được gần hết thế giới công nhận, mà trong khoảnh khắc tứ cố vô thân ngựa xéo
Quyền lực : là khả năng quan trọng bậc nhất phản ánh mức độ trên thực tế ( cao hay thấp, nhiều hay ít, mạnh hay yếu ) của một cá nhân hay một tổ chức, có ảnh hưởng như thế nào ( phán quyết, chiếm hữu, trưng dụng, định đoạt, thay đổi ) đối với các hoạt động ( bao gồm các đối tượng, nguồn lực, tình huống, vấn đề và mục tiêu ) của chính tổ chức đó, hơn nữa là đối với xã hội bên ngoài.
Quyền lực có từ đâu ? Thể chế là nền tảng !
– Phải được danh chính ngôn thuận từ một chức vụ cụ thể trong một tổ chức chính thống
– Phải có khả năng chi phối càng rộng càng tốt theo chiều dọc và ngang trong tổ chức đó
– Phải có năng lực tương tác đối ứng, sức mạnh đối trọng được với các lực lượng khác, bên ngoài
– Phải có ảnh hưởng thực tế đến các quyết sách, sự lựa chọn của tổ chức
– Phải được sự công nhận ngày càng rộng rãi và tất yếu của toàn xã hội
Như vậy điều mấu chốt là bạn phải có được một tổ chức của mình, bạn xây nó hoặc bạn thâm nhập vào hệ thống của nó. Tổ chức đó càng lớn mạnh trong xã hội, càng xã hội hóa…càng được thừa nhận rộng rãi về tính chính thống…càng tốt ! Từ đó xác lập cho mình một Vai trò ngày càng cao, càng lớn …càng có quyền lực bằng : ( Tầm + Tài + Tâm + Trí ) <–> ( Công + Dũng + Ân + Uy )
Cũng hiểu được rằng một người vốn có chức quyền tót vời mà cũng bị mất, thậm chí nhanh chóng, là bởi bị sụp đổ một trong năm điều trên… ví như trong cận đại ( Khơrutsop, Hồ Diệu Bang, Cadafi…). Hiển nhiên là : hoặc anh không còn tổ chức để mà đặt ‘ghế quyền lực’ của anh , hoặc khi anh làm tổ chức bị nguy hiểm, suy thoái thì chính tổ chức ‘lật đổ / thay thế’ anh để nó tự bảo vệ nó !
Sử dụng quyền lực như thế nào ! Tư cách là cơ yếu !
– Nhất thiết phải trên cơ sở chính danh của một tổ chức ( được xã hội thừa nhận, chức danh phải có ‘ấn kiếm’ là vì thế! Không phải kẻ nào ‘phất cờ khởi nghĩa’ đánh đấm thắng vài trận là tự phong vua được )
– Có được nguồn thông tin chính thống, hình thành được các nguyên cớ xác thực, kiểm định những năng lực thực có về nhân sự, tài chính… Thông thái và mạnh mẽ thể hiện cuối cùng bằng các quyết định ‘bất khả di’
– Con đường phát xuất và thực thi quyền lực ‘Quang minh chính đại’ ! Khiến các đối tượng liên quan ‘tâm phục khẩu phục công phục năng phục trí phục’ ! Bản thân điều này có tác dụng lan tỏa và khuếch đại quyền lực
– Luôn gắn với khả năng của cá nhân sử dụng nguồn lực và thể chế của tổ chức để áp lực chế tài, triển khai chính sách, vận dụng chế độ trong quá trình phê chuẩn kế hoạch, ra mệnh lệnh thực hiện , yêu cầu mục tiêu đối với các cấp dưới
– Khi đưa ra quyết định, cần phân tích hoàn cảnh, tối thiểu hóa nguy cơ chống đối, tránh các tình huống rủi ro ‘không thiêng’ về quyền lực! Không cực đoan kích thích nghịch đạo của quần chúng ! Vua Đường Minh Hoàng ngu ngốc về điều này nên để binh lính sinh biến.
Vì thế mới có câu : ‘Quyền lực là con dao hai lưỡi’ ! Một lưỡi người sử dụng hướng ra ( biểu Uy hơn là thực Hành – Tào Tháo ! ). Một lưỡi kia hướng vào chính mình: khi sức yếu với hoàn cảnh, với các đối tượng bên ngoài, lại không thuận quy thuận thế thuận thời….nó sẽ đâm ngược lại vào tim kẻ sử dụng ! Nhiều kẻ đăc chí ( từ Vua đến Quan ) nhiều năm khi sử dụng quyền lực cao của mình nhưng rồi chết thảm sau này cũng bởi vi phạm một trong năm điều trên ! Hoặc rời quyền ra, hoặc ít quyền hơn trước là lập tức bị hại ! Giải thích vì sao các quan chức không được dùng quyền dụng điều xấu !
Kiểm soát quyền lực như thế nào ? Cộng đồng là quyết định !
– Quyền lực là đặc thù số một, cao nhất trong cuộc sống mang tính tranh đấu ! Là thứ có nó sẽ có tất cả ! Nên gây đam mê, nghiện ngập kinh khủng khiếp với con người ! Ai có trong tay luôn có khuynh hướng lạm dụng, và vô độ nếu không kiểm soát và có cách khống chế ! Không gì khác : chính là từ sức mạnh của Cộng đồng Xã hội : chủ thể đã trao cho ai cái quyền đó ! Thì phải điều chỉnh dễ dàng và thu hồi được không khó khăn từ tay kẻ nhận nó ! Quyền lực mang tính thể chế ! thì phải xác định Thể chế Xã hội mạnh hơn, toàn diện hơn, nhanh nhạy hơn, toàn diện hơn quyền lực cá nhân
– Xác định các giới hạn toàn diện : biểu hiện, phạm vi, kỉ cương, nguyên tắc, tính mục tiêu đối với việc sử dụng quyền lực của cá nhân hay tổ chức ! Có chế độ giải trình công chúng và chịu trách nhiệm ‘hồi tố và đến cùng ’ với cộng động về sự lạm quyền ! Quyền lực không tập trung vào một ai, một tổ chức bất kì, mà phân tán ( nhưng không chồng chéo trong các hoạt động ) : quyền thực thi, quyền kiểm sát, quyền ban hành, quyền đánh giá, quyền phúc quyết ! Xuyên suốt Năm Quyền riêng rẽ đó là thông tin truyền thông minh bạch, kịp thời và rộng rãi tối đa. Nên dễ hiểu là xã hội tăm tối, đơn nguyên, quyền lực độc tài đều sợ và thủ tiêu thông tin truyền thông đích thực
Tôi muốn nói Năm Điều, với xã hội con người thì : Quyền lực : phải xứng đáng, phải chính danh, phải phục vụ, phải chia sẻ, phải kiểm soát ! Hà cớ gì ? Ai cho phép? Khi có một Ai hay Tổ chức nào dám đơn phương giành lấy, dám vi phạm, dám chà đạp lên một trong năm điều đó ! Đó là Thoán nghịch Đạo Trời vậy !