Cảm nghĩ Xã hội về Chính khách
Chính Khách là : một Nhà quản trị hàng đầu, cấp Bộ trưởng và tương đương ( chủ tịch thành phố, Tỉnh ) trở lên, có vai trò và ảnh hưởng chính yếu về Địa lý / Kinh tế / Chính trị thuộc khu vực và lĩnh vực họ đảm trách nhưng mang tính Nhà nước
Trong xã hội hiện đại, lao động mang tính nghề nghiệp và chịu sự phân công xã hội rất cao. Nhưng công việc của các Chính khách vượt trên sự hiểu về cách hành nghề thông thường, ở chỗ : sự lao động, hành nghề đó luôn dựa trên và ứng dụng những luận thuyết phát triển, tư tưởng cải cách, các thể chế cai trị xuyên thời gian, xuyên không gian, xuyên các tổ chức. Bởi vậy đòi hỏi kết tựu lại trong mỗi Chính khách là những giá trị và phẩm chất của một cá nhân ưu tú nhất mang tầm vóc Quốc gia, được xã hội thừa nhận thể hiện qua bằng lòng tin và bằng thể chế của nó, để có thể danh chính ngôn thuận đảm nhận được vị trí dẫn lối chỉ đường. Đó là loại nghề nghiệp đòi hỏi cao nhất của xã hội đồng thời nó tạo ra xã hội
Làm Chính khách khó lắm thay ! Nhưng đó là một nghề thú vị, thử thách đỉnh cao, có ảnh hưởng nhất trong mỗi một xã hội. Các chính khách, nhiệm vụ của họ là ‘làm Chính trị’ hay ‘an Dân trị Quốc’ ? Rõ ràng là, với tư cách chính khách đích thực thì kết hợp nhuận nhuyễn cả hai điều đó với khả năng tư duy và hành động ở mức độ đỉnh cao trong bàn cờ quyền lực, trong kỳ vọng lớn lao của xã hội, trong những bài toán quản trị quy mô tầm vóc Quốc gia với các mối tương sinh tương khắc không chỉ là bên trong lòng nó mà cả với những phần còn lại trên thế giới rộng lớn.
Bởi vậy ‘làm Chính trị’ là huy động toàn bộ khả năng, nỗ lực, nghệ thuật giành và giữ được cái vị trí đó cho mình. Còn ‘an Dân trị Quốc’ là sự nghiệp mà mỗi Chính khách phải nỗ lực cống hiến và chứng tỏ. Trong một xã hội thuận, lành, thiện thì hai quá trình đó luôn kết hợp nhau một cách chặt chẽ, minh tỏ, mà ít sinh ra những cái ‘rào cản’ làm méo mó, khó khăn…gây nên những bất lường, bất định, bất minh, bất trắc cho hai mối quan hệ đó trong mưu cầu và sự nghiệp của mỗi Chính khách. Ngược lại nếu xã hội không được tốt thì hai quá trình đó bị tách biệt nhau hoặc là làm nản lòng những người chính trực, hoặc tạo ra những Chính khách gắn với những tính từ khác nhau như ‘xa lông’, ‘xôi thịt’, ‘quân phiệt’…
‘Nhân tài như lá mùa Thu’ nghĩa là nhiều lắm, nhưng rồi qua một mùa, một tiết, một vụ cũng già đi, cũng rơi về gốc, tan vào đất như quy luật tuần hoàn…sau khi đã làm tròn cái chức năng hữu lý, hữu ích là quang hợp cho Cây. ‘Nhân kiệt như Sao buổi sớm’ cũng có ý là không ít đâu. Nhưng, ngôi Sao nào là còn sáng nhất khi ánh Bình minh rực rỡ dần xuất hiện, và những nhãn lực nào của Ai có nhìn ra nó không mà thôi. Thống kê quan sát mà xem, ngôi sao nào càng còn xuất hiện sáng sau lúc Rạng Đông thì ngày hôm đó Thiên Địa Nhân rất là hài hòa, nên làm gì cũng thuận lợi hanh thông. Cho nên, ngụ ý sâu sắc của câu trên ở chỗ : Nhân kiệt là người trên thông Thiên văn, dưới tường Địa lý, giữa tạo Nhân hòa là vậy. Nhưng mức độ họ phát sáng đến đâu, Ai nhìn thấy, xã hội phải thế nào mới phát hiện cho được. Thói thường dễ nhìn thấy trắng trên nền đen, nhìn thấy sáng trong khi tối…Thực ra nếu nền đen là chủ đạo thì chả có màu nào nổi được cả và vết trắng không có sức lan tỏa và không có được ngụ ý mạnh mẽ nào. Ngược lại nếu nền trắng là chủ đạo thì các mầu sắc khác thoải mái được thể hiện và cộng hưởng, còn vết đen, sẽ bộc lộ rõ ra cái ý của chính nó, người ta sẽ loại bỏ. Khi bóng tối là mịt mùng chủ đạo, đốm sáng thật tội nghiệp đáng thương, cho dù là niềm hy vọng…không khéo lại bị cho là Ma Trơi…Khi ánh sáng là chủ đạo, chan hòa, thì không còn khái niệm bóng tối, mà chỉ có ý niệm khi đêm về như một quy luật, hay sau một ngày làm việc…Chính khách phải là tầm cỡ Nhân kiệt vậy, nhưng phụ thuộc vào xã hội của họ là trắng hay đen, là tối hay sáng
Nhân dân và các tổ chức thường đánh giá về mỗi Chính khách của mình qua những hiện tượng nổi của đời sống xã hội ( Hot Symbol ), đồng thời họ ‘nổi’ hay ‘chìm’ trong những hiện tượng đó, ở cương vị của họ, gắn với một loạt các kỳ vọng vừa mặc định vừa mang tính áp lực của toàn xã hội : tiêu biểu hay không, gương mẫu hay không, tích cực hay không, cam kết hay không…Trên thực tế ở các Nước là hàng ngày các phương tiện truyền thông đưa tin về các hoạt động của các Chính khách nhiều nhất về thời lượng và tần suất, cũng như được nhiều dân chúng ở độ tuổi trưởng thành để ý đến…Người ta không chỉ bình luận, âm thầm học tập theo cách của mình, mà hơn thế cảm nhận chính xác về thời thế, các vấn đề bức thiết của xã hội, mọi bề năng lực của Đất nước…
Vì vậy, làm Chính khách ngày nay phải có khả năng cảm nhận được hơi thở của cuộc sống Dân sinh và ý thức thể hiện được bản thân là một người Công dân bình thường nhất, nhưng mẫu mực nhất trong cuộc sống đó là tính hai mặt thống nhất của Đạo đức Chính khách hiện đại. Vì trước khi các chính sách và chủ trương của các Chính khách được hiện thực là quá trình làm những người Dân quý mến, cảm tình, thông cảm, từ đó gia tăng được động hướng, thái độ tích cực của họ tham gia vào sự nghiệp chung như thế nào, để có thể bắt đầu được mọi chương trình hành động hay cải cách từ mặt bằng bình thường của xã hội. Tình cảm của dân chúng đối với các Chính khách xưa nay là điều vô cùng quan trọng, nôm na gọi là được lòng Dân, sau đó mới dẫn đến lòng tin về những chương trình lớn lao được đưa ra. Hòa vào dòng Sông Đời để dâng sóng lên cao ! Có khả năng gần gũi với Cuộc sống, Chính khách mới là con người thực sự ! Dẫn dắt được Xã hội Chính khách mới là nhà lãnh đạo thực sự ! Điều tối quan trọng là họ phải được Công chúng cảm nhận là người tiêu biểu, lương thiện, thuộc về họ !
Đến lượt xã hội quan sát, đánh giá về các Chính khách của mình. Trên Thế giới, định kỳ, nhưng thường là vào tháng Chạp, việc một số tổ chức xã hội nào đó tiến hành bình chọn những nhân vật ‘Xuất sắc’ / hay ‘có ảnh hưởng’ / hay ‘tiêu biểu’….trong năm là thể hiện cái tính xã hội hóa cao về quyền ngôn luận và tư tưởng, bộc lộ chính kiến…Có ý nghĩa hơn nữa chính là biểu hiện các cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều của xã hội đối với các Chính khách. Tựu trung đem lại tác dụng tích cực cho xã hội, hay thêm cơ hội cho người được bình chọn không chỉ định vị lại mình mà điều chỉnh lại những công tác, quan điểm chính trị, cách ứng xử công vụ của mình… đi đến đúng hơn, hay hơn, hiệu quả hơn trong vai trò, sứ mệnh của người được Nhân Dân ủy thác những mục tiêu lớn…Ngoài ra những công dân có thêm cách tư duy về Thế giới quan, Nhân sinh quan, với cách nhìn xã hội rộng mở, khách quan, tích cực !
Với xã hội Việt Nam năm nay, nhiệm kỳ mới của cả Quốc Hội Chính phủ từ cuối tháng Sáu. Nên nhìn từ khoảng thời gian đó chưa đủ để làm nên hay nhận ra một Chính khách kiệt xuất, nhưng có thể tìm thấy, lựa chọn được người tiêu biểu và sự ‘tiêu biểu’ ở họ. Cho dù chưa thể gắn với một ‘học thuyết’ cụ thể nào có thể mang tên người được chọn, cũng như thành quả ‘đột phá’ nào mà họ đã đạt được trong chặng đường đảm nhiệm cương vị trong thời gian chưa đủ dài đó. Cho dù thế, đã là ‘tiêu biểu’ thì phải có những sự thật tích cực , điển hình, được thừa nhận bởi xã hội, tương ứng với cương vị của người được chọn. Chúng ta có thể bầu chọn những Chính khách tiêu biểu của mình dựa vào những tiêu chí dưới đây, mà người Việt Nam bình thường có thể tiếp cận được, có thể dễ dàng kiểm chứng được :
– Được nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông trong ngoài nước
– Được thừa nhận về vai trò tích cực trong những điều được đánh giá hay nêu ra
– Được dân chúng kỳ vọng cao về trách nhiệm, nghĩa vụ cải cách ở cương vị của họ
– Mức độ ảnh hưởng to lớn trong các động thái của họ đối với xã hội là sự thật hiển nhiên
– Những nghị sự của họ đưa ra về lĩnh vực đảm trách là tâm điểm có tính chiến lược Quốc gia
Với Việt Nam năm nay thì những ‘Hot Symbols’, ’Hot events’ của xã hội là những gì ? Thực ra tất cả đều xoay quanh năm lĩnh vực tiêu biểu, mà bất cứ công dân Việt Nam bình thường cũng cảm nhận được bức thiết và chịu ảnh hưởng mạnh, thường xuyên đến bản thân, gia đình, tổ chức mình về các phương diện kinh tế, an sinh, tình cảm :
– Tài chính Tiền tệ
– An toàn Giao thông
– Trật tự An ninh Xã hội
– Ngoại giao Quốc phòng
– Giáo dục, Y Tế
Rõ ràng là, trong năm lĩnh vực trên thì các vị Chính khách từ Bộ trưởng trở lên đến ‘Tứ trụ Triều đình’ là đối tượng được gọi là Key Person, sẽ luôn trong tâm điểm của sự nhìn nhận và đánh giá của toàn xã hội rồi. Các Chính khách tìm thấy nguồn lực, sự hậu thuẫn, sức mạnh cốt yếu của mọi giải pháp trong lòng xã hội. Xã hội tốt luôn biết tìm ra được cho mình những Chính khách tốt và biết ủng hộ các chính sách và nỗ lực của họ. Với quan điểm như thế, những chính khách được nêu ra ở dưới đây được xem là tiêu biểu nhất trong năm:
Các Chính khách họ thực sự là người của xã hội theo nhiều nghĩa, trong đó có một điều có thể ai đó không ‘được thích’ cho lắm chính là xã hội, người Dân có quyền đánh giá họ. Đó chính là điều mỗi Chính khách phải chấp nhận một cách tích cực và lịch sự. Thay vì một quan chức cấp nhỏ lại có ‘những cái lý’ để tránh được hay không phải chịu sự xăm xoi, xét nét của sự đánh giá xã hội. Cho nên dễ hiểu rằng : Xã hội tạo ra các Chính khách nhưng các Chính khách lại tạo ra xã hội. Nhìn ở khía cạnh này thì Dân chúng lại thấy mình phải xứng đáng là công dân của một xã hội tiến bộ, không chỉ là sự văn minh tham gia và tuân thủ , mà là một lực lượng Văn hóa : nhằm tạo ra và định vị đúng các Giá trị kết tụ ở người đại diện tiêu biểu của họ là các Chính khách. Cảm nhận xã hội đối với Chính khách, và đánh giá được điều đó không chỉ là để nhận biết về tình cảm, quan trọng hơn là có cơ sở đúng để các Chính khách đo lường và điều chỉnh lại hành vi quản trị xã hội của mình. Với họ không có lý do cá nhân để đứng ngoài sự đánh giá.