Chính quyền không được xung đột với Đạo Đức !

Chính quyền không được xung đột với Đạo Đức !

KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN THÌ CHÍNH QUYỀN VÔ HIỆU !
Chúng ta có thể dễ dàng thống nhất mấy luận điểm như thế này :
– Người Dân ‘dĩ An vi Quý’ trong sống và hành xử với Cộng đồng: không trong mâu thuẫn, không có xung đột, và không bị xâm hại. Điều đó chỉ thực hiện được rộng rãi khi có một Chính quyền chính danh: thượng tôn Công Lý, thiết lập Công bằng, vì xã hội tiến bộ !
– Lương tri và sức mạnh đó của xã hội thể hiện ở chỗ : tạo nên và đòi hỏi một Chính quyền chấp Pháp trong năm việc : điều hòa được các lợi ích, bảo vệ được trật tự, bảo tồn được các cơ hội sống, ngăn chặn được hủy hoại và bình đẳng với các bên
– Không có gì tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi! Nên Chính Quyền, với tư cách Nhà nước, quản trị xã hội, có trách nhiệm lớn nhất và xuyên suốt đối với Nhân / Quả của sự chuyển hóa tạo nên Chất lượng ứng xử trong toàn xã hội : ‘Việc nhân nghĩa cốt ở yên Dân’
Tôi muốn đề cập đến vụ xét xử ‘Ông Vươn Tiên Lãng’ !
 
Tính đúng đắn trong những hành xử của Chính quyền, luôn có thể nhận dạng được qua:
– Họ thể hiện vai trò Nhà nước của Dân, vì Dân, trong hành động chấp Pháp
– Dư luận của đông đảo nhân dân và Quốc tế về Họ
– Việc làm của họ và những hệ lụy phát sinh với toàn hệ thống chính trị
Vì thế, không cần việc xét xử vụ ‘Ông Vươn Tiên Lãng’ xong hay chưa , mà ngay từ đầu đến giờ Ai ai cũng có thể đã thấy Chính quyền Hải Phòng có đúng không ? và đã sai như thế nào !
Vì đã có những dấu hiệu và bằng chứng hiển nhiên ! Khi việc cả nhà ông Vươn đã đến như thế, khi lòng Dân đã dâng đến như thế, khi các tổ chức trong nước và quốc tế đã cất tiếng đến như thế ! Khi các cấp lãnh đạo cao nhất Nước đã lo tâm đến thế ! thì không thể nói khác đi được rằng Chính quyền chỉ sai ở một vài hành vi của một hai nhân vật thừa hành trong vụ đó !
Với Ba luận điểm nêu trên thì đã thấy được là Chính quyền Hải Phòng: sai vì gây ra nguyên nhân, sai trong xử lý quá trình, sai trong việc giải quyết hậu quả ! Cho nên bây giờ là chờ mong Luật Pháp tối thượng lên tiếng !
Những nguyên tắc cốt yếu xét xử của Luật Pháp :
– Truy xét kĩ càng đến diễn tiến và các sự kiện Nhân / Quả. Càng truy được về gốc đúng đắn, càng tiếp cận đến sự Thực căn nguyên bấy nhiêu, và luôn phải được Minh xác
– Tôn trọng các ‘Quyền mặc định’ về con người và của Công dân, trong đó có quyền lao động lập nghiệp và quyền tự vệ chính đáng
– Chính quyền là một bên pháp nhân, không được đứng ở ngoài vòng Pháp luật để hành sự, hay can dự, hoặc xét xử những hành vi, tiến trình diễn ra trong vòng Pháp luât
– Nghiêm minh đến cùng với các hành vi khởi nguồn gây hậu quả xấu xã hội do cố ý, có chủ trương, tiến hành có tổ chức. Tính đến các tình tiết giảm nhẹ cho bên ‘bị động’
– Việc xét xử không được xung đột với Đạo Đức xã hội ! Nghĩa là bản thân Luật Pháp phải thực hành được các Quy tắc tuân thuận Quy luật ! Là tinh hoa của Đạo Đức vì vậy !
Trong vụ xét xử điển hình này, đừng để người Dân hiểu rằng chính Chính quyền đang đứng trên Công lý, cầm Luật Pháp để tung tác theo cách của mình ! Chính quyền là một bên Pháp nhân chấp Pháp quản trị xã hội theo Luật pháp !
Ai cũng có thể sai ! Chính quyền là một thực thể xã hội cũng có thể sai ! Điều đố không đáng sợ, nhưng rất nguy hiểm ở chỗ : không biết sửa sai, lại tiếp tục sai lớn hơn ! Khi đã như thế thì toàn Xã hội và hệ thống Pháp luật của Quốc gia đã thua nó !
Chính quyền là cấu trúc của thượng tầng chính trị, nhưng ra đời bởi sự hôn phối giữa ‘Ông Bố’ là nền Dân chủ ( Đạo ) với ‘Bà Mẹ’ là văn hóa xã hội ( Đức ) , có tư cách bởi đội mũ Nhà nước ! Cho nên ‘đứa con’ đó cho dù quyền lực cao đến đâu không được phép ‘hư’ và ‘láo’ ! Phải tiên phong và gương mẫu trong thực hành Luật pháp !

Khi Ai xung đột với Đạo Đức là xung đột với Thiên Địa Nhân ! Lại còn dùng Quyền để chà đạp lên Đạo Đức là Trời không Tha, Đất không dung, Người không thương là thế ! Nên phải nhận trách nhiệm cuối cùng và hình phạt triệt để nhất !

Tôi nhấn mạnh : Đạo Đức như trên tôi đã định nghĩa ! Như Lão Tử khai sáng ! Chứ không phải một ai hay thế lực nào tự đề ra cái chuẩn hành xử của riêng mình! Vì thế mệnh đề của Đạo Đức luôn đúng cả chiều thuận lẫn chiều đảo ! Ví dụ câu : Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ! Có đúng ở mệnh đề thuận đó không ? Bây giờ đảo lại : Yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước có đúng không ? Cụ Nguyễn Trãi không thể trả lời được ! Hay câu ‘Ý Đảng lòng Dân’ là thuận, bây giờ đảo lại xem : Lòng Dân là ý Đảng ? Đảng và Dân cùng chấp nhận được thế thì thật Chính Danh muôn thưở ! Tôi rất muốn thế !
 
Vì thế một Chính quyền lương thiện tử tế ( thuận với Đạo Đức ) nhận về mình trách nhiệm cuối cùng trong những điều xảy ra ( với Thiên Địa Nhân ) : ví dụ Chính quyền Mĩ không gây ra vụ 20 tháng 11 nhưng nhận trách nhiệm và đề bù thiệt hại cho Dân ! Chính quyền Nhật Bản không gây ra động đất và sóng thần, rất tích cực trong khắc phục hậu quả nhưng Thủ tướng Naoto Kan nhận trách nhiệm và từ chức sau khi làm hết phận sự của mình !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.