Con người và tính loài
Tôi kiên trì khảo sát nhiều năm trong Đời sống Xã hội, thấy có những giới / lớp Người mà nhân cách sống, hành vi sống của họ cũng được phân bổ, chia nhóm giống tính Loài trong Thiên nhiên vậy. Tôi đã sử dụng sự so sánh đó để thiết định ra những cơ chế và chính sách quản lí của các Tổ chức, làm nền tảng ứng xử tương ứng và phù hợp với những nhóm Người đó…
Người Mỹ là những người trọng động vật số một trên thế giới. Hội bảo vệ động vật có quyền lực lớn lắm. Nếu bạn hỏi một nam thanh hoặc nữ tú là họ thuộc típ người nào , thì họ sẽ hồ hởi cho biết ” tôi thuộc típ chó” (dog person) hoặc ” Típ mèo” ( cat person ). Nhưng đó chỉ là văn hoá phổ thông, tán chuyện vui mà thôi. Trong công tác nhà nước thì người ta phân loại và dùng khái niệm khoa học khô khan hơn. Hơn nữa, việc phân loại rất hữu dụng cho người lao động và người làm công tác quản lý,tôi xin kể sơ sau đây.
Để gúp hướng nghiệp cho nhân dân và gíup nhà quản lý điều hành nhân sự cho hiệu quả, người Mỹ đã phân thành 6 loại nhân cách ( realistic ( R ); Investigative ( I ); Artistic (A);Social ( S ); Enterprising ( E ); Conventional ( C ).
Nhưng không chỉ phân ra 6 loại khơi khơi tuỳ thích như vậy, người ta xác định mỗi loại bằng 10 đến 15 đặc điểm tính cách và 6 chân giá trị. Cũng hoàn toàn không có việc chủ quan cảm nhận các đặc điểm đó, mà phải xác định được bằng trắc nghiệm điện tử.
Bản trắc nghiệm rất khoa học, rất nhiều câu trắc nghiệm người trả lời không biết mục đích của người hỏi. Những câu hỏi khai thác tư duy, tâm lý, kiến thức, kỹ năng, đạo đức của một con người như thế khá khách quan. Máy tính ( nếu không có thì tra sổ ) sẽ cho ra điểm số, và cho ra kết quả là người đã trắc nhiệm có nhân cách(tính cách, kiến thức, kỹ năng…) ra sao .Nhân cách trọn vẹn cuả một người là tổ hợp 3 loại nhân cách, ví dụ IER; đôi khi điểm số nhân cách khá bằng nhau giữa hai tổ hợp thì người ta mang hai nhóm nhân cách, ví dụ IER và IES… và cuối cùng là in ra kết quả những nghề ( trong số 1309 nghề hay gặp/ 12000 nghề ở nước Mỹ) phù hợp với người vừa qua trắc nghiệm. Rõ ràng kết quả trắc nghiệm cũng giúp nhà quản lý hiểu khá nhiều và khá đúng về người lao động của mình, từ đó có cách quản lý khá sát thực.
Tìm hiểu cách xác định nhóm người như trên do ai xây dựng nên, tôi thấy thật đáng nể: toàn là những chuyên gia hàng đầu thế giới về tâm lý học, xã hội học, quản trị , kinh tế, tin học.
Việc đánh giá con người là việc làm rất khó, có ý nghiã lớn, cần phải khoa học thận trọng.
Tôi thấy rằng trong thực tế có những người/ nhóm người có những đặc điểm giống với một trong những Loài trên. Nhưng cũng có rất nhiều người không thể phân định rõ rằng họ thuộc nhóm nào (giả sử mỗi Loài trên là một nhóm tính cách). Vì trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, họ lại có những hành vi khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng những bảng phân tích như trên của thầy Thịnh, chúng ta có thể ứng dụng rất nhiều thứ vào thực tế cuộc sống, bằng việc sử dụng và tận dụng những điểm mạnh, những điểm tích cực của các Loài trên. Đặc biệt, điều này rất tốt cho những ai làm việc công việc liên quan đến quản lý con người.