Đầu năm Chiêm nghiệm hành trình sống

Đầu năm Chiêm nghiệm hành trình sống

TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI, TA TỰ CỨU RỖI MÌNH

Có 6 người, vốn cận bình dân, đều mong ước một cuộc sống giàu có. Thần số Mệnh cấp cho mỗi người 1 chiếc xe như nhau và chất sẵn trên đó những vật dụng thiết yếu nhất cho CS bình thường dài ngày, ko có tiền mặt, và bảo họ hãy lên đường… cho đi kèm theo con đường của họ là một ông Thầy cung cấp Tri thức khi cần

Người (A) nhủ rằng Giàu có là về già vẫn đủ những gì thiết yếu để sống. Anh ta tiết kiệm tối đa chi dùng những thứ thiết yếu trên xe. Đi đến đâu còn cố nhặt nhạnh thêm nhiều thứ cho là thiết yếu khác…Dần chiếc xe nặng nề khiến anh ta rất mệt kéo nó lúc lên đèo xuống dốc…càng đi càng khổ sở. Anh ta cố làm việc cho tuổi già của mình…
Người (B) không quan niệm gì rõ ràng, dùng cái Xe và những thứ vật dụng trên đó, một phần nhỏ làm chút lễ vật để lấy vợ chăm sóc hầu hạ mình cửa nhà, phần còn lại chia ngay cho những người thân trong gia đình, chả đi đâu cả vì nghe đồn trong thiên hạ chỗ nào cũng có cướp bóc và đói kém. Hàng ngày ăn dần và dùng thế chấp lẫn nhau để có cái tá lả. Suốt ngày như đánh bạc giả dù chẳng ra đồng bạc thực nào cả. Anh ta không làm việc nên bị ma xui quỉ khiến
Người (C) nghĩ giàu có là hàng ngày an nhàn mà no đủ. Vì thế anh ta chẳng cần lo xa gì, thoải mái chi dùng, thậm chí vượt mức, và còn lấy thứ này trên xe đổi thêm vật khác với người qua đường cho những nhu cầu hứng sinh. Quá nửa đường, vãn gần hết khiến không thể sống theo ý mình được nữa, giá trị duy nhất là chiếc xe đã cũ và rỗng, anh ta dùng nó chở hàng thuê kiếm sống dọc đường. Làm việc theo sự thuê mướn công nhật của người
Người (D) quan niệm là có tiền để mua được điều như mình sẽ muốn. Nên chỉ giữ rất ít vật dụng thiết yếu cho 3 đến 5 ngày đầu, còn lại qui ra tiền làm vốn. Xác định trước từng đoạn đường sẽ đi qua để buôn hàng từ nơi này đến nơi khác, tậu thêm xe, thuê thêm người…anh ta đã có rất nhiều tiền để sinh sự và khiến mọi người làm việc vì nó
Người (E) ngửa mặt cao vời: giàu có là phải thực hành Ân nghĩa, bởi vậy dọc đường lấy những vật dụng trên xe chia sẻ cho những kẻ nghèo khó…rút cuộc dòng người đó đi theo sau xe càng đông cùng với những lời não nề, mọi thứ cũng đã cạn, hết khả năng bố thí. Nên anh ta phải cải thành Tu Sĩ truyền Đạo và nhận được bố thí nhiều hơn bằng cách cố chứng minh cái tinh thần : để tồn tại cho cái phần xác chỉ cần rất ít
Người (G) mưu cầu phải xây dựng một xứ sở tuyệt vời ở đó anh ta là Vua…nên tập hợp những người nhiều ảo vọng, vẽ nên mảnh đất hứa, thổi vào họ lý tưởng, đề cao đức hi sinh của mọi người…tuyên bố xe vật dụng là của chung, nhưng anh ta giữ quyền định hướng, kiểm soát, phân phối, khiến mọi người phải cam kết làm việc trong TC và vì anh ta với tương lai tươi sáng do anh ta vẽ ra…

Rồi 6 người về già, Họ cũng đến được một nơi @, khi đó: (A) bo bo cất giữ những thứ xa xưa cũ kĩ và lượm lặt được / (B) thành kẻ đi móc túi vặt, ăn vạ thừa nơi cửa đề chiếu bạc xóm mình. (C) thất thểu, thiếu thốn đủ thứ và hay bất mãn với mọi điều / (D) ngủ dậy phải thấy tiền đẻ mới yên tâm / (E) người khô lại, đọc kinh mong tìm Thiên Giới / (G) đau đầu đối phó với lòng người, nghĩ cách cho con mình tiếp tục cai trị


Ông Thầy kia thỉnh thoảng được mọi người hỏi chuyện làm vui hay chiêm tư chút đời thôi, chứ thực ra 5 người đó đều làm theo cách riêng của họ. Nhiều khi họ nói “cứ theo lời ông có mà ăn cám’. Dù thế ông ấy vẫn sống được bởi ai cũng cần kiến giải gì đó, hàng ngày ghi chép mọi chuyện trên đường, khái quát lại như tích lũy thêm chút Tri thức : tìm cách hành động tuân theo quy luật . Sau này người ta mở Trường, gom những điều tương tự như ông ấy đã nói xưa thành học thuyết mà tôn ông ấy là Sư Tổ !

Câu chuyện trên tôi viết cũng như một cách tôi khái quát vài loại người tiêu biểu trong xã hội theo quan sát của mình mà thôi. Và tôi có thêm vài lời nghiệm thấy rằng : Để sống thoải mái mỗi người nên tích cực nhận thức được mà hành động Tự Giác :
– Tối thiểu hóa Nhu Cầu của mình
– Giải tỏa mẫu thuẫn tâm thế
– Làm tốt việc đề ra mỗi ngày
– Tránh xung đột Nhân Tâm
– Cải thiện Sức Khỏe & Tinh Thần\


Tôi quan sát thấy mấy ngày vừa qua :
– Một chị gia đình sống nơi phố phường xung quanh chẳng biết đến vệ sinh đô thị gì, nhà cửa bề bộn lưu cữu…ấy vậy mà đến nơi ở khách sạn 5 sao ở Thành phố Quốc tế hiện đại, chị ấy rên rằng không dám ăn rau quả sạch ở đó, đòi nước sôi tráng thìa dĩa chứ nhất định không tin nổi tiêu chuẩn của Khách Sạn đó. Đi đâu chị ấy cũng thấy dở thấy bẩn, thấy chán, thấy đắt…
– Công viên được Công ty cây xanh đô thị nỗ lực làm đẹp lên rất nhiều trước Tết, Khí hậu, và cây xanh thật đẹp… nhưng gần như không mấy người vào thưởng ngoạn, đây đó có những nhóm người đàn ông phờ phạc đủ thành phần, tuổi tác dấm dúi tụ tập tá lả. Trong khi đó các Chùa chiền chen chúc phạc phờ dòng người bon chen cầu khấn
– Một anh trung niên ca cẩm : Sáng tinh mơ thức cả nhà đi ‘hành hương’ Chùa Hương…về táng đởm kinh hồn bạt vía, không hiểu nổi một điều gì thực đang diễn ra ở đó. Chính anh ta đã mua về cả tá bánh củ mài mang thương hiệu sở tại nhưng được làm cách nơi nhà anh ta 2 km, chả ai ăn, tặng không ai quí, trong khi bánh trái đặt tiền mua dịp Tết còn đầy nhà
– Một số anh công chức thu nhập tùng tiệm, vay tiền lãi suất cao ngân hàng cho con đi du học bằng anh bằng em, và để xứng với cái tầm cỡ chức danh mình đang mang…Rồi trả nợ quá khổ, so dúi vì cắt giảm chi tiêu dịch vụ thiết yếu, đứa con sang trường quốc tế mới học quá mệt theo không nổi…Cả nhà phiền muộn, chưa biết nên hoạch định lại tương lai như thế nào…
– Nhiều người do giáo dục và ý thức cá nhân tốt nên trong mọi chuyện, mọi mối quan hệ thường có khuynh hướng tự nhiên là nhận quá nhiều trách nhiệm và quá cao so với bổn phận và nghĩa vụ, nên thường bị mắc trong cái ‘Bẫy đạo đức’ của chính mình và của người mặc nhiên áp cho mình nên rất dằn vặt khi mọi việc không được xuôn sẻ

Vậy thì có đúng là Trên đường Đời Ta tự cứu rỗi Mình không ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.