Điều tra ‘kinh tế – xã hội’ & Mô hình kinh tế hành vi

Điều tra ‘kinh tế – xã hội’ & Mô hình kinh tế hành vi

CHÍNH PHỦ TỐT SẼ ỦNG HỘ ‘CUỘC CHƠI’ ĐÚNG LUẬT !
Gần đây có một số hội thảo, khoa KT – HVHCQG chúng tôi cũng vừa tiến hành, với chủ đề : ‘Biến động dầu mỏ – những hệ quả với nền kinh tế’ . Với mục đích nữa là đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, đưa ra những đối sách. Trong bài này tôi cung cấp ‘công cụ xem xét’ dựa trên mô hình ‘Kinh tế Hành vi’ chia sẻ với các nhà nghiên cứu rằng : thay vì chỉ dùng kiến thức ( tiến sĩ…) của chính mình tưởng tượng rằng : ( nếu thì ….sẽ là …), thì cần tiến hành ‘điều tra kinh tế – xã hội học’ nhằm xác định rõ : ( tỉ trọng các yếu tố tác động đầu vào / mức độ chịu ảnh hưởng của các ngành đầu ra / phản ứng tự thân của các ngành / chuyển động tiêu dùng của các nhóm dân cư / Quan điểm phản ứng quản lý của Chính phủ ) trên cơ sở lập: ( các nhóm tiêu chí mục tiêu / xác định các nhóm mẫu / thiết định các bảng hỏi / xử lý thống kê số liệu ) rồi viết thành các báo cáo tư vấn kỹ thuật có giá trị khoa học và thực tiễn !
Nhân đây tôi muốn lưu ý thêm về ba điều :

1. Lý do nào nền kinh tế Việt Nam phản ứng : chậm trễ / méo mó với sự thay đổi đầu vào ? Chính là ‘những kỳ quái được chấp nhận’ ! Chẳng hạn tại sao giá dầu giảm mà cước phí vận tải lừng chừng không chịu giảm ! Và rất kỳ khôi khi một số người có lợi ích trực tiếp biện hộ ( thế mà có khá các học giả gật gù được ) rằng : giá xăng dầu chỉ chiếm tỉ trọng không nhiều trong cước phí vận tải, trong khi hễ giá xăng dầu lên ( ví dụ khoảng 5 % ) thì cước phí vận tải lên vù rất nhanh ( 20% ). Ngược lại xăng dầu giảm gần 20% thì cước phí mãi mới giảm hơn 5% ? ! Kỳ lạ nữa là thái độ phản ứng của các cơ quan Nhà nước quản lý kinh tế lại không rõ ràng, mạnh mẽ ngay từ đầu…( chả bù cho lúc cùng đồng thanh tương ứng với nhà nhập khẩu dầu khi nó đang tăng tí giá ) . Người dân phải chịu những ‘phi lợi ích’ vì thế

2. Nền kinh tế Việt Nam nửa ‘dơi nửa chuột’ chẳng còn là thời bao cấp nhưng vẫn vương vấn di căn, cũng chưa chịu ‘thị trường đúng nghĩa’ !!! Cho nên các chi phí và hiệu quả thực không ( đúng / đủ / chuẩn ) với bài toán kinh doanh thực cũng như với những biến động của thị trường. Thực ra phụ thuộc rất nhiều ( gần như là chính yếu ) bởi thái độ quản lý Nhà nước lưỡng lự : muốn níu giữ ‘tính độc quyền quản lý bằng phương thức hành chính’ trong khi không thể quay lưng và chối bỏ ‘cơ chế thị trường’ mang tính toàn cầu. Vì thế cứ cố đưa ra những điều chỉnh ‘quan liêu’ tìm sự hợp lý của chính mình chứ không đạt được sự hợp lý toàn xã hội ( do các phản ứng khó diễn ra thuận quy luật ) – mà bóp quả bóng bay chỗ này, lại phình ra chỗ khác mà thôi !

3. Trong một bài viết vài năm trước, tôi có giải thích khái niệm ‘Maphia’ ! Đó chính là một loại tổ chức ngầm ra đời trên cơ sở của sự bất lực xã hội với hai điều chính : sai hỏng về quản lý Nhà nước + Méo mó của phản ứng thị trường ! Nên tạo ra những ‘ngách ngầm’, những ‘hố đen’ ở đó hình thành những loại quyền lực ‘bóng tối’ ( mà ‘lợi ích nhóm’ là một trong những biểu hiện của nó ) nó thao túng, rồi vươn vòi ra những lĩnh vực, khu vực khác lôi / kéo/ hút về nó những nguồn lực và sự chi phối khác khiến ‘hố đen’ đó to phình dần ra. Hệ quả từ đó là những ‘vụ đầu cơ’ cứ như sóng trồi xô dập và hủy hoại hoạt động kinh tế bình thường, thủ tiêu các ‘tầm nhìn kinh doanh’ , hơn thế làm hỏng tâm thế lành mạnh của xã hội

Nhiều Chính phủ rất ‘ngại’ làm điều tra xã hội học – như một công cụ rất quan trọng ( lại càng không thích các tổ chức độc lập, đánh giá khách quan ) , vì họ sợ sự thật ( ‘Lạc đà rúc cát’ mới chỉ là bản năng, còn đây lại như là một thái độ ‘chính trị’ mới đáng phiền ) ! Quản lý không thể giành được một thành tựu nào khi không dựa trên sự thật ( điều tra xã hội học ) .

Giá dầu Thế giới biến động mạnh và đảo chiều như tất cả đang chứng kiến, nhưng qua đó chúng ta thấy và hiểu hơn ‘thực trạng không ổn của nền kinh tế Việt Nam’ ! Cho nên hãy : đẩy nhanh cơ chế ‘thị trường đầy đủ’ vào mọi hoạt động kinh tế ! Các cơ quan Nhà nước phải phản ứng nhanh chóng, chuẩn xác vì lợi ích của nhân dân, vì sự phát triển lành mạnh của nền Kinh tế !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.