Luận giải triết học Đông Tây vào cuộc sống
Tôi trình bày ngắn gọn về Ngũ Hành – Một tư tưởng triết học Cổ điển nhưng vô cùng tinh tế khúc triết của cả Hai Nền Triết Học Đông Tây để luận giải thêm quan niệm về Cuộc Sống với quá trình nội tại của nó và với Thế Giới. Mọi luận thuyết thực sự trở nên có ý nghĩa với Con Người khi mỗi người có thể hiểu đúng, tích cực về nó trong Cuộc Sống của mình. Truyện Kiều của Nguyễn Du vô cùng Nghệ thuật, tinh tế, nhân văn…và đã chạm được đến bao lớp người từ xưa cho dù mù chữ hay Giáo Sư… cũng vì thế.
Tất cả những bài viết của tôi khước từ : 1.Tầm chương trích cú – 2. Phức tạp dài dòng – 3. Vay mượn tư duy
Định nghĩa Biểu tượng:
1. Kim: ( Khung, Cốt , Cứng ) -> Cốt cách
2. Mộc: ( Nhánh, Chất, Mềm ) -> Tiềm năng
3. Thủy: ( Nguồn, Sinh, Lưu ) -> Tinh thần
4. Hỏa: ( Khí , Biến, Hoạt ) -> Khí chất
5. Thổ: ( Nền, Gốc, Nhưỡng ) -> Cội sinh
Cách định nghĩa trên cũng chỉ là một cách tôi qui ước về cách hiểu cơ bản nhất về Ngũ Hành của Sự vật Hiện tượng ( và quan niệm rằng đều chứa trong nó Sự Sống của chính nó, theo cách của nó).
Như vậy, bất cứ Sự vật Hiện tượng nào cũng có thể qui về nhìn nhận trên 5 phương diện Cơ bản trên của chính nó để lí giải (từ cội nguồn, đang tồn tại và đi về sự chết) trong cuộc sống của nó trong môi trường chung. Nghĩa là 5 yếu tố Kim / Mộc / Thủy / Hỏa / Thổ đều có trong mọi Sự vật Hiện tượng, sống động với Ngũ Tương ( tương sinh, tương tác, tương đối, tương khắc, tương vị nhau)…khiến cho Sự vật Hiện tượng có Cuộc sống theo cách riêng của mình, nhưng tuân thủ các qui luật chung của Thế Giới mà nó luôn trong đó…
Tôi cho rằng cái cách suy diễn : Thổ sinh Kim, Kim sinh Hỏa…như rất nhiều người đang quan niệm làm nghèo nàn Thế giới hơn là để mong giải thích nó một cách đơn giản ! Cách suy luận Thủy khắc Hỏa theo trực quan dội nước vào lửa khiến lửa tắt (vi mô) không thể giải thích được tại sao đám lửa to nếu dùng nước dội vào chỉ làm lửa bùng cháy to hơn mà thôi (Vĩ mô)? Do vậy nhìn nhận một Sự vật Hiện tượng (Vi mô) phải trong một bối cảnh, sự tương tác của Môi trường nó đang tồn tại (Vĩ mô).
Ví dụ 1: Một túi bóng hơi sẽ ngăn cản được bánh xe nhỏ đang lăn. Nhưng nếu bánh xe đó khổng lồ, sức lăn rất mạnh thì túi bóng hơi đó sẽ vỡ vụn…sự nổ vỡ của nó sẽ gia tăng thêm lực lăn của bánh xe.
Ví dụ 2: Nước làm Cây sống được, nhưng Cây bị ngâm ngập trong nước lâu sẽ chết… Sắt cứng cắt được gỗ chỉ khi nào nó được thiết kế như một cái dao hay cái cưa, nhược bằng nếu Gỗ cứng mà được làm như mũi khoan có thể làm thủng tấm thép…
Vấn đề là Cách thức và Giới hạn…Hay ho ở chỗ Con người có thể nhận thức và điều chỉnh được điều đó trên cơ sở có khả năng hiểu và hành động đúng Qui luật (như tôi đã trình bày ở bài trước – thực chất Thế Giới này vốn dĩ chỉ có 5 Qui Luật Gốc mà thôi ) Dẫn tới bản chất của mọi Sự vật Hiện tượng là ( Hoạt Hóa + Tương Tác + Cộng Sinh ) của chính nó và với Thế Giới bên ngoài, do vậy làm nên Thế Giới với 5 Qui Luật Gốc đó.
Ví dụ áp dụng mô hình tôi vẽ ở slide trên cho phân tích khác : BÀN VỀ CON NGƯỜI
Nhất Nghi: Ý niệm về Sở Hữu
Lưỡng Cực: Được / Mất
Tam Nguyên: Tham / Sân / Si
Tứ Tượng: Tiền / Danh / Lợi / Quyền
Ngũ Hành: Sức Khỏe / Phú Quí / Đẳng Cấp / Hạnh phúc / An Hòa
Ngũ Hành nói trên có cơ hội đạt được khi Nhất Nghi Sở Hữu Cá nhân được Xã hội hóa, được hóa giải…cho dù ý niệm Sở hữu là vô cùng mạnh mẽ, bức xúc, vi tế đối với Cuộc Sống của mỗi Con Người – Bởi vậy biến Cuộc sống trong hang động thành Cuộc Sống Kinh tế / Xã hội / Chính trị đầy phức tạp mà trong đó chúng ta đang sống….Cho nên chỉ khi Ý niệm Sở Hữu đạt được trình độ Xã hội hóa, được hóa giải mỗi chúng ta mới thanh thoát , mới Win <- -> Win được, mới lớn lao hơn trong Thế Giới mà chúng ta bị cuốn vào và buộc phải bon chen.