Nguyễn Tất Thịnh
……..
Nhiều bạn ( từ sinh viên đến các nhà quản lý ) có đọc những sách về ‘…định luật hấp dẫn’ – với mong cầu mình cũng có lực đó trong các quan hệ xã hội – nên thường hỏi tôi về chủ đề này. Thay vì một cuốn sách dày của nhiều tác giả, tôi viết ngắn gọn như dưới đây để tham khảo thêm
1. LUẬT HẤP DẪN ( I.NEWTON + A.EINSTEIN )
. Vạn Vật đều có ‘sức hút’ của nó , với mức độ do trọng lượng của Vật đó ; tác động nhận thấy trong 1 phạm vi không gian nhất định ( có thế năng và động năng xoay xoắn theo vị trí và sự vận động của Vật
. Giữa Vật này và Vật khác có lực hút giữa chúng: gia tăng khi ‘vòng không gian xoay xoắn’ của mỗi Vật là gây ảnh hưởng cộng hưởng ; triệt nhau khi các vòng đó của hai Vật ngược nhau
. Khi 1 Vật rất lớn ( như Trái Đất chẳng hạn ), thì lực hút của nó ‘kéo được’ mọi Vật nhỏ hơn nhiều vào không gian của nó; với Vật nhỏ hơn tương đối ( Mặt Trăng ) thì chịu chi phối trong quỹ đạo xác lập bởi Vật lớn
. Lực hút giữa vạn Vật tồn tại 1 hằng số ( G: giá trị thêm vào khi Vật ở trạng thái vận động – dù nó to hay nhỏ – ); và không đổi dù trong hệ quy chiếu nào ( điều gọi là ‘trọng lượng’ thì nhận ra được trong trạng thái ‘có tương tác’ , có ý nghĩa phổ quát
. Lực sẽ gia tăng khi hút thêm được nhiều Vật khác vào không gian của nó ( thành hiệu ứng Hố Đen / hoặc Trắng ) ; sẽ bị suy giảm nhanh chóng theo khoảng cách giữa chúng ( mức độ bình phương ).
2. MỞ RỘNG LIÊN TƯỞNG ( Bổ Đề ) VỚI CON NGƯỜI
. ‘Trọng lượng’ : là sức nặng về giá trị của một người nhất định ( hẳn nhiên là điều có sức tác động đến người khác và môi trường ở mức độ nhận thấy – vd tiếng nói ‘Tộc Trưởng có trọng lượng nhất trong phạm vi Bộ tộc )
. ‘Không gian ảnh hưởng’ : là những hoạt động của người đó nhờ hoạt hoá nên có trình độ / mức độ tác động nào với môi trường xung quanh ( khiến ai theo/ hoặc chống lại – vd : ai đó làm về khoa học / truyền thông / sự nghiệp… )
. Nói chung 1 người / tổ chức khi mà tập hợp được xung quanh mình các cá nhân khác / nhóm / cộng đồng , có ảnh hưởng / chi phối… thì ‘lực hấp dẫn’ mạnh và càng gia tăng ( có thể tốt : Trắng / hoặc xấu : Đen )
. ‘Xa mặt cách lòng’ hoặc ‘năng thăm nặng thân’ / hoặc ‘ít lợi thì bị lơi’ … là những sự thật trong quan hệ giữa người này và người khác : sẽ bị giảm đi ảnh hưởng khi giá trị tương tác qua lại xa / lỏng / thưa
. Một người có thể có ‘thứ gọi là giá trị’ – nó phải là phổ quát và trong trạng thái tương tác động ; nếu không thế thì nó cũng không bộc lộ được ‘G’ bởi vậy kết cục ‘=0’ ; hơn nữa nên tìm được tính cộng hưởng với người khác
…….
ĐIỂM QUAN TRỌNG :
Trong Thuyết Tương Đối của A. Einstein mô tả công thức nổi tiếng : E = m.C.C ( m là khối lượng ; C là vận tốc ánh sáng ) : có nghĩa là khối lượng & năng lượng là hai mặt của vật chất , có thể chuyển hóa cho nhau. Trong vật chất tiềm chứa năng lượng rất lớn, có thể giải phóng được nó. Đồng thời cho thấy rằng : mối quan hệ này nhận thấy rõ khi vật chất chuyển động với vận tốc càng lớn. Cũng như vậy liên hệ đến ‘năng lực tiềm ẩn trong mỗi người’ là luôn có, gắn với ‘giá trị của họ’ trong trạng thái hoạt hóa, khi có cơ hội giải phóng được nó sẽ rất lớn !