Năng lực Xã hội xác định cho từ chuyện nhỏ đến việc lớn
Vì tính chất nghề nghiệp, tôi được đi và đến nhiều nơi của Đất nước này…Quả thực là ở những nơi đó luôn gặp những người tự nhận hoặc được người khác coi là ‘thông minh’ / học giỏi / bằng cấp đẹp / khôn ngoan…nghĩa là ai được rơi vào một trong những từ ngữ đó là có thể thấy mình có cái tự đắc nhất định mà ‘làm hàng làm họ’ với khối kẻ khác – thậm chí nhiều kẻ đó cũng được xếp vào đâu đấy trong nhóm những từ ngữ nói trên… Rốt cuộc, ở đó có vẻ ai cũng hay cũng tốt mà thực ít ai thực nể ai điều gì, đặc biệt chẳng làm ra nổi cái gì đáng phục cả !
Một lần tôi có chương trình làm việc ở một công ty ‘lừng danh’ ở Hà Nội, một trưởng phòng làm công tác tổ chức nhân sự ở đó tâm sự : Công ty em á, nếu ví như chiếc ôtô thì mỗi người trong đó làm nên nó như là một linh kiện, một bộ phận quí nhập ngoại : người thì tuyệt vời như bộ dàn âm thanh Sony, người hết ý như động cơ Mercedes, người không chê được như bánh xe hiệu Dunlop…Bộ xậu thì toàn tốt nghiệp những trường lừng danh của Thế giới, trong họp hành họ ngầm như sóng thần, sẵn sàng bộc lộ cái xuất xứ đó mà quan trọng hóa cái lý thuyết ở nơi mình học mới là nhất là tiến bộ…rồi chẳng thấy ai là đúng, rồi ào lên muốn nhấn chìm tất cả. Có điều ai cũng trong trạng thái say thuốc phiện mà muốn nhảy lên lái xe, không thấy nổi cái lý do mình phải đứng chung với kẻ khác, phải hiệp tác với họ…vì thế họ tự thấy cái vô duyên của cả chiếc xe đó mà bất mãn với vị trí của mình. Tôi hỏi anh ta : thế còn em thì sao ? Anh ta thở dài, ngao ngán nói đầy hàm ý : Cho em chỉ huy bọn chúng cũng không đáng ! Tôi hỏi tiếp : thế lợi nhuận của Công ty ? Ban lãnh đạo vẫn công bố là tốt, nhưng chả ai biết được ‘ma ăn cỗ’ , miễn là thu nhập đừng tồi và nhờ cái công bố đó mà bọn em đầu cơ cổ phiếu của chính Công ty mình cũng không đến nỗi tệ – anh trả lời.
Thực ra Xã hội chưa thể giúp được mỗi người Định Vị và Định Hướng đúng mình
Tôi được biết một nghệ sĩ sân khấu có tiếng lắm ( ngày xưa, thời bao cấp, nhiều người cũng dễ nổi tiếng lắm vì một vai diễn, một bài viết, dăm câu thơ, một bài chuyên được hát…). Thực thì có cái nguyên nhân của hoàn cảnh, của thời buổi mà ‘mèo mù vớ cá rán’ / hay ‘thằng chột làm vua xứ mù’ …đã khiến anh rộn ràng tên tuổi…Nhưng ngay đến một vài năm trước đây, thậm chí với đồng nghiệp hỏi anh có đóng góp gì đặc sắc về nghề nghiệp, đóng đinh trong sự kiện sự nghiệp là gì, thì chẳng ai biết, anh cũng giả lả cười thay cho việc không thực có gì để nói.. ‘Thương hiệu’ của anh là cái tên nghe rất quái đản – gắn với cái thiểu năng của con người, thay cho vì cái thứ nghệ thuật hồi trước anh tham gia vào đó – Tuy thế có tên tuổi là có quan hệ rộng mở với nhiều quan chức… ( nhất là với cái dân trí ‘ nghe người có tên có tuổi có chức chứ không để ý cái nội dung ý nghĩa hay không’ / ‘phù thịnh chứ chả ai phù suy’ ), nên anh ấy bỏ nghề lao vào làm ăn buôn bán bất động sản phất lắm, một thời gian ngắn bộn tiền…Hứng chí tiên phong mở một doanh nghiệp lẫm liệt trong ngành vốn độc quyền Nhà nước…Rốt cuộc thua lỗ nặng…nhưng lại sắm được cái tiếng tăm mới ‘dân nghệ sĩ làm kinh doanh’ / ‘người biết chơi sành điệu’…Các cổ đông khác ngậm bồ hòn làm ngọt chả ai nỡ chê anh, đòi hỏi anh lợi nhuận vì cái ‘danh tiếng mới’ nổi như cồn đó. Anh lại có cớ để luôn giả lả : làm ăn kiểu nghệ sĩ mà, dân chơi khác dân thường mà…Cứ thế mà ngạo nghễ đi trong đời, mà dương dương tự đắc với các em chân dài, mà cao đạo xuất hiện những nơi hoành tráng, chê bai bặt thiệp với những anh doanh nghiệp đích thực…
Thực ra Xã hội không đủ năng lực để định danh đúng cho trường hợp này để gọi thẳng bằng những từ ngữ : đó là sự thất bại cuộc đời ! là hư danh nổi như bèo
Tôi đã nghe bao nhiêu lần từ bé về điều ‘dân Việt mình khéo tay’…Đến khi lớn lên, nhìn người các nước phát triển: họ lướt ván sóng, phối hợp đua thuyền trên thác xiết, ra ngoài khoảng không Vũ Trụ lắp nối các khoang ghép…tỉ mẩn can thiệp đến Tế bào Gen…Chứng kiến người Pháp làm Pha Lê, người Nhật làm đồ thủ công, bánh Omochi…đến việc tạo ra Oshimo tinh xảo…thâm chí cái tăm che vót nhọn 2 đầu mềm mại tẩm hương liệu nhập từ Thái, Trung Quốc…mới thực tự hỏi cái ‘khéo tay của người Việt’ là gì , ở đâu, như thế nào ? Tôi bị ám ảnh về việc : nhiều thanh niên đã trưởng thành của chúng ta được xem là học tập cực giỏi, thi được học bổng này nọ…thế mà không tự làm được những việc rất nhỏ bé hàng ngày cho chính mình…thôi thì như họ nói : ‘việc gì khó thì đi thuê’, thế là họ đi tìm người giúp việc, nhưng cũng không quản lí nổi và không khiến người ta tốt nổi với mình, phải thay đổi bao nhiêu lần…rút cuộc mẹ họ phải bỏ việc đến ở cùng mà trợ giúp lặt vặt..Có lời tâm sự lại, thì họ tự cười mà rằng : phân công lao động, mình làm việc khác đáng hơn ! Nhưng việc khác là gì khi cái con người họ ‘việc lớn thì kinh, việc nhỏ thì khinh, việc bình thường thì không thích’ ?! Tôi nhớ lại người ta ngợi ca Lance Asmtrong ( người vốn bị ung thư Tiền liệt tuyến nhưng có 7 lần vô dịch trong giải đua De Tour France ) : ‘Anh ấy là Hoàng Đế môn đua xe vì là Vua của những điều nhỏ nhặt’.
Thực ra Xã hội chưa đủ năng lực Định Chí cho mọi người
Nếu dạo quanh phố phường cực đông vào suốt cả thời gian trong ngày, đặc biệt rẽ vào các quan Bar, quán nhậu trên bình dân một tí, chịu khó lắng nghe quan sát vài hôm sẽ nhận thấy : bao nhiêu ý tưởng vung vãi như giấy ăn dưới gầm bàn, ồn ào như tiếng nhạc hổ lốn, thầm kín hoặc sặc sỡ như những ánh đèn trong đó, được đóng bộ trong những bộ Comple hoặc bên cạnh sự hiện diện của những món hàng thời trang mà xô bồ…Phần lớn là những điều vụn vặt góp nhặt từ các trang mạng Internet…Thế nào cũng kèm theo sau đó những câu tán, bình phẩm, tiếu lâm làm tóa lên những tiếng cười hơ hớ, sự dè bỉu, đãi bôi để rồi cuối cùng tản mạn đi mà hối hả len tiếp dòng người tấp nập trên đường, di tản sang đâu đó xôm tụ. Chứ thực ra sự hay chữ, sự thông minh của nhiều người trong số họ còn lâu lắm có thể hiểu nổi mà theo được để áp dụng triết lý của Thế giới phẳng ( điều là khẩu ngữ của họ ) : Tư duy Toàn cầu để hành động Địa phương, thấu hiểu Địa phương để hành động Toàn Cầu’ ! . Tôi được chứng thực rất nhiều những không khí tương tự như vậy. Một nhóm được xem là ‘tinh hoa’ của một doanh nghiệp lớn, sau nhiều lần bù khú như thế đã lên được một Slogan cho Doanh nghiệp của họ, rất kêu :’Ngọn lửa của Niềm tin’. Họ biểu tượng hóa bởi hình ngọn lửa cháy xinh xắn như bốc lên từ đầu que diêm. Tôi hỏi thế còn Niềm Tin ? Không ai trong họ thể hiện nổi theo cách xác đáng! Một người trong số đó đùa nhả nhưng ý tứ thật thay cho câu trả lời như để tự thỏa mãn với Slogan đó: Ôi dào, mệt ! Niềm Tin thì nó vô hình, phải từ từ mà thể hiện, vả lại cái đó mấy đứa bọn em đâu có đảm bảo được thay cho cách lãnh đạo họ làm sau này’ !
Thực ra Xã hội chưa đủ năng lực Định Dạng về cái hay
Sư cai trị diễn ra trong một Quốc gia, những người có trách nhiệm có đầy đủ lý do nhân văn và tìm cách dễ nhất, an toàn nhất là dựa vào Văn hóa Dân tộc mà thổi lên những tinh thần, ví như : nguồn gốc : ‘Con Rồng Cháu Tiên’ / Nhân sinh quan : ’Tình làng nghĩa Nước’ / Thái độ ‘Đóng của bảo nhau’ / cách hành xử nội bộ ‘Vợ thay được, Mẹ có một không thay được’ / cho đến cách hành xử đối ngoại : ‘Bán anh em xa mua láng giềng gần’ v.v… Thú thực nếu ai dại dột mà tranh luận với người Việt chúng ta những điều trên thì sứt đầu mẻ trán…vì ít nhất phải đối đầu với đủ những trí tuệ mẫn tiệp của các nhà khoa học, những cái đầu đầy quyền lực của các vị chức sắc, những cách nghĩ đầy ắp tình cảm của dân chúng…May mắn ra là chả ai thèm chấp mà để ý hay nói lại với mình ! Chả thế mà ta thường thấy những kẻ ngoại quốc hay người nước mình học hành ngất ngưởng, quyền hành nghiêng ngửa chỉ có khen và khen mà thôi. Ai cũng tìm cách cầm trên tay mình vài nén hương nghi ngút tỏ lòng thành kính. Đến hôm nay tất cả những điều trên đã trở thành khuynh hướng không thể khác được vì đã dựa vào ‘siêu văn hóa của nước Việt’, một phần lớn đã đi vào ‘chính thống hóa’ trong mọi tổ chức như là ‘Hệ Gen của Dân tộc’. Hôm nay chúng ta thấy bao nhiêu công trình đền thờ miếu mạo được dựng lên, được làm mới, được tôn vinh với tinh thần ‘Nhà nước và Nhân dân cùng làm’…Đâu đâu cũng có lễ hội và có điểm đến Tâm linh văn hóa…Vẫn túi tiền chung có ngần ấy, chảy đi chảy lại vào túi Tỉnh này, người này sang Tỉnh kia, người khác…GDP thực không tăng, nhưng vui…Ai cũng thấy mình thành kính thiện tâm, ba bảy núi cũng chèo tam tứ sông cũng lội, ngũ lục đèo cũng qua để hừng hực huyết quản, hăng hái đôi chân mà chứng tỏ mình không chậm chân hơn người Việt khác…Nhưng trở về cuộc sống lao động, đối nhân xử thế thường ngày có nhiều điều gì đó cứ làm day dứt xã hội…mà những tinh thần trên thực không xoa dịu êm, không cứu vãn nổi !
Thực ra Xã hội chưa đủ Định Nhân cho con người của nó
Thôi thì mỗi chúng ta thử Định Bản cho chính mình đi vậy. Tôi đã làm trắc nghiệm với nhiều người ( 100% có học vấn cao, cuộc sống trên mức trung bình của xã hội ) về câu chuyện sau :
(A) Và (B) cùng đi câu cá. Hết cả buổi, (A) giật được con cá Chép nhỏ, (B) suông cần. (A) nói: nào hai ta nướng lên nhậu chơi. (B) can : nhỏ thế chẳng bõ dính răng, thôi, thả đi làm phúc cho khỏe. (A) nghe lời thả cá lại hồ. Hóa ra đó là Cá Thần, nên hiện thành ÔngTiên mà rằng : xin đa tạ hai người. Ta xin tặng trước (A) một điều ước, và sau đa tạ (B) có ý ngăn mà ta sống nên (B) được gấp đôi những gì (A) đã ước. Câu hỏi 1 : Bạn là (A) thì ước gì ? Câu hỏi 2 : Nếu ông Tiên lại bảo : ta xin tặng (B) một điều ước trước vì đã ngăn ngừa việc ta bị nhậu. Còn (A) được một nửa những gì (B) đã ước – Bạn là (B) sẽ ước gì ?
Bạn trả lời đi, để thực hiểu mình và tự làm trắc nghiệm câu hỏi đó trong không gian sống của mình nhé, hơn nữa hãy chiêm nghiệm mà khái quát về cuộc sống, Bạn sẽ rút ra nhiều điều đấy