Phán xử về một kẻ ăn mày
KẺ ĂN MÀY THÌ ĐÃ THẾ, NHƯNG CÒN NHỮNG NGƯỜI KHÁC ?
Chuyện tôi kể về một kẻ ăn mày, thế mà thực ra chả có gì đáng nói ! Vì tên anh ta chả ai gọi, không bao giờ có ước mơ, chẳng dám nghĩ đến dự định cuối ngày, không làm ai quan tâm đến nguồn cơn, không một lý do gì đáng kể lể người nghe….
Hàng ngày anh ta kiếm xin sự bố thí ở nơi góc chợ của thị trấn nhỏ…chỉ thấy chợ tự lan, bị đuổi đến đâu, anh ta lang dạt đến đó…một hôm anh ta nằm còng queo chết trên vỉa hè ngõ vắng, lúc này người đi qua nhìn vào mới gợn lên cảm giác thương hại…
Ba vị Thần có trách nhiệm đến con người, không phải là can thiệp vào cách sống của họ mà là quan kiểm đời sống từng người để cùng phán quyết với kẻ vừa chết khiến kiếp sau đáng trở thành gì… nên ba Vị đó thường vi hành với nhau. Đó là : Thần Hộ Sinh ( xem xét mỗi người ở cách họ cư xử ), Thần Thổ Địa ( xem xét mỗi người ở cách ăn ở ) , Thần Vị Lai ( xem xét mỗi người cách họ mưu sống ). Ba Vị đó nhìn thấy kẻ ăn mày như thế, dừng lại, tọa ở trên ngọn cây to cao vững chãi nói với nhau : Nguyên lý chung của chúng ta là phán xử kiếp sau của con người là ‘reo gì đời trước, gặt nấy kiếp sau’. Nhưng chúng ta chả hề biết kẻ này, đã ăn mày thì có cái gì gọi là ‘reo’ nào không khi sống. Thôi hãy kiên trì xem nghe những người đi qua nói về anh ta như thế nào rồi dựa vào ‘khi sống thể hiện điều gì, thì sẽ quyết định đầu thai lại nó tốt hơn hay xấu đi tùy theo cách người ta nhận xét nó là Thiện hay Ácvậy.
Dần dà một đám người cũng tụ tập xung quanh anh ta..
Người A nói : anh ta sống chả làm hại ai ! Mọi người nghe cười ồ, bình phẩm : đã là kiếp ăn mày còn hại được ai cơ chứ !
Người B bảo : tôi thấy anh ta luôn lễ độ ! Mọi người lại được dịp cười to hơn : Ô hay, đã là kẻ ăn mày mà không lễ độ thì ai cho gì!
Một lát sau có người C bước lại gần, cúi xuống xác anh ta, nói đủ để mọi người nghe rõ : Thực ra tôi vài lần thấy anh ta đem đồ bố thí kiếm được chia cho mấy đứa trẻ ăn xin đói khát, không may mắn khác ! Mọi người tủm tỉm : Ô hóa ra đã là ăn mày còn có kẻ may mắn hơn kẻ khác cơ đấy !
Mọi người thốt lên : sao không thấy bóng dáng ai là chính quyền ở đây nhỉ ?! Nhưng không thể để anh ta chết mà dần trương thối ra được. Thực ra chúng ta đều thấy tuy ăn mày nhưng anh ta còn là kẻ sạch sẽ, huống hồ…. Có ai ở đây đi báo Chính quyền được một tiếng không ?
Nhiều người bỗng thất thanh : không dám, không dám đâu ! Mình lại bị lôi cổ vào việc chả ra gì ngay ! Ở đây chả có món Lợi nào cả ! Không biết chính quyền cótrách nhiệm về cái kiếp sống và chết của anh ta như thế nào để gọi ai, nhưng mọi người chúng ta sẽ phải chứng kiến và chịu cái mùi kinh khủng của nó !
Chả có chính quyền nào cả…đám người kia tự động đem xác anh ta vào nghĩa trang làm phúc chôn cất tử tế, đắp lên ngôi mộ cái bia đá ghi đơn sơ dòng chữ : ở đây một con người yên nghỉ.
Ba Vị Thần như đã tỏ, đến đây phán quyết : đủ nguyên chứng để cho anh ta sẽ được đầu thai vào một kiếp sống tốt hơn trước! Tất cả đám đông kia được ghi điểm tốt sau này. Riêng cái được gọi là Chính quyền mà đám đông vừa nói thì chúng ta ghi điểm xấu ứng vào ai, như thế nào ? Ba Vị Thần ngớ ra rồi tự vuốt râu cười ngất : hóa ra cái loài người nó có những thứ mà đến Thần Thánh chúng ta cũng không biết phán xử thể nào nhỉ ? Mà đến lạ : đám đông đối xử Thiện được như thế với kẻ ăn mày đã chết, mà sao không có cách nào khiến những kẻ có trách nhiệm đang sống khác Thiện lên được nhỉ ? Ờ… ờ…cái xã hội họ tạo ra thế nào, chúng ta chịu, nhưng từng người, từng người thì chúng ta luôn ghi sổ được về họ theo Thiện ác để tịnh lại sau này! Họ nên biết thế mà cùng tạo ra cái xã hội mà họ muốn mà thôi !
Xin gui lên trang web anh Tất Thịnh Một bài thơ của tôi, như góp thêm trang thơ của anh
Anh là mùa thu của em
Một mùa thu đến từ nơi xa lắm
Mưa thật nhiều và nắng lên thật ấm
Đánh thức em- loài hoa ngủ quên
Anh đến bên em cây cỏ cũng dịu thơm
Lá vàng rụng cho lá xanh thêm thắm
Gió thu lay một nụ hoa chầm chậm
Mở hồn nở giữa sắc mùa thu
Em đã đợi anh đợi suốt bao mùa
Anh như thu- đến khẽ khàng quá đỗi
Tình yêu trong lòng em chưa kịp nói
Nhận ra mình đang ở giữa hồn anh.
Một người sống lễ độ, không làm hại ai, có lòng bác ái đã, không được Chính quyền để ý đến khi chết. Hy vọng kiếp sau Chính quyền sẽ làm tốt hơn!
Thầy kết câu chuyện bằng một câu cũng rất hay.