Thời đại này ( XH hóa + Quốc Tế hóa + Cá Nhân hóa ) sự quản trị ?
Chúng ta đọc lại một cách vắn tắt Luận Ngữ của Khổng Tử. Và thử phủ định, thử sửa lại, thử phát triển những luận điểm gì mới và phù hơp với Thời đại mới ???
Luận Ngữ ( Khổng Tử )
Chương 1
• Có bạn từ phương xa tới thì còn gì vui hơn. Người đời không biết, trong lòng ta không oán hận.
Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? Nhân bất tri nhi bất uấn.
• Trong những người có lời nói khéo léo, đáng mặt hiền lành, thì ít có kẻ nhân.
Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hĩ nhân
• Mổi ngày ta xét ba điều: Làm việc cho ai có hết lòng khổng? Đối với bạn có vẹn chử tín không ? Đạo thầy truyền có học không ?
Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: Vi nhân mưu, nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao, nhi bất tín hồ? Truyện, bất tập hồ?
• Nước có ngàn cỗ xe.
Thiên thặng chi quốc
• Không làm bạn với kẻ không giống mình.
Vô hữu bất như kỷ giả
• Phạm sai lầm đừng ngại hối cải.
Quá tắc vật đạn cải
• Cẩn thận lúc cha mẹ chết, nhớ đến tổ tiên xa, thì cái đức của dân trở nên hậu
Thận chung, truy viễn, đức qui hậu hĩ
• Năm điều là ôn hòa, hiền lương, cung kính, tiết kiệm và khiêm nhượng.
Ôn, lương, cung, kiệm, nhượng
• Như cắt như đánh bóng, như giũa như mài.
Như thiết như tha, như trác như ma
Chương 2
• Làm việc chánh dùng lấy đức ví như sao Bắc-Thần đứng một chỗ, mà các vì sao khác đều qui chầu tất cả.
Vi chánh dĩ đức thí như Bắc-Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi
• Kinh Thi có ba trăm bài, chỉ lấy một lời mà tóm hết: Tư tưởng đừng xằng bậy.
Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tư vô tà.
• Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế và hình phạt để trị dân thì dân sợ mà không phạm pháp đó thôi, chứ thật lòng họ không biết xấu hổ. Vậy để trị dân, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh và lễ tiết. Như vậy, dân không những biết hổ thẹn mà còn được cảm hóa bởi đức độ của nhà cầm quyền, và rồi dân sẽ trở nên tốt lành.
Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sĩ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách.
• Xem xét lại những điều xưa cũ thì biết được nhiều điều mới.
Ôn cố tri tân
• Người quân tử không phải như đồ vật, không giống như ly trà mà không thể dùng vào việc khác được.
Quân tử bất khí
• Làm trước điều mình muốn nói, rồi sau hãy nói
Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi
• Quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người.
Quân tử chu nhi bất tị, tiểu nhân tị nhi bất chu
• Học mà không suy nghĩ thì sai lầm, suy nghĩ mà không học thì nguy hiểm.
Học nhi bất tư, tắc võng
• Nên nghe cho nhiều. Điều gì chưa rõ thì hãy tồn nghi, chớ có nói ra. Còn điều gì mình đã biết thì hãy nói dè dặt.
Đa văn khuyết nghi, thận ngôn kỳ dư.
• Hiếu với cha mẹ, từ ái với mọi người thì dân sẽ hết lòng.
Hiếu từ tắc trung
Chương 3
• Việc ấy nhẫn tâm làm được thì việc gì mà không nhẫn tâm làm được
Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã
• Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?
Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?
• Lễ cần ở tiết kiệm hơn là xa hoa. Tang lễ cần có lòng đau xót người chết hơn là lòe loẹt phô trương.
Lễ, dữ kỳ xa dã, ninh kiệm. Tang, dữ kỳ dị dã, ninh thích.
• Tế thần như có thần ở đó
Tế thần như thần tại
• Thầy Tử Cống muốn bỏ việc dâng dê sống trong lễ Cốc sóc (ngày mồng một) đi. Khổng-tử nói: “Tử Cống, ngươi quý trọng con dê, ta quý trọng lễ Cốc sóc.”
Tử Cống dục khử cốc sóc chi hy dương. Tử viết: “Tứ dã! Nhĩ ái kì dương, ngã ái kì lễ.”
• Bề chúng tôi phục vụ vua phải hết lòng
Thần sự quân dĩ trung
• Việc đã xong chớ can gián, việc đã qua chớ trách cứ.
Kí vãng bất cữu.
• Thiên hạ vô đạo lâu rồi, Trời lấy Khổng Tử làm mõ gỗ để tuyên dương giáo hoá.
Thiên hạ chi vô đạo dã cửu hĩ, thiên tương dĩ phu tử vi mộc đạc
Chương 4
• Con người phải nỗ lực tự mình thành tựu nhân. Nhân lại cũng là yếu tính của người quân tử, người quân tử không thể trong bất cứ tác vi nào mà xa rời nhân được.
Quân tử khử nhân ô hồ thành danh. Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị.
• Xem xét lỗi của người, vậy hiểu biết được về Nhân.
Quan quá, tư tri nhân.
• Sáng nghe đạo, tối chết cũng cam.
Triêu văn đạo, tịch tử khả.
• Ai mặc xấu ăn cực mà thấy xấu hổ, thì chưa đủ chê.
Sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị.
• Khổng Tử nói với Tăng Sâm: «Sâm à, đạo ta chỉ có một lẽ mà thông suốt tất cả.» Tăng Tử đáp: «Vâng.» Khổng Tử đi ra khỏi cửa, môn đệ hỏi Tăng Tử: «Thế nghĩa là gì?» Tăng Tử đáp: «Đạo của thầy chỉ là trung thứ mà thôi.»
Tử viết: “Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi.” Tăng Tử viết: “Duy.” Tử xuất. Môn nhân vấn viết: “Hà vị dã?” Tăng Tử viết: “Phu Tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hĩ.”
• Quân tử hiểu nghĩa, tiểu nhân hiểu lợi
Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi
• Người có đức thì không lẻ loi, tất có bạn cũng trọng đạo đức như mình.
Đức bất cô, tất hữu lân
Chương 5
• Cây mục không thể chạm được vậy.
Hủ mộc bất khả điêu
• Văn chương của Thầy thì ta nghe đã nhiều. Còn bản tánh con người và Đạo Trời thì chẳng nghe thầy dạy.
Phu Tử chi văn chương, khả đắc văn dã. Phu Tử chi ngôn Tính dữ Thiên Đạo bất khả đắc nhi văn dã.
• Quý Văn Tử làm việc gì cũng nghĩ đi xét lại ba lần rồi mới làm. Nghe ấy, đức Khổng Tử nói: “Hai lần, ấy đã khá vậy”.
Quý Văn Tử tam tư nhi hậu hành. Tử văn chi viết: “Tái, tư khả hĩ!”
• Khổng Tử ở nước Trần, bảo: “Về thôi, về thôi ! Môn sinh ở quê hương ta có chí lớn nhưng không thận trọng, có văn thái rõ ràng, nhưng không biết tự chế tài mình”.
Tử tại Trần viết: “Quy dư! Quy dư! Ngô đảng chi tiểu Tử cuồng giản, phỉ nhiên thành chương, bất tri sở dĩ tài chi.”
Chương 6
• Trò Ung có thể ngồi quay về hướng Nam.
Ung dã khả sử nam diện.
• Không thiên nộ, không quá đáng đến hai lần.
Bất thiên nộ, bất nhị quá
• Cưỡi ngựa đẹp, mặc áo lông cừu tượng trưng cho phú quí.
Thừa phì mã, ý khinh cừu
• Nhan Hồi hiền vậy thay! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẻm tồi tàn, kẻ khác không kham nổi cảnh khổ đó, mà Hồi thì chẳng đổi niềm vui. Hồi hiền vậy thay!
Hiền tai, Hồi dã. Nhất đan thực, nhất biều ẩm, tại lậu hạng, nhân bất kham kỳ ưu, Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai, Hồi dã
• Văn hoá và vật chất đầy đủ sẽ có người tử tê
Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử
• Quỉ thần thì kính mà xa ra
Kính quỉ thần nhi viễn chi
• Trước khó sau dễ định ngày lên cao.
Tiên nan nhi hậu hoạch
• Người có nhân ái thì ưa thích và biến báo như nước.
Trí giả lạc thủy
• Bậc quân tử học rộng văn chương và khép mình vào Lễ, như vậy sẽ không phạm điều trái đạo lý.
Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ Lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ phù.
• Người nhân là kẻ muốn tự lập thì cũng thành lập cho người, muốn thành công thì cũng giúp người thành công. Có thể từ bản thân mình mà suy ra cách đối đãi người khác, đó có thể gọi là phương pháp thực hành nhân vậy.
Phù nhân giả, kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân. Năng cận thủ thí, khả vị nhân chi phương dã dĩ.
Chương 7
• Thuật lại chứ không sáng tác
Thuật nhi bất tác
• Kẻ nào đến ta xin nhập môn, dâng lên ta một xâu thịt khô; ta chưa hề chê lễ mọn mà từ chối dạy.
Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên.
• Kẻ nào chẳng gắng sức để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được. Kẻ nào không cố gắng tỏ bày ý kiến, thì ta chẳng giúp cho phát triển được. Kẻ nào biết một góc mà chẳng chịu tìm hiểu thêm ba góc kia thì ta chẳng dạy cho.
Bất phẫn, bất khải. Bất phỉ, bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã.
• Tay không đánh nhau với cọp, không thuyền mà lội bừa qua sông lớn thì có chết cũng không ai thương tiếc, nhưng ta thì không thể nào như vậy.
Bạo hổ bằng hà, tử nhi vô hối giả, ngô bất dữ giã.
• Co cánh tay gối đầu, trong ấy có sự vui.
Khúc quăng nhi chẩm chi, lạc tại kỳ trung hỷ.
• Còn giàu cùng sang, đối với ta như mây nổi.
Phú thả quý ư ngã như phù vân.
• Tử không chịu nói chuyện “Quái lực loạn thần”.
Tử bất ngữ : quái, lực, loạn, thần”.
• Trời ban đức cho ta.
Thiên sinh đức ư dư.
• Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ
• Người quân tử luôn vui, kẻ tiểu nhân luôn buồn.
Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích.
Chương 8
• Có thể nhờ người nào một con cao bằng sáu bằng thước được, có thể phó thác cho người nào công việc cai trị một trăm dặm được, thì người ấy gọi được bằng quân tử.
Khả dĩ thác lục xích chi cô, khả dĩ kí bách lí chi mệnh.
• Kẻ sĩ phải có chí khí rộng rãi và cương nghị. Trách nhiệm nặng nề mà đường thì xa. Ðức nhân là trách nhiệm của mình như vậy không nặng nề sao? Ðã làm điều phải thì phải làm cho đến chết mới thôi, con đường như vậy không phải là xa sao?
Sĩ bất khả dĩ bất hoẵng nghị.Nhiệm trọng nhi đạo viễn. Nhân dĩ vi kỷ nhiệm, bất diệt trọng hồ? Tử nhi hậu dĩ, bất diệt viễn hồ?
• Có thể làm cho dân theo con đường của ta, không thể làm cho họ biết đó là cái gì.
Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi.
Chương 9
• Khổng Tử vĩ đại thật. Ông học rộng, nhưng chẳng nổi tiếng riêng một môn nào cả.
Đại tai Khổng Tử, bác học nhi vô sở thành danh.
• Nếu Trời muốn làm mất nền văn hoá đó, thì kẻ chết sau là ta không được dự vào nền văn hóa đó. Vì Trời chưa muốn làm mất nền văn hoá đó, nên người đất Khuông làm gì được ta!
Thiên chi tương táng tư văn dã, hậu tử giả bất đắc dữ ư tư văn dã. Thiên chi vị táng tư văn dã, Khuông nhân kỳ như dư hà.
• Thuở bé ta chịu cảnh nghèo, nên phải làm việc hạ tiện.
Ngô thiếu dã tiện, cố đa năng bỉ sự.
• Ta từ nước Vệ trở về Lỗ, nhiên hậu nhạc mới được chỉnh đốn lại, Nhã Tụng được đặt đúng chỗ.
Ngô tự Vệ phản Lỗ, nhiên hậu nhạc chính, Nhã Tụng các đắc kỳ sở.
• Ngày đêm cuồn cuộn chảy như thế nầy ư!
Thệ giả như tư phù, bất xá trú dạ.
• Lớp trẻ là đáng sợ, biết đâu sau này không như ngày nay. Người bốn, năm mươi tuổi mà không có tiếng tăm gì, thì cũng không đáng sợ.
Hậu sinh khả úy yên tri lai giả chi bất như kim dã. Tứ thập ngũ thập nhi vô văn yên, diệc bất túc úy yên nhi hĩ.
• Tướng đầu của ba đội quân lính thì cướp lấy được. Ý chí của một người đàn ông thường thì chẳng cướp lấy được.
Tam quân khả đoạt súy, thất phu bất khả đoạt chí.
• Mặc áo rách áo cũ đứng chung với kẻ mặc áo lông mà không hổ thẹn, ấy là trò Do vậy. Chẳng ganh ghét chẳng tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp.
Ý tệ uẩn bào dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ giả, kỳ Do dã dư. Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang.
• Mỗi năm đến mùa đông lạnh, các loài thảo mộc đều khô héo, rụng lá, chỉ có cây tùng cây bá vẫn tươi xanh và còn đủ cành lá.
Tuế hàn nhiên hậu tri tùng bách chi hậu điêu giả
• Người trí thì không còn nghi ngờ; người nhân thì không còn ưu tư; người dũng thì không còn sợ hãi.
Trí giả bất hoặc; nhân giả bất ưu; dũng giả bất cụ.
”
Chương 10
• Nhan Hồi coi ta như là cha, ta không thể không coi nó như là con
Hồi dã thị dư do phụ dã. Dư bất đắc bất thị do tử dã.
• Đạo thờ người còn chưa biết, sao biết được đạo thờ quỉ thần. Sự sống còn chưa biết, sao biết được sự chết?
Vị năng sự nhân, yên năng sự quỉ. Vị tri sinh, yên tri tử?
• Làm không đúng tiêu chuẩn.
Quá do bất cập.
• Người được gọi là đại thần thì lấy Đạo mà phụng sự vua. Nếu không được như vậy, thì hãy rút lui từ quan.
Sở vị đại thần giả, dĩ Đạo sự quân, bất khả tắc chỉ.
• Các em khỏi cần vì ta chỉ lớn hơn bằng một ngày thôị.
Dĩ ngô nhất nhật trường hồ nhĩ, vô ngô dĩ dã.
Chương 11
• Khép mình theo lễ ấy mới là người.
Khắc kỷ phục lễ vi nhân
• Bước ra khỏi nhà, ta phải thủ lễ dường như sắp gặp khách quý. Khi bảo dân thi hành công vụ, ta phải sốt sắng dường như thừa hành cuộc cúng tế lớn. Những gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình chớ thi hành cho người. Có như vậy, dân trong nước không ai oán mình mà người thân trong gia đình cũng không oán mình nữa.
Xuất môn như kiến đại tân. Sử dân như thừa đại tế. Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Tại bang vô oán, tại gia vô oán.
• Tự xét lấy mình, thấy mình chẳng có một mảy tà ác, thì còn lo sợ nỗi gì?
Nội tỉnh bất cứu, phù hà ưu hà cụ.
• Chết sống có mạng, giàu sang tại Trời.
Tử sinh hữu mệnh, phú qúy tại thiên
• Quân tử kính mà không để thoát, đối xử người thì khiêm cung mà không vô lễ, trong bốn biển đều là anh em một nhà cả.
Quân tử kính nhi vô thất, dữ nhân cung nhi hữu lễ; tứ hải chi nội, giai huynh đệ dã
• Lời dèm pha cũng như nước thấm nhuần, lời tố giác cũng như da cảm thụ.
Tẩm nhuận chi trấm, phu thụ chi tố.
• Vua phải ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con.
Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử
• Quân tử gây thành cái hay cho người, không gây thành cái ác cho người, tiểu nhân không thế.
Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác, tiểu nhân phản thị.
• Cái đức của người quân-tử cũng như gió, cái đức của kẻ tiểu-nhân cũng như cỏ. Gió thổi trên cỏ thì cỏ phải lướt xuống mà theo.
Quân-tử chi đức phong, tiểu-nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong tất yển.
• Giận cáu lúc một sáng, mà đã quên hết về mình, quên tới người thân của mình. Nếu ấy không phải là điều ngờ lạ thì là điều gì?
Nhất triêu chi phẫn, vong kì thân dĩ cập kì thân, phi hoặc dư?
• Người quân tử lấy văn để tụ tập bạn hữu, để bạn hữu giúp nhau tiến vào đạo nhân.
Quân tử dĩ văn hội hữu, dĩ hữu phụ nhân
Chương 12
• Ắt phải sửa cái danh cho chánh vậy
Tất giả chánh danh hồ
• Danh-từ không chánh thì làm việc gì chẳng có nghĩa lý rõ rệt, còn danh phận chẳng định.
Danh bất chánh tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc vạn sự bất thành
• Người cầm quyền phải vì hạnh phúc của dân khiến kẻ trong nước vui dạ, còn những kẻ phương xa phấn khởi mà đến ở.
Cận giả duyệt, viễn giả lai.
• Người nào cương trực can đảm, kiên tâm trì chí, thật thà chất phác lại ít nói thì gần với đức nhân.
Cương nghị mộc nột cận nhân.
• Chẳng dạy bảo dân mà bắt họ đi đánh giặc, đó là đẩy họ đến chỗ thua chết mà thôi.
Dĩ bất giáo dân chiến, thị vị khí chi.
Chương 13
• Hết lòng với người mà không chỉ bảo họ theo điều hay lẽ phải ư?
Trung yên năng vật hối hồ
• Ai có trí như Tang Vũ Trọng, thanh liêm như Mạnh Công Xước, dũng cảm như Trang Tử ở đất Biện, tài nghệ như Nhiễm Cầu, về mặt văn thì thạo lễ nhạc, người đó có thể xem là toàn diện.
Nhược Tang Vũ Trọng chi trí, Công Xước chi bất dục, Biện Trang Tử chi dũng, Nhiễm Cầu chi nghệ, văn chi dĩ lễ nhạc; diệc khả dĩ vi thành nhân hĩ
• Thấy món lợi bèn nhớ điều nghĩa. Thấy thế nguy bèn hy sinh không tiếc mạng. Bình sanh khi giao ước điều gì thì dẫu bao lâu cũng không quên.
Kiến lợi tư nghĩa, kiến nguy thụ mệnh, cửu yếu bất vong bình sinh chi ngôn, diệc khả dĩ vi thành nhân hĩ.
• Quản Trọng theo giúp Tề Hoàn Công nên nghiệp bá, nhờ vậy mà thiên hạ từ loạn đổi sang trị. Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải gióc tóc và vắt vạt áo bên trái như giới man di. Lẽ nào vì tấm lòng trung quân nhỏ hẹp tầm thường mà đi treo cổ bên lạch suối sao?
Tử Cống viết: “Quản Trọng phi nhân giả dư? Hoàn Công sát Công tử Củ, bất năng tử, hựu tướng chi.” Tử viết: “Quản Trọng tướng Hoàn Công, bá chư hầu, nhất khuông thiên hạ, dân đáo vu kim thụ kỳ tứ. Vi Quản Trọng, ngô kỳ bị phát tả nhậm hĩ. Khởi nhược thất phu thất phụ chi vi lượng dã, tự kinh ư câu độc nhi mạc chi tri dã?”
• Dùng sự ngay thẳng đối với kẻ oán thù, đem ân đức đối với người hiền đức.
Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức.
• Khổng Tử nói: ‘Không ai hiểu cho ta cả!’. Từ Cống hỏi: ‘Sao lại không có người hiểu thầy?’. Khổng Tử đáp: ‘Ta không oán trời, không trách người. Ta học nơi việc người để đạt đạo trời; biết ta chỉ có trời chăng?’
“*:Tử viết: ‘Mạc ngã tri dã phù!’ Từ Cống viết: ‘Hà vi kỳ mục tri tử dã!’ Tử viết: Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt tri ngữ giã kỳ thiên hồ?”
• Đạo ta thi hành được ư? Đó là mệnh trời; đạo ta không thi hành được ư? Đó là mệnh trời.
Đạo chi tương hành dã dư? Mệnh dã; đạo chi tương phế dã dư? Mệnh dã.
• Kẻ biết việc bất khả thi mà cứ làm
Tri kỳ bất khả nhi vi chi giả
• Lấy lòng kính sợ Trời mà sửa mình.
Tu kỷ dĩ kính
”
Chương 14
• Quân tử cố giữ mình lúc khốn cùng, tiểu nhân lúc khốn cùng thì làm bậy.
Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ.
• Bậc chí sĩ thì ai cũng không ham sống để bỏ mất nhân, thà liều thác để giữ trọn đạo nhân.
Chí sĩ nhân nhân vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát nhân dĩ thành nhân.
• Người không lo xa thì ắt sầu gần.
Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu.
• Người quân tử trách ở mình, kẻ tiểu nhân trách ở người.
Quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân
• Tử Cống hỏi ông: “Có một lời nói nào mà có thể trọn đời thực hành không?” Khổng Tử đáp: Dó là chữ THỨ nghĩa là “Điều gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác”.
Tử cống vấn viết: “Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung sanh hành chi giả hồ?” Tử viết: “Kì thứ hồ! Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân.”
• Chỉ con người mới có thể phát huy cho Đạo được lớn mạnh sáng rỡ; chứ ngược lại thì không.
Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhân
• Lỗi mà không sửa, ấy gọi là lỗi vậy.
Quá nhi bất cải, thị vị quá hỹ.
• Trước đây ta mảng lo trầm tư mặc tưởng, ngày quên ăn đêm quên ngủ. Xét ra việc ấy là vô ích, chẳng bằng chăm học còn hơn.
Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tẩm dĩ tư. Vô ích. Bất như học dã.
• Dạy người, ta không phân biệt đó là loại người nào, lý lịch thế nào.
Hữu giáo vô loại.
”
Chương 15
• Tại sao đi đánh bề tôi gánh vắc xã tắc của nước?
Xã tắc chi thần dã. Hà dĩ phạt vi.
• Thiên hạ có đạo thì kẻ thứ nhân không chê.
Thiên hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị.
• Có ba bạn có ích, ba bạn có hại. Bạn ngay thẳng, bạn thành thật, bạn nghe biết nhiềứu là ích vậy. Bạn giả bộ uy nghi, bạn hay chiều chuộng, bạn khéo xiểm nịnh là hại vậy.
Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trục, hữu lượng, hữu đa văn, ích mỹ, hữu biền tịch, hữu thiện nhu, hữu biền nịnh, tổn hỹ.
• Lúc nhỏ khí huyết chưa sung túc phải giử gìn sắc dục. Lúc lớn khí huyết đang hăng phải giử gìn việc tranh đấu. Lúc già khí huyết suy kém Phải giử gìn việc tham lam.
Thiểu chi thì, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kì tráng dã; huyết khí phương cương; giới chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc .
• Người quân tử có ba điều sợ: Sợ mạng Trời, Sợ bực đại nhân, Sợ lời Thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mạng Trời nên không sợ vậy, lờn dể bực đại nhân, khinh dể lời của Thánh nhân.
Quân tử hữu tam úy: Úy Thiên mệnh, Úy đại nhơn, úy Thánh nhơn chi ngôn. Tiểu nhơn bất tri Thiên mệnh nhi bất úy dã, áp Đại nhơn, vũ Thánh nhơn chi ngôn.
• Người quân tử phải có chín điều lo nghĩ: Nghĩ nhìn rõ, nghe nghĩ thông, sắc mặt nhu hòa, dáng vẻ cung kính, lời nói trung tín, phụng sự tôn kính, nghi ngờ phải đả thông, oan ức phải tự xem xét, luôn nghĩ đến việc nghĩa.
Quân tử hữu cửu tư: Thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn, phẫn tư nan, kiến đắc tư nghĩa.
Chương 16
• Tính gần giống nhau, do học tập nên khác nhau.
Tính tương cận, tập tương viễn.
• Giết gà cần gì phải dùng dao giết trâu?
Cát kê yên dụng ngưu đao?
• Những kẻ ngoài mặt oai vệ mà trong lòng nhu nhược, thì là hạng tiểu nhân, họ có khác nào bọn trộm trèo tường khoét vách đâu?
Sắc lệ nhi nội nhẫm, thí chư tiểu nhân, kỳ do xuyên du chi đạo dã dư
• Hóng chuyện ở ng