Thứ Quý của Thày Lang
Tôi đi qua mỗi một năm trong hành trình các vùng miền và làm việc, hay quan sát những ‘chuyện thực’ trong đời, ở người ….để tổng kết, để thêm ví dụ chứng nghiệm…. Nhưng cũng có khi ‘phải tự sáng tác chuyện không có thật’ miễn sao tải được ý ‘THẬT : NHẤT NGHỆ TINH NHẤT HIỂN VINH’ theo nghĩa mỗi người hãy có được ‘thứ Quý….’ để hành được ‘nghiệp Quý’ . Chuyện nhỏ này là vậy !
………………..
Một thày lang, từ trẻ được truyền lại cho các bài thuốc , tuy là rất hiếm hoi, nhưng hành nghề được ít năm trong cái làng nghèo nhỏ của mình, qua tuổi ‘tam thập nhi lập’ đủ ăn đủ mặc, nhưng mãi chả hơn nhiều người làng được bao lăm , thấy chán chường, bèn kêu Giời ! Tiên Ông hiện xuống nghe lời anh tha thỉnh cầu : muốn được đi trong Thiên Hạ để gặp được vận Quý mà ‘lên đời’. Ngài cả cười mà rằng : sáng mai con hãy lên đường, đi đến đâu như muốn, trong vòng một năm, Ta cho con một chiếc túi vải lớn, hãy để trong đó ‘thứ Quý con có’ . Dọc đường con có thể cho thêm vào đó ‘những gì Quý’ khác do con nhặt hay kiếm được, hoặc ai cho con. Nên nhớ : cách của con càng Quý thì những sự được thêm cũng càng Quý. Vào ngày cuối cùng của năm sau, ta đợi con ở Nơi Ấy, đưa trả lại cho ta cái túi vải, rồi tùy theo trong đó có và còn gì thì Ta sẽ trao lại con ‘điều Quý từ ta : gọi là Vận Quý’ như chính lúc đó con sẽ ước. Tại sao phải vậy ? Vì Giời hay Ta chỉ tặng cơ hội, chứ không cho không ai điều gì.
Anh ta vui mừng , theo lời Tiên Ông dặn, hôm sau ngẫm nghĩ mãi ‘thứ Quý của mình’ thực chỉ là những gói thuốc gia truyền còn lại trong nhà, nên bỏ vào túi vải cùng một ít lương khô, rồi lên đường đầy lạc quan. Những thời gian đầu anh ta thích tìm đến những nơi đô hội phồn vinh sầm uất cho thỏa nỗi thiệt thòi tầm mắt và hưởng thụ vốn chỉ quanh quẩn trong làng nghèo nhỏ của mình . Những thứ anh ta bỏ thêm vào túi vải, phần lớn chỉ là những ‘thứ Quý’ thừa thãi của Thiên Hạ, hoặc nhặt may nhặt được cái ‘xanh xanh đỏ đỏ’ mà trước anh chưa từng có. Nhiều lúc anh phải vứt bỏ bớt những gói thuốc để trong túi để rộng chỗ để những thứ mới vào tiếp ( hơn nữa những vị thuốc anh mang theo cũng chỉ để phòng chữa cho chính anh – hoặc những bệnh người nghèo trong làng nghèo thường gặp phải thôi – gần như chẳng có cơ hội và được trọng dùng với những nơi trù phú anh đi qua ). Do thế, cách anh có được chúng cũng chẳng được Quý cho lắm, nên nhận lại được cũng chỉ đến thế thôi. Rồi cái thứ Quý của ngày hôm qua anh xung phải lọc bỏ bớt để thêm cái thứ Quý mới của ngày hôm nay mà anh gặp , có tiếp….Tuy thế, cái túi cũng dần đầy lên…. Không ít lần, gặp được một số ‘Cao nhân’ trò chuyện trên đường, họ hỏi anh có thứ Quý gì, anh mang những gì trong túi ra bày biện kể lể….Đa phần họ thoảng qua và nói ‘thứ đã là Quý thì hẳn phải có ích cho nhiều người, cho Thiên Hạ, chứ lại chỉ là ‘thứ riêng’ tích cất mãi trong túi sao ? Với bọn họ nếu có thứ Quý thì đã dùng, đã cho, mà Quý đến mức phải tích giữ mãi lại thành khổ chủ’ . Vốn cũng là ‘một trí thức nhỏ’ nên thỉnh thoảng có thỉnh kiến được các ‘Hiền Sĩ’ nghe, cảm được những điều hay, nhưng không thể bỏ vào túi nên nhớ nhớ quên quên lỗ mỗ, thêm hâm hiu thế nào ý. Anh hiểu là những người đó thường đến : hoặc đến nơi Phủ Vua Chúa bàn Quốc gia đại sự, hoặc tìm nơi nghèo khổ để giúp đời, hoặc dấn thân vào chỗ cuộc sống thử thách để tôi luyện và thể hiện ‘điều Quý’ của bản thân…Cả ba nơi đó anh đều không muốn, không thể…. Một ngày anh thấy trong bản thân có ‘diễn biến tâm lý’ tự lung lạc dần : chả biết con đường của các ‘Cao nhân’ hay ‘Hiền Sĩ’ có đi đến ‘điều Quý’ nào không ( cũng không ai trong số họ, sau khi thấy những thứ Quý anh mang ra khoe kể, có ý thèm muốn, đổi chác, muốn chia sẻ gì hoặc đề nghị anh cùng họ lên đường….). Anh mung lung : liệu có đến Nơi Ấy hẹn gặp Tiên Ông nữa hay chăng ???
Sắp vãn một năm, tinh thần thể xác mệt yếu, hăng hái đi tiếp không còn, anh quyết quay về làng của mình ! Vào ngày cuối cùng khi đặt được chân đến đầu làng…Ôi ! Nhìn người dân vì nghèo khổ, thiếu thuốc mà la liệt ốm đau nhiều quá! Thật thương tâm ! Anh tự trách : không còn liều thuốc nào lúc này để chữa trị cho họ. Những ‘thứ Quý’ anh tích góp trên đường hóa ra chẳng thứ gì giúp được người dân làng lúc này, cũng không giúp anh đổi được bữa ăn ( vì dân làng đang lâm cảnh thế thì họ chả thiết gì đến thứ Quý trong túi của anh ! ). Anh ngửa mặt lên than : Giời ơi…! Tiên Ông hiện ra, nhân từ nói : ‘Nơi Ấy’ chúng ta hẹn nhau vào ngày cuối năm hóa ra lại là đây : ngôi làng nghèo nhỏ của chính con. Nào hãy đưa túi vải trả ta, và xem ta có thể tặng con những gì nhiều hơn thế nào ? Anh ta lấy đưa ra khỏi túi vải mọi thứ trong đó…. Và thưa : con thực là chỉ còn biết ước giúp được ngay và luôn những người nghèo bệnh này ! Tiên Ông dùng gậy của mình đập nhẹ vào chúng…cái thì thành tro bụi, cái tan thành khói đen, cái thì thành sỏi đá vụn ….Ngài đưa cho anh một chiếc túi khác, hiền hậu nói : đây con hãy nhận lại, và hãy bắt đầu cho thời gian mới đi : thay vì cố ‘hơn người’ mà hãy dùng điều Quý của con để ‘vì người’ ! Người biến mất. Anh mở túi mới ra, trong đó chính là những gói thuốc như anh ta đã từng làm ra được, từng có và bỏ đi trên đường !
Anh hướng lên Giời bái lạy Tiên Ông…rồi dứt khoát, mạnh mẽ, nhanh chóng, xốc vác…. bắt tay vào công việc của mình với những người dân nghèo đang đau ốm…..
THƯ QUÝ GIÁ NHẤT CỦA THẦY LANG LÀ BÀI THUỐC QUÝ DÙNG ĐỂ CUU NGƯỜI.
KHÔNG MÀNG GIÀU SANG, KHÔNG CẦU CHỨC DANH. KHÔNG VỤ LỢI.
THẦY THUỐC CHÂN CHÍNH PHẢI CHÍNH TRỰC VỚI CHÍNH MÌNH.
BÀI THUỐC QUÝ CHỈ KHI NÀO MẮC BỆNH ĐƯỢC NÓ CUÚ SỐNG MỚI THẤY GIÁ TRỊ CỦA NÓ.
TRONG HOÀN CẢNH NÀY THÌ CỔ NHÂN NÓI QUẢ KHÔNG SAI : NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH.
NGHỀ NHỎ NHƯNG CAO QUÝ.
CẢM ƠN THẦY THỊNH ĐÃ THẤU HIỂU CUỘC ĐỜI. GÓC KHUẤT CỦA NGHỀ THẦY LANG .
VÀ TÔI MỘT BS ĐÔNG Y NGUYỆN TRỌN ĐỜI VÌ SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOE CHO NHÂN DÂN CHỈ BẰNG THUỐC NAM. NAM DƯỢC TRỊ NAM NHÂN. TÔI TỰ HÀO VÌ TRONG ĐỜI THẦY THUỐC CỦA MÌNH ĐÃ CUU CHỮA HÀNG NGHÌN NGƯỜI BỆNH MẠN TÍNH, NAN Y GIÚP HỌ TỰ TIN TRƠ VỀ ĐỜI SỐNG BÌNH THƯỜNG . ĐÓ LÀ SỰ NGHIỆP CỦA TÔI.
CẢM ƠN THẦY THỊNH ĐÃ THẤU HIỂU.