‘Vài nhận xét vui’ về các Quốc gia…
HÃY LÀM CÁC CON SỐ ‘BIẾT NÓI’
Mỗi một Quốc gia có một số điều thuộc bản chất. Tôi viết những điều dưới đây cũng thuần túy như ‘lữ khách’ …, vì mang ‘tính vui’ nên gắn với những con số chỉ tương đối, nhưng cố gắng điển hình hóa ( đồng quy về các số 1/15/100/ toàn dân số như một ngụ ý về tính khác biệt ). Thực ra tôi dấy lên nỗi niềm yêu nước như tất cả chúng ta….khát vọng về một Đất Nước của mình tươi đẹp… vì đã vốn dĩ có bao nhiêu điều tuyệt vời và tiềm năng….đề viết về Việt Nam : từng người dân có bao nhiêu giá trị xã hội đáng tự hào….
1. Mĩ
– Mỗi người dân đều có thể tiếp cận dễ dàng 1 dịch vụ y tế / pháp lý / bảo hiểm / tài chính/ và súng ống
– 15 người họ là sẵn sàng hiện thực một ý tưởng kinh doanh toàn Cầu
– 100 người có 1 thương hiệu đáng nể
– 289 triệu Dân, có một Quân đội và siêu Chính phủ theo nghĩa gây ảnh hưởng khắp Thế giới
Người Mĩ : Chúng tôi suy nghĩ về Thế giới để làm thế nào phổ biến nhiều hơn giá trị Mĩ
Quản trị Mục tiêu
2. Nhật
– Từng người dân đều có thể tiếp cận với giáo dục, mang ý thức xã hội, và ít nhiều tinh thần Samurai
– 15 người có 1 doanh nghiệp chứa đựng đầy Doanh Trí
– 100 người là có một tổ chức thách thức được bất kỳ tổ chức nào cùng loại trên thế giới
– 128 triệu dân có một Quốc gia kỷ cương với triết lý Măt Trời mọc
Người Nhật : Chúng tôi phải hội nhập nhiều hơn nữa với Thế giới để phát triển
Quản trị Chất lượng
3. Trung Quốc
– Từng người dân đều mang nặng ‘tư tưởng bành trướng’ và chịu đủ vinh nhục từ đó
– 15 người có khả năng mở một công ty Cháo, nuôi nhau tốt và nộp thuế cho Chính phủ làm gì thì làm
– 100 người họ, có thể biến vùng đất bất kỳ, thậm chí hoang mạc thành làng người Hoa
– 1,4 tỉ dân nước đáng sợ này có thể nung nấu 1000 năm hiện thực điều vô lý ‘đường lưỡi bò’
Người Tàu : Chúng tôi phải sinh nghiệp ở khắp nơi trên Thế giới để bành trướng dân số
Quản trị dụng nhân
4. Nga
– 1 người 10 chai Vodka sản lượng hàng năm
– 15 người có một cuộc nhậu tưng bừng với chủ đề Đại Nga
– 100 người mang vài đơn vị vũ khí kinh người nhưng với vẻ hòa bình
– 185 triệu dân có 1 siêu lãnh thổ rộng đến vô lý mà không kẻ nào dám tranh chấp
Người Nga : Chúng tôi phải tìm cách có chỗ đứng nhiều hơn trên Thế giới mọi điều ‘Khowraxo’
Quản trị chuyên chế
5. Israel
– 1 người có 1 khẩu súng với 10 đứa Arab xung quanh phải cảnh giác tranh đấu
– 15 người họ có 1 tiểu đội vũ trang tinh nhuệ để những người khác yên tâm làm mọi điều
– 100 người họ đủ sức thay đổi 1 Chính Đảng
– 17 triệu dân họ luôn đủ năng lượng để sinh ra các vấn đề khiến cả Thế giới phải quan ngại
Người Do Thái : Chúng tôi phải tìm kiếm sự ủng hộ của Thế giới để không tiếp bị rơi vào bi kịch diệt chủng
Quản trị Công nghệ
6. Anh Quốc
– 1 người có vài trường học để lựa chọn học cho đến suốt đời, có 1 Nữ Hoàng, có sự kiêu ngạo ‘Angle’ , là 1 hạt Gene luôn tự biến dị về văn minh
– 15 người có khả năng biến ‘cơ học Newton’ thành một cái máy gì đấy
– 100 người sẵn sàng làm một con tàu biển tìm kiếm những vùng đất mới nếu còn
– 58 triệu dân họ tạo nên Quốc gia phổ cập Anh Ngữ trên toàn Cầu như ngành kinh tế lợi thế tuyệt đối
Người Anh : Chúng tôi phải lan tỏa ra Thế giới tiếng Anh để mặt trời không bao giờ lặn trong ngôn ngữ Anh
Quản trị tiêu chuẩn
7. Pháp
– 1 người Chính Quốc, phải cõng 1 đứa thuộc các nước thuộc địa cũ vì các trách nhiệm quá khứ
– 15 người thì có đề xuất mới thay đổi 15 thuật ngữ trong từ điển Larus
– 100 người thì sinh ra một kế hoạch bảo tàng văn hóa mọi quy mô
– 56 triệu dân họ có nỗi lo về một Quốc gia liệu còn phát tỏa mãi ‘ánh sáng của Kinh Đô Thế Giới’
Người Pháp : Chúng tôi phải tìm những nơi trên Thế giới để khiến người ta muốn đến Pháp chiêm ngưỡng thủ đô Ánh sáng
Quản trị ngôn ngữ
8. Ấn Độ
– 1 người mang 1,5 Tôn giáo từ Đạo Phật, Hindu, và đôi chút Tin Lành
– 15 người có 1 cây Bồ Đề và chung niềm hy vọng bán được 1 chiếc lá 1usd cho khách nước ngoài đến hành hương
– 100 người có 1 Chùa chiền, 1 Ông Bò
– 1,2 tỉ dân họ có được nền công nghiệp sản xuất tên lử vệ tinh để mong thoát cái lồng tư tưởng từ ngàn xưa
Người Ấn : chúng tôi phải thể hiện trên Thế giới để hai cái thằng hàng xóm nó bớt hung hăng
Quản trị cái gì nhỉ????
9. Nước (X)
– Từng người dân đều yêu nước nhưng hàng ngày đều có thể gặp tệ nạn, tai nạn, vấn nạn và quốc nạn
– 15 người phải nuôi một ‘đầy tớ kiểu em Chã’ nhưng mang quyền lực Nhà nước
– 100 người là có 1 đám đông nào đó cùng 1 vụ việc xã hội
– Nhiều chục triệu dân có một Chính phủ mất lòng tin, hành chính suy đồi, văn hóa huyễn hoặc, một hệ thống y tế, giáo dục khổ hình
Người nước (X) : chúng tôi có bản sắc thế đấy, Thế giới là mỗi người chúng tôi đã được đặt chân du lịch mua sắm đến đâu
Quản trị tư tưởng
Còn Việt Nam.… vốn là một nước tốt đẹp , vì cứ nhìn vào Hiến Pháp và Chính phủ Hồ Chí Minh năm 1946 khi mới Lập Quốc mà cảm nhận được tuyệt đỉnh văn minh chính trị…Nhiều đoạn thời gian ngắn khác nhau trong lịch sử mà Nhân dân Việt đã làm được bao nhiêu điều… Và chúng ta sẽ như thế !
Thống kê, báo cáo và sự trung thực phải được đặt ở vị trí xứng đáng trong việc xây dựng hệ thống thông tin quốc gia. Người ta đã biết rất rõ điều đó, song có thể chưa thực hiện được bởi thời, thế và sự nhận thức lệch lạc. Ngay cả việc ứng dụng CNTT cũng phải cần một sự sáng tạo vượt bậc mới đem lại những con số Thống kê VUI một cách thực sự chứ không phải những con số thống kê làm mất mặt người Việt mà thày Thịnh đã tổng hợp được.
Nếu xem mỗi quốc gia, mỗi dân tộc như một sinh thể thì rõ ràng quá trình hình thành, phát triển của một quốc gia, một dân tộc sẽ phải được được vận hành bởi một “chương trình hệ thống” hết sức tinh vi và phức tạp với “thể trạng sức khoẻ” lúc mạnh lúc yếu, có lúc ốm rồi lại khỏi và ai cũng mong rằng khoẻ mạnh là chính, ốm đau chỉ là nhất thời.
Giai đoạn này, có thể nói, chương trình hệ thống vận hành của chúng ta đang bị “lỗi nặng” ở đâu đó, và để khắc phục được rõ ràng phải phát hiện lỗi chương trình hệ thống và phải được chữa bằng một giải pháp “phần mềm sửa/ vá lỗi” nào đó.
Những phân tích của Chính phủ cũng như của các nhà lý luận khác đã đề cập đến nhiều vấn đề một cách thẳng thắn, cởi mở và được dư luận đánh giá là chính xác, toàn diện. Tuy nhiên cần phải nhìn sâu hơn nữa vào tận vòng trong, vào bản chất của vấn đề quản lý xã hội, điều hành đất nước, đó là vấn đề thông tin, số liệu, đó cũng là GỐC CỦA MỌI VẤN ĐỀ, đặc biệt thông tin liên quan trực tiếp đến chương trình hệ thống. Thủ tưởng Chính phủ đã có lưu ý, nhấn mạnh trong các báo cáo trước Quốc hội về vấn đề số liệu báo cáo, đảm bảo thông tin hỗ trợ cho việc ra các chính sách, kế hoạch của Chính phủ(???!!!). Vai trò tối quan trọng của thông tin có lẽ không cần phải nhắc lại ở đây. Các đại biểu quốc hội đang họp kỳ họp thứ 6 khoá XIII (và nhiều kỳ họp trước) cũng đang hết sức bức xúc về việc thiếu thông tin và số liệu thiếu chính xác của Chính phủ, mặc dù theo Bộ Kế hoạch Đầu tư có đến 2 cơ quan “dự báo” (Tổng cục Thống kê, Trung tâm CNTT). Các đại biểu cũng rất quan ngại đến chất lượng của các trung tâm dự báo, chứ không phải là số lượng các trung tâm. Các Trung tâm phải có công cụ, phương tiện và phương pháp thu thập thông tin số liệu toàn quốc một cách đầy đủ và cập nhật, phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong vấn đề báo cáo và dự báo.
Thật là một nghịch lý: sống trong xã hội bùng nổ thông tin mà chúng ta lại đang thiếu thông tin, dĩ nhiên “thiếu” ở đây là thiếu thông tin chính xác, thông tin tin cậy, có hệ thống, thông tin phản ánh đúng, đủ, kịp thời trên mọi phương diện: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục, cả trong và ngoài nước. Thiếu thông tin chính xác đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch và cách thức điều hành kinh tế vĩ mô. Những thông tin số liệu đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông liệu có đảm bảo chính xác? Tất nhiên không phải mọi thông tin đó đều thiếu chính xác nhưng chắc chắn những thông tin đó thiếu tính hệ thống, thiếu một công cụ hiện đại để quản lý từ lúc phát sinh, được ghi lại đến lúc xử lý tổng hợp và ấn loát, phân phối trên các phương tiện truyền thông.
Gốc của thông tin là số liệu, là những con số thực tế phát sinh trong hoạt động hàng ngày, hàng giờ của toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ai cũng thấy được rằng cần phải biết và phải tôn trọng sự thật khách quan, đó là các cư xử phù hợp với “ĐẠO”, với thiên nhiên. Từ những dữ liệu, thông tin khách quan đó Chính phủ, nhà quản lý mới có sở cứ để ra được những quyết định, kế hoạch phù hợp. Vì vậy chúng ta cần có công cụ và phương tiện cùng với những quy định cụ thể để ghi chép, theo dõi một cách đầy đủ các thông tin dữ liệu đó./.