Về bầu cử tân Tổng thống Mĩ
Trong bài này tôi không đề cập đến tiến trình kỹ thuật cũng như câc khía cạnh pháp lý của việc bầu cử Tổng thống Mĩ, mà đặt ra những suy nghĩ từ đó :
Tại sao Tổng thống Obama đương nhiệm đang ở niên độ cực thịnh cho cương vị ( kinh nghiệm, hiểu biết, uy tín, sức khoẻ, giải thưởng…) kể cả đối nội lẫn đối ngoại, vậy tiếp tục tại chức có hơn không so với việc tìm bầu người mới ( thua kém những điều trên ) thậm chí chưa biết sẽ thế nào làm Tổng thống mới ( với rất nhiều tốn kém… ) ?
Có thể ví dụ như đã có Iphone 6 đang tốt sao lại phải tạo ra Iphone 7 ? ….Rõ ràng là nếu Apple chậm đưa ra sản phẩm mới ( cho dù chẳng phải là hoàn hảo ) thì tất yếu sẽ là cơ hội cho một hãng mới nào đó ra đời với sản phẩm nào đó thay thế Iphone và cả Apple…. Bầu cử tán Tổng thống Mĩ, hơn thế, câu trả lời là 5 ĐIỀU CHÍNH YẾU DƯỚI ĐÂY ( về ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ thể chế – xã hội )
. Nước Mĩ luôn cần thay đổi hơn là tiếp tục dựa trên kinh nghiệm cũ của vài người ( dù thế nào ) . Điều tối quan trọng là ý tưởng thay đổi phải thuyết phục được các cử tri Mĩ . Một cá nhân bất kỳ khi ở lâu chức vụ tột đỉnh quyền lực không những để lại tính cá nhân in đậm vào tổ chức ( những phong cách khó thay đổi, những hệ quả khó khắc phục…), lại còn có nguy cơ làm hệ thống tha hoá chính trị trong đội ngũ những quan chức hàng đầu khi nắm quyền lực nhà nước lâu. Khả năng gây quỹ ủng hộ, tổ chức nhóm trợ lý, chi phí tốn kém của ứng viên là những thử thách về trình độ xã hội, uy tín và tính thuyết phục của các ứng viên. Người Mĩ thích thế, xem thế là thuốc thử và sòng phẳng
. Hệ thống Hành pháp phải là nơi luôn năng động, có sức sống và tinh thần mới, hiện thực được những ý tưởng mới về trị quốc an dân của người đại diện mới, hơn là chạy theo quán tính và lối mòn. Sự thay đổi sớm và chủ động khiến nước Mi không bị tụt hậu, kích thích những phần còn lại của Thế giới phải thay đổi theo, khó nước nào tạo được liên minh ốc đảo quyền lực đối trọng được với vị thế ‘siêu cường’ của Mĩ, các nước yếu lại càng yếu khi không thể theo kịp. Điều đó củng cố sức cạnh tranh quốc gia và quyền lực mềm của Mĩ.
. Người mới sẽ được bầu làm Tổng thống có thể là một rủi ro cho nước Mĩ ( ví như cực đoan, thiếu đạo đức, kém trình độ…. ) thì chính điều đó là ‘que thử màu’ khả năng lựa chọn tinh hoa của nước Mĩ có sai lầm, cũng như sẽ là thực chứng đánh giá khả năng chống và giải quyết rủi ro của bộ máy hành pháp đến đâu, thể chế Quốc gia có đủ thiêng liêng, vững bền không…đều là thứ cần cho sự hoàn thiện Nhà nước. Nhưng bao giờ cũng thế: các ứng viên giai đoạn cuối lại phải tự thân vận động đối ngoại để các Nước khác ủng hộ mình! Điều này chỉ có là Mĩ ! Do vậy cả phần lớn Thế giới cùng gián tiếp thẩm định và lực chọn Tổng thống Mĩ
. Hệ thống tổ chức của nước Mĩ đang chứng tỏ một hệ giá trị đặc biệt và đẳng cấp rằng : tại Quốc gia này mọi công dân dù xuất thân như thế nào… đều có thể ứng cử làm Tổng thống Mĩ, thậm chí chỉ vốn là người bình thường cũng có thể chỉ huy ‘con tàu Quốc gia’ miễn là có phẩm cách được toàn xã hội kính trọng ( chứ không phải là vốn tài giỏi hay có kĩ năng điêu luyện gì ). Giống như hệ thống máy tính ai bình thường cũng vận hành được thôi, nhưng đạt mục đích tốt cho tất cả mới đáng trọng. Hệ thống nước Mĩ có khả năng biến người bình thường thành Tổng thống, và hiện thực phát triển được các ý tưởng của họ : thành hứng khởi cho mọi công dân lập nghiệp
. Quá trình chạy đua ứng cử được bầu làm Tổng thống Mĩ kéo dài với rất nhiều giai đoạn hành trình: diễn thuyết, tranh luận, công ích, phản biện, công du, giải trình…. luôn trực tiếp với các nhóm công dân, các vùng địa lý, các vấn đề ( trong ngoài nước )…..theo sát là truyền thông, đánh giá tín nhiệm….thì không ai có thể giả dối, che đậy được giá trị bản thân….phải bộc lộ tối đa tính cách, khí chất, liêm chính…xứng đáng như thế nào trước bàn dân thiên hạ! Ứng viên phải có chính sách quản trị ‘không bỏ sót ai’ trong các cam kết hành động của mình! Qua đó họ càng làm hệ ‘giá trị Mĩ’ nhân văn hơn, có giá trị phổ quát hơn, thuyết phục Thế giới hơn…
……
Tôi phỏng vấn một giáo sư Mĩ về tính chất tiến trình ( 4 năm / lần ) bầu cử Tổng thống Mĩ, anh ấy trả lời rất hay rằng :
‘Chúng tôi không hẳn tin có một tổng thống tuyệt vời nhất nhưng qua quá trình bầu cử ai cũng tự hào về ‘giá trị Mĩ’ và thấy có trách nhiệm với nước Mĩ để xứng đáng là siêu cường’
( ‘We’re not really believe in having the greatest president, but through the electoral process, everyone also proud of’ American values ‘ and found responsible to deserved ‘American superpower’
……
KẾT LUẬN CỦA BÀI NÀY:
. Hệ thống xã hồi tồi, các tiềm năng vô hiệu! Nhân kiệt làm thay đổi tốt xã hội. Xã hội tốt sử dụng được những nhân tố bình thường, và ai cũng có thể khởi nghiệp
. Thể chế chính trị tốt lựa chọn được nhân tài đích thực, và lá phiếu của từng người dân được tính đến về ý nguyện. Dân chủ thể hiện hơn cả bỏ phiếu ở chỗ người được bỏ phiếu thực sự là đại diện cho họ
. Xã hội thay đổi với tốc độ và áp lực phải tiến bộ hơn chính là có sức sống mãnh liệt, trong đó những giá trị cao không thể độc tôn mà có nghĩa vụ sản sinh ra giá trị cao hơn