Viêt Nam – Top Five – từ Lớn đến Nhỏ

Viêt Nam – Top Five – từ Lớn đến Nhỏ

Một Dân tộc luôn chứa đựng những tố chất văn hóa độc đáo, những tiềm năng của Kì tích, nhưng có trở thành Quốc gia hạng Nhất hay không thì còn phải có những điều gì nhỉ ? Danh mục Top Five sơ lược này cũng như là thêm vào một câu trả lời nhất định của cá nhân Tôi !

1. Vĩ nhân lớn nhất của lich sử
a. Ngô Quyền – Chấm dứt 1000 năm phong kiến Bắc thuộc
b. Trần Hưng Đạo – 3 lần lãnh đạo quân dân Việt chiến thắng Nguyên Mông
c. Nguyễn Trãi – Giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh, với Tư tưởng ‘Lấy Đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo’
d. Lê Thánh Tông – làm nước Việt cường thịnh, mở mang bờ cõi, đưa Luật Hồng Đức vào cai trị
e. Gia Long – Thống nhất cương vực, lãnh thổ, bờ cõi nước Việt và bộ Luật Gia Long nổi tiếng
f. Hồ Chí Minh – Khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

2. Những nhà Văn Hóa khai sáng hàng đầu trong lịch sử cận đại
a. Phan Châu Trinh – chí sĩ yêu nước, thức tỉnh chấn hưng Dân tộc trên cơ sở Giáo hóa Dân trí hướngt tới văn minh
b. Trương Vĩnh Kí – Nhà tiên phong trong tiếp cận Văn hóa phương Tây và giao thoa vào văn hóa Việt
c. Trần Trọng Kim – Nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, giáo dục và đưa vào tư tưởng trị quốc
d. Nguyễn Văn Vĩnh – đưa văn hóa phương Tây vào cách tân văn hóa Việt
e. Nguyễn Văn Huyên – Người đặt nền móng cho Giáo dục và đào tạo Việt Nam kết hợp tinh hoa Thế giới và Dân tộc

3. Những Văn nghệ sĩ lớn thế kỉ 20
a. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – cây bút tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào Thơ Mới và là nghề làm báo non trẻ
b. Nam Cao – nhà văn hiện thực, đau đáu và thiết tha với nhân sinh, nhân quần, nhân lý…để lại những nhân vật vô cùng điển hình sinh ra trong xã hội nghèo cùng kiệt
c. Nguyễn Công Hoan – nhà văn hiện thực – có cách nhìn sắc xảo với Đời, bác ái với Người, nhưng đầy tính phê phán xã hội
d. Văn Cao – Sáng tác Quốc ca, những bài ca nâng âm nhạc Việt lên một trình độ đáng tự hào
e. Huy Du – Tác giả của những bài hát bất hủ đầy hào hùng, lãng mạn lạc quan chuyển hóa sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất
f. Trịnh Công Sơn – Những bản nhạc, bài ca vô cùng đặc biệt như có Thiên Địa Nhân hòa thành cảm xúc gần với Nhạc Đạo

4. Những thành phố đẹp và dễ chịu hơn cả
a. Đà Nẵng – với bãi biển đẹp hàng đầu và kéo dài , có thêm Sông Hàn, Núi Bà Nà…Đô thị qui hoạch xây dựng được xem là bài bản Việt Nam…
b. Nha Trang – Vịnh biển thuộc Top Five của thế giới. Thiên nhiên, khí hậu, con người, kinh tế…cực kì tốt lành cho ngành Du lịch…
c. Qui Nhơn – thanh bình, thưa dân, xanh sạch đẹp, con người chất phác và có khí chất, mặt bằng giá cả rất rẻ…
d. Vũng Tàu – thuộc đặc khu kinh tế nên phồn vinh và phát triển, tình hình xã hội, môi trường khá thuần khiến và có nhiều cơ hội kiến tạo văn minh….
e. Đà Lạt – Thành phố Hoa, không khí, thiên nhiên, và những dòng thác, những hồ nước, đồi cây đẹp lãng mạn đa tình, con người vốn thân thiện, hiền lành…

5. Ấn tượng hay về những Miền dân
a. Cởi mở thành thật, quan niệm sống đơn giản như người Nam Bộ ( đập niêu, vét gạo, bỏ việc đãi bạn )
b. Thiết tha và hết lòng như người Hà Tĩnh ( những Bài hát, bài thơ hay thường về họ và từ đây )
c. Bền bỉ và nhẫn nại như người Lý Sơn ( muôn đời nghèo đói và đi biển, nhưng chưa bao giờ từ bỏ vì bão tố và hiểm nguy )
d. Đa tình và hứng cảm trẻ trung như người Quan Họ ( chả thế mà nơi đây sản sinh ra những bài Dân ca vô cùng hay và đặc sắc )
e. Trung thực tình cảm, nhẹ nhàng sống như người Thái ở Lai Châu ( sống và ứng xử hòa đồng với Thiên nhiên, rộng lượng với Người, thật với bản thân )

6. Những thành tựu đáng ngợi ca
a. Ít lâu sau Ngày Quốc Khánh ( 2/9/1945 ) Một Chính phủ đại đoàn kết dân tộc với toàn bộ Nhân Sĩ yêu nước và Trí thức thực sự, với Hiến Pháp cực kì tiến bộ
b. Trong thời gian ngắn ( 1957 – 1963 ) Miền Bắc được coi là Đại Công trường với bao nhiêu công trình được dựng xây và hoàn thành
c. Chỉ mấy năm áp dụng khoán 10 /100 mà người nông dân vẫn ‘con trâu đi trước cái cày theo sau’ đã làm ra rất nhiều thóc gạo và xuất khẩu
d. Có 4 năm áp dụng Luật Doanh nghiệp ( 2000 -2004 ) mà hơn 13 ngàn các Doanh nghiệp dân doanh ra đời, tạo tăng trưởng và đóng góp vượt so với DNNN
e. Khắp nước, dù từ tay trắng, chịu vô vàn thiệt thòi, gặp muôn vàn khổ ải, nhiều người dân đã trở thành những Doanh nhân, Trí thức, Văn sĩ …thành công

Bài này sẽ được viết tiếp, chú giải, bình luận, triển khai nội dung… cho những mục nhỏ trong đó.

Dưới đây là tôi xếp hạng Mười Bài hát hay nhất trong thời khì chiến tranh chống Mỹ ( Khi ngôn ngữ bất lực thì âm nhạc lên tiếng, khi âm nhạc lên tiếng thì tinh thần vút cao )

Tiêu chí :
– Đại chúng, được yêu thích trên cả nước
– Có tính lịch sử hay phản ánh một điển hình lúc đó
– Thấm đượm nỗi niềm thống nhất đất nước 
– Lãng mạn lạc quan tương lai 
– Có tác dụng tinh thần to lớn đối với nhiều thế hệ
– Giai điệu ca từ thuần Việt

Nền Âm nhạc Việt Nam hiện đại được bắt đầu phát triển bởi những trí thức yêu nước nổi lên trong phong trào Dân chủ 1936 – 1939. Nhưng thực sự bùng nổ, lan tỏa mạnh mẽ trở thành một lực lượng tinh thần Dân tộc vô cùng lớn lao, thì từ khi toàn quốc bước vào kháng chiến chống Thực dân Pháp, được viết bởi các Nhạc sĩ từ trí thức cho đến những người trưởng thành từ quần chúng….cho đến thời chống Mĩ ….đã trở thành một kho tàng quí giá không những chỉ vì sự đa dạng thể loại, tính nghệ thuật, tính đại chúng ( được phản ánh đúng như 6 tiêu chí tôi nêu trên ) mà còn là những bằng chứng lịch sử sống động viết bằng nhạc về tình cảm, khí chất, hào khí…tuyệt vời của người Việt Nam một thời đạn bom chiến tranh ….

1. Việt Nam trên đường chúng ta đi ( Huy Du ) – Khát vọng, bay bổng, lịch sử, hình ảnh Đất nước
2. Tình ca ( Hoàng Việt ) : thủy chung, lãng mạn, rung động, trong sáng, thiết tha
3. Xa khơi ( Nguyễn Tài Tuệ ) : mênh mang, quê hương, tinh thần lao động, lac quan…
4. Câu hò bên bờ Hiền Lương ( Hoàng Hiệp ) : da diết, thiết tha, nỗi niềm, chung thủy…
5. Tổ Quốc Ta ( Hồ Bắc ) : Hào hùng của Đất Nước Nghìn năm nhưng tràn đầy khí thế của một Quốc Gia non trẻ
6. Những ánh sao đêm ( Phan Hùynh Điểu ) : Say mê, sống động, vươn cao…
7. Hà nội niềm tin và hy vọng ( Phan Nhân ) : hùng tráng, tự hào, kêu gọi…
8. Trên đỉnh Trường Sơn ta hát ( Huy Du ) : phơi phới, lạc quan, yêu quê hương đất nước
9. Bài ca hy vọng ( Văn Kí ) : Lạc quan, tươi sáng, lãng mạn, nỗi niềm…
10. Bước chân trên dải Trường Sơn ( Vũ Trọng Hối ) : hăng hái, bền chí, tin tưởng, vượt khó…

Bên cạnh tên mỗi Bài ca tôi tạm dùng những từ ngữ ngắn gọn, ít ỏi, nói về tinh thần chủ đạo được toát lên từ những bài ca đó, mọi người cảm nhận được, có tác dụng chuyển hóa tinh thần thành sức mạnh không lực lượng vật chất nào sánh nổi. Vì vốn dĩ trong Mười Bài ca trên đây khi nghe chúng ta đều có thể gọi lên bằng những từ ngữ đẹp nhất…Các bạn có thể với cảm xúc riêng hãy viết tiếp vào đó những tiếng nói từ trái tim của mình…

Bình luận (1)

  1. Đọc những bài anh viết đều thấy phảng phất sự trăn trở nhưng vẫn thẫm đẫm tâm chất con người hiền lương đau đáu vì Dân tộc. Chắc anh từng trải và suy ngẫm về Thời cuộc nhiều lắm. Tuy nhiên, bài viết về Cội nguồn của dân trí có lẽ anh chưa chú tâm để nghiền ngẫm đến tận cùng về bản chất của vấn đề này – một giá trị có tính rất quan trọng trong việc thúc đẩy và phất triển Đất nước. Có gì chưa phải mong anh lượng thứ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.