Vừa đi đường vừa nhặt chuyện kể

Vừa đi đường vừa nhặt chuyện kể

ĐƯỜNG DO NGƯỜI ĐI NHIỀU MÀ NÊN, TRÊN ĐÓ VÔ SỐ CHUYỆN ĐỜI

1. A được Bố cho thừa kế thửa ruộng rộng, vốn không biết việc nên thuê B về để cày, nghĩ thế là ổn . Một thời gian sau chả thấy cây gì nảy nở, sốt ruột A buột lên tiếng chê bai, B đáp : ông chê tôi thì con thuê làm gì. Lần khác, rút kinh nghiệm A khen: anh cày cũng giỏi đấy, nhưng ….chưa dứt câu thì B trả lời : tôi không tốt thì ông thuê làm gì. A nói : cày ruộng rồi thì phải trồng cái cấy gì trên đó chứ ! B đáp lại rành mạch : Con Trâu nó đâu có biết, để ý tôi khen chê gì, nhưng tự tôi phải biết nó đáng ăn cỏ gì, cày loại ruộng nào, nếu ruộng không được cày bừa tốt thì đó là lỗi tại tôi chứ không thể trách nó. Ông thuê tôi chỉ để cày ruộng, vì thế tôi cần biết trước sẽ được đối xử như thế nào chứ không phải là với những lời khen chê xuông và không cần biết ông sẽ trồng cây gì ! Ô, anh dở hơi à, cày ruộng làm gì nếu không để trồng trọt ? Phải có cây gì mọc lên để bán được ra tiền chứ ? Anh có phải là Trâu đâu mà chỉ biết cày ?! Vì tôi là người nên mới biết thế, nhưng tôi chỉ có sức, còn ông có tài nguyên lớn thì phải tự biết cần thêm những người nào, nên làm gì để ra tiền. Không có tiền trả thì ông chả còn gì thực sự đâu
2. Một cái Cân, nhìn có vẻ tinh tế bị vứt bỏ trong cái kho chứa những đồ cũ kĩ chờ đem cho những người thu gom đồng nát. Nghe nó thở dài, các đồ vật khác hỏi sao lại đến nông nỗi thế : chứ bọn tôi đều biết thân biết phận cả, cái gì cũng có tác dụng một thời thôi, mãi làm sao được, và với cách dùng của con người thì tất lẽ dĩ ngẫu là thế mà thôi. Cái Cân : đành là thế, hiềm nỗi ta vốn quá chính xác nên thường được chủ tin cậy, nhưng một hôm chủ cân đồ quý, ta mải nhìn hoa bướm đậu lên nên gây ra sai sót thiệt hại cho ông í, từ đó không được tin dùng nữa mà bị phế bỏ. Nhưng cậu vẫn có thể cân được sắt vụn chứ ? Công việc của nhà ông chủ không cần việc đó, nó không phụ thuộc vào quyết định của ta, và lại danh dự của ta không muốn thế , và năng lực của ta cũng không cân được những đống nặng như thế !. Lũ chúng ta chỉ là công cụ của con người, bị theo cách của họ mà thôi, trừ khi còn giữ được giá trị. Tất cả bọn thở dài
3. Một anh nghèo hứa với Vợ con : anh mang Vàng về cho gia đình, tập hợp một bọn người khốn khó, được tôn làm đầu lĩnh, cùng tìm vào rừng sâu, nơi có người đồn là có Vàng, để đào đãi mưu giàu có. Mãi may lắm mới được tí bột Vàng mủn, sức lực mòn mỏi. Lòng tin của họ nhanh chóng giảm đi cùng, muốn bỏ về. Một hôm, có một nhà khai thác đến khảo sát vài ngày , gặp họ, giơ lên một cục Vàng thô và tuyên bố : ở đây có nhiều Vàng, ai muốn làm công nhân đãi Vàng cho ông ta thì mỗi tháng được chả tiền công tương đương 1 cây Vàng, sẽ không còn đầu lĩnh nữa, chỉ có ta là người trả công cho mọi người. Cả bọn nghe thế bừng lên niềm hy vọng mới. Nhưng anh đầu lĩnh tự ái, so đo rồi tuyên bố : như thế hẳn là nơi đây rất nhiều Vàng, trả như thế còn ít, không thèm , và chúng ta đi tìm Vàng cơ mà chứ đâu phải lấy tiền công còm thế ? Rốt cuộc, mọi người vẫn đổ đi làm cho nhà ông kia, năm sau mang về được khá tiền cho Gia đình, trải nghiệm của họ được quý như Vàng. Còn anh kia cố chấp, trở về trắng tay, kiết xác và trong mắt mọi người chỉ là sắt gỉ.
4. A đi mua đất của B là người muốn bán. Xong xuôi về A đào đất lên làm vườn thấy một hũ Vàng, bèn đến gặp B thưa chuyện : tôi trả lại anh hũ Vàng đó vì tôi chỉ là người mua đất làm vườn cho thư thái mà thôi. Ba khiêm nhường cung kính cảm ơn đáp lại : tôi bán đất cho anh thì những gì trong nó, trên đó đã thuộc về anh rồi, hãy giữ lấy, tôi cũng chỉ muốn bán để được thanh nhàn. Khổ nỗi là vợ hai người dọn dẹp quẩn quanh đấy nghe được nên hôm sau cả vùng biết chuyện… rồi C,D,E, X, Y , Z ….đâu đâu cũng tham dự vào ý kiến rất phức tạp: cả hai đều bị xem là ngu dại. Nên khiến hai người kia đổi ý . A nói : anh đúng : cái gì trong đất đều thuộc quyền của tôi là người mua. B đáp : trước anh đã đúng : anh chỉ mua đất, nên cái gì trong đất là vốn của tôi…cãi vã kịch liệt rồi xung đột hai nhà. Chính quyền bắt đầu can dự, tuyên bố : theo luật về tài nguyên, đó là tài sản quốc gia…trưng thu! Nhưng nhất thời họ mang sắt đến quây rào gần kín cả khu đất vườn, lại còn nói : nếu mất thì A và B phải chịu trách nhiệm trước pháp luật ! Cả hai nhà thực là bị tù lỏng !
5. Con đã lớn, muốn lập nghiệp, nên hỏi bố, vốn là kẻ trộm chuyên nghiệp : cho con một lời khuyên về nghề nghiệp tới đây. Bố nói : nếu mày chọn nghề ăn trộm thì hãy nhớ ba điều : trước khi hành động phải tìm đường thoát thân / Tìm vào nơi ít nguy hiểm / Lấy đi cái ít giá trị / Và cần kĩ năng luồn lách, cộng với khả năng giả vờ là ‘Dại’ cao độ. Con : thế thì cả đời chỉ ăn trộm vặt và thành gì cho được?! Nghề khác đi. Bố : vậy mày nên đi Lính, và hãy nhớ : Đi tiên phong trong các trận đánh / Xông vào nơi hiểm nguy / Làm những điều quan trọng / Và cần kĩ năng sống chính trực, với phẩm chất để hành động ‘Khôn’ hơn hẳn người . Con : thế thì nguy cơ chết đầu nước nên gì cho được ?! Con hỏi tiếp vậy có nghề gì khác không ? Bố : nghề khác thì muôn vàn, và đi giữa những điều tao dặn về hai nghề trên với câu : ‘dại đương nhiên chết, khôn cũng chết, biết thì sống’. Con : thế nào là ‘biết’ ? Bố : tao đã từng đi Lính thất bại, rồi do đi ăn trộm nên tao quan sát thấy, nghe lỏm được ai cũng nói thế thôi, tao mà thực ‘biết’ để hành động được thì đã chả phải hành nghề ăn trộm !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.