Đắc ngộ Nhân Quả (6)
Thực ra các Đạo Giáo đều nói đến Nhân Quả theo cách riêng của nó. Và đó là tư tưởng xuyên suốt, là thách đố về đức tin, khả năng chứng ngộ, sự kiên định tín ngưỡng trong hành trình sống của con người. Nhìn vào thế giới Tự nhiên thấy luật Nhân quả diễn ra như là kết cục tất yếu của Bốn Luật Cơ bản còn lại ( lượng đổi chất đổi / Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập / Phủ định của phủ định / Bảo toàn Vật chất và năng lượng ). Nhưng nhìn vào xã hội con người, rất nhiều sự nghi ngờ. Nhưng con người cũng chỉ là một sản phẩm đặc thù của thế giới Tự nhiên mà Tạo hóa tạo ra thôi ( dù hai đặc thù đó là : có trí tuệ và tổ chức xã hội ). Các Tôn giáo sẽ sụp đổ nếu không thuyết phục được Chúng sinh của mình về Luật Nhân quả.
Từ tuổi thành niên, tôi đã dành thời gian tìm hiểu các Tôn Giáo, nghiên cứu các luận thuyết và dùng sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống đây đó để tìm cách hiểu, lý giải về Nhân Quả, nên cho rằng đây là luận thuyết khó khăn nhất mà con người phải đồng thời chứng minh được ( về khoa học ) , chứng thực được ( trong xã hội ) và chứng tỏ được ( của bản thân ) ! Chí ít tôi đã cảm thụ sâu sắc rằng : mỗi người phải thánh thoát lắm, khách quan lắm, thiện tâm lắm mới mong tiếp cận được. Kỳ diệu ở chỗ quá trình ngộ dần về Nhân Quả, thì chính Ta sống hay hơn, hạnh phúc hơn rất nhiều điều bình thường có thể ! Đắc ngộ Nhân quả ở chỗ Tri Chỉ : biết và điều chỉnh được tích cực điểm giới hạn trong hành vi sống của chính mình trong quá trình tương tác với Thế giới ( bởi Bốn Quy Luật cơ bản trên )
Rất nhiều người sẽ đặt muôn vàn câu hỏi ( mà gần như ai cũng sẵn sàng kể được ra ngay, khá nhiều so với trường hợp ngược lại ), đại loại :
– Kim Jon Il thế mà sống và chếtđược đến như thế, hơn nữa còn để lại cho Kim Jong Un thế mà…lại được như thế…
– Bè lũ Pôn Pốt và bè lũ ác ôn giết hại cả triệu người tàn khốc thế mà chết an thân trong chăm sóc ý tế đầy đủ, không phải đền mạng..
– Bao nhiêu kẻ tham tàn, tăm tối… sống bóc lột người khác…thế mà vinh thân phì gia phú quý…truyền cho đến đời con cháu chúng
– Có những người sống tốt đẹp cho người, dâng hiến cho đời sự nghiệp tuyệt vời mà phải chết trong thiệt thòi, bệnh tật nan y, hay đau khổ, cô đơn
– Những kẻ ngu ngốc, vô tích sự, thiếu trách nhiệm mà lại được hưởng thái bình, được nói này nói nọ, cao giọng đòi hỏi, phê bình người hay khác trong các diễn đàn, cuộc họp
– Những người biết lo toan, tần tảo, hiền hòa, nhẫn nại thì lại toàn phải gánh điều thiệt thòi, chịu bao nhiêu điều ong tiếng ve thị phi xấu, bị tiểu nhân bức hiếp
– Một bài hát tầm phào, một quả đấm boxing nói chung đem lại tiền thù lao cao gấp rất nhiều lần một bài giảng khai sáng, một phát minh để đời
– Mình cố làm tốt cả trăm điều chả thấy phúc báo trùng lai gì, nhưng có khi nhỡ làm một việc xấu và nhỏ thôi lại họa vô đơn chí…
– Tiền vốn để đo giá trị kinh tế, có khi có được bằng cách rất xấu, nhưng nhiều khi lại là công cụ rất hữu hiệu bù đắp, sửa chữa được cái xấu của kẻ chiếm hữu được nó?
– Nhân Quả, nếu có, nếu đúng, nếu phổ quát… thì làm gì có chuyện xã hội thất điên bát đảo lên thế. Nhân Quả ở đâu, ở ai đó không biết, còn Đời thì ‘khôn sống mống chết’ !
Đầy rẫy những câu nghi vấn như thế là bởi người ta có khuynh hướng soi xét Nhân Quả theo nghĩa:
– Gán hưởng thụ sự sung sướng của kẻ thỏa mãn được Tham Sân Si đồng nghĩa với mãn nguyện của tinh thần của chính họ
– Lấy sự thành đạt trong nấc thang xã hội, trong đó kẻ được vượt trội bao nhiêu so với cái họ làm nên hay gây ra làm thước đo của Hạnh phúc
– Chứng nghiệm bằng việc xem sự việc có hay không phải trả giá / hay chịu hưởng cho điều xấu / tốt của chính từng kẻ đã có hành vi
– Lấy cái ‘lý’ của Tiền Tài, sự ảnh hưởng Thế Quyền của một ‘ông nhớn’ nào đó làm điều ‘Được’ để so sánh cơ học, số học mà thôi.
Thật ra khuynh hướng nghĩ như vậy chỉ là cách quan sát nhất thời, ở chính ‘Nó’, theo cách của ‘Nó’ ! Thực chất Nhân Quả là diễn ra trong dòng thời gian, không gian sau này của ‘Nó’ và hơn nữa là ngoài ‘Nó’ ( có khi ‘Nó’ không biết, chưa ý thức được ngay, trong khoảng thời gian gần, trong không gian kế cận ‘Nó’ ). Đồng thời trong điều ‘Được’ đã chứa đựng những điều ‘Mất’ / ‘Xấu’ hay vị đắng, độc tố thâm nhập vào. Cây Lúa, bông hạt Lúa theo tự nhiên là sản phẩm Nhân Quả của Trời / Đất / Người, với nhữnggiới hạn của nó mà không gây tổn hại, đảo lộn gì cả…Nhưng nếu theo cách ( Tham với Người / Sân với Đất / Si với Trời ) của kẻ trồng nó…thì bát cơm từ những bông Lúa đó là Nhân Quả mà với hàm chứa rất nhiều điều ‘Mất’ / ‘Xấu’…
Tôi sẽ sử dụng thuyết ‘Tâm lý so sánh’ nói về diễn biến nội tâm định hướng hành vi con người, hơn nữa là định luật ‘Nhiệt động học’ nói về hành vi của con người đều có Nhân Quả ( là lý thuyết giải thích được những hiện tượng chuyển dịch, chuyển hóa, chuyển đổi của thế giới từ vi mô đến vĩ mô ) để kiến giải sự tương tác sống của Con người với Thế giới
Nói chung mọi người có tâm lý suy nghĩ mà đặt những câu hỏi hồ nghi như trên cũng là lẽ thường, nên tôi cắt khởi nguồn và cắt nghĩa bằng thuyết ‘Tâm lý So sánh’ như sau :
– Là con người thì ai cũng có tâm lý và logic so sánh mình và người khác ( ở phân số trong đó Tử số là điều gặt hái , Mẫu số là điều đóng góp…quy về đồng nghĩa hoặc tốt / hay xấu )
– So sánh khoa học là phải dựa vào một thước đo trong ‘hệ chuẩn mực giá trị’, còn so sánh tâm lý là dựa vào khuynh hướng thượng phong của xã hội nhất định
– Gọi là ‘bình đẳng’ khi giá trị của phân số bằng nhau, nhưng động hướng của con người là giành lấy ‘mức hơn’ cho mình bằng giảm mẫu số, tăng tử số, nên làm giảm của người khác
Như vậy nếu có Nhân Quả, và chứng kiến được đầy đủ là Mẫu số đó phải bằng Một ( hội vào chính từng người, ít nhất trong lúc họ đang sống ), ứng với điều Mỗi Người là Một , là Riêng, là Nghiệm
Nhưng sẽ là thiếu sót cơ bản nếu không thấy rõ rằng :
– Đã là phép so sánh thì chỉ là tương đối, và theo quy chiếu của một người dựa vào một chuẩn gọi là khuynh hướng phổ biến của xã hội, trong một đời sống. Nhưng vượt ra ngoài đó thì khác. Ví dụ: ông Tổng thống nước man rợ này được xem là cực sung sướng, vinh hoa, thành đạt thì ở hệ quy chiếu văn minh bị xem là hạ đẳng, chỉ là vua Kền Kền mà thôi
– Khi chết thì phần thân xác vật chất bị tan đi , nhưng cái để lại của nó là giá trị tinh thần ( giống như nhiệt năng trên đường truyền của cốc Trà vào thời gian và không gian vậy, dù đã bị tan vỡ ), được đo bằng thang độ K ( tuyệt đối ) chứ không phải thang độ C. Theo nguyên lý thứ nhất của Nhiệt động học thì chỉ truyền đi xa được, thấu vào cái hay được khi nó mạnh, nếu yếu chỉ vào được cái nhược tiểu, cái xấu, cái yếu luẩn quẩn xung quanh nó
– Với mỗi người, tử số và mẫu số của Phân số đời ‘Nó’ rồi sẽ luôn là (1) theo nghĩa : tốt xấu nó gây ra sẽ phản ánh là chính nó, nó được hoàn lại đủ đầy theo nguyên lý thứ hai của thuyết ‘Nhiệt động học’ và định luật bảo toàn vật chất & năng lượng. Khi xem xét và khảo sát ở không thời gian rộng hơn môi trường sống của chính đời ‘Nó’ đã từng
Nhân quả, có không ? Diễn ra như thế nào ?
– Ví dụ (X) : người Nông dân gieo trồng lúa vất vả rồi thu được mùa màng -> được ăn bát cơm gạo mình trồng -> được lớn khôn về thể xác lẫn tinh thần từ quá trình lao động và hưởng thụ đó. Nhân Quả tương đối giản dị và rõ ràng, chỉ nằm trong một chuỗi hành vi hạn hẹp trong không gian, thời gian tương tác hữu hạn của cá nhân người Nông dân . Cho dù có đứt đoạn hay lệch lạc một chút rằng : nhỡ đâu chăm chỉ lam làm mà chưa chắc đã được hạt gạo mằ ăn thì sao ? Nhưng Thử đặt câu hỏi ngược lại : nếu người Nông dân đó, ở cương vị hoàn cảnh của họ mà không gieo trồng lúa thì tai họa gì sẽ xảy ra ? Sẽ lớn gấp nhiều lần hậu quả từ việc bị đứt đoạn hay có lệch lạc nào đó trong dòng (X) trên!
– Và bây giờ thêm vào quá trình (X) -> (X’) trên là biến động thời tiết, nghĩa vụ xã hội, quan hệ con người…Dường như quá trình Nhân Quả không còn nằm ở chính hành vi của người Nông dân đó nữa ?! Chẳng hạn, anh ta đã làm tốt mọi điều, nhưng bố anh ta lại lười biếng, rồi bài bạc, lại thêm yếu tố truy thuế bắt phu của quan quân Triều đình…Lúc này rõ ràng là Nhân Quả diễn ra như một chu kết tổng hợp của cách con người có trí năng xử thế như thế nào về: Luật Trời ( tuân thủ tự nhiên ) + Luật Đất ( thuận theo sinh thái ) + Luật Người ( tôn trọng đối xử ) rộng hơn trong không gian và thời gian sống của chính người Nông dân với Cộng đồng và Thế giới
Rõ ràng là, càng ngày chúng ta càng thấy Nhân Quả không phải diễn ra đóng khung theo cách :
– Hành vi nào mình gây ra -> Hành vi đó mình phải nhận
– Gây ra số phận nào cho kẻ khác -> phải nhận sự báo trả đó vào số phận mình
– Mình gây tạo ra cái gì ở đâu, với ai -> Sẽ nhận sự hồi quả của cái đó ở đó, người đó với mình
Nhưng trong dãy ( X) hay (X’) đó, cho dù bị đứt đoạn, hay méo mó, hay bị giữ chậm ở khúc nào đi nữa, thì không có nghĩa là Nhân Quả bị xem là không đúng thì rất không phải! Để hiểu được điều này, chúng ta quay về nguyên lý thứ hai của thuyết ‘Nhiệt động học’ : Cốc Trà nóng, dần nguội đi ở chỗ của nó, thì nhiệt năng của nó sẽ truyền đi vô hướng, trên đường truyền đó không gặp khối vật chất nào thì đương nhiên không ai, cái gì cảm thấy là có sự truyền nhiệt đó… Ở hướng (Y) có vật (A) sẽ hấp thụ nhiệt truyền đi của cốc Trà, thì đó cũng chỉ là một phần nhiệt năng truyền đi mà thôi
Vậy Nhân Quả đó là tất yếu cho dù theo cách nhìn phiến diện, nhất thời có vẻ như không hiển nhiên!
– Thứ nhất : Nhân Quả không diễn biến theo kiểu tuyến tính ( và ngay lập tức ) mà là (A) + (1) -> (A +a1) vì cái (1) ấy vào (A) nó đã thành 1 phần của (A) rồi, nên (A) bị thay đổi bởi nó, phải gánh nó, chịu đựng nó, bị diễn biến bởi nó….. Ví dụ cốc Trà nóng là Nhân, nhiệt của nó (1) là Quả, khi truyền chạm vào vật thể (A), nhỏ quá nên có thể chưa nhận ra sự thay đổi rõ ràng , nhưng nếu (1) là nhiệt từ lò luyện thép ở gần, thì công thức tôi mô tả trên là rất hiển nhiên: (A) bị nóng lên , dần không còn là (A) như ban đầu ta nhìn thấy nữa…nhưng nó chính là (A) mà ra chứ không phải là từ (B) được ! Nhưng (1) của lò luyện thép kia sẽ không được nhận ra nếu không có (A) ở gần hay trên đường truyền nhiệt của nó
– Thứ hai : Một vận động viên thể thao trong giây khắc quyết liệt, không nhận ra cái đau đang có ở trong xương, thì không có nghĩa là cái đau đó không tồn tại. Sau khi kết thúc trận đấu, anh ta phải trả giá nhiều hơn về bệnh lý do sự chậm trễ. Nhưng anh ta chấp nhận được trong vinh quang ( được thừa nhận tốt ), và cực đau khổ nếu giây phút đó không làm nên cơm cháo gì. Vậy thì Nhân Quả nằm trong cảm giác sống, chứ không phải nó không xảy ra. Nên Nhân Quả còn cộng hưởng với cách đánh giá, xử lý của xã hội. Một tham quan giàu có nhưng không được xã hội thừa nhận tốt, thì sự trả giá sau này về tinh thần cho những ngày tháng ham mê Tham Sân Si trước đó nó bùng phát gây di chứng mạnh lắm ! Chưa kể sẽ bị xã hội trừng trị theo nhiều cách !
Vài lời nói thêm với những Ai còn hồ nghi về Nhân Quả :
– Nếu chưa thấy nhân quả ngoài xã hội thì thấy ngay trong nhà mình
– Chưa thấy nhân quả ở mình thì thấy ở bố mẹ mình đang thể hiện vào lúc họ già đi
– Đắc thắng về chiến quả / hay chưa thấy ở kết cục mưu cầu thì hãy nghĩ về cái giá của sự đánh đổi
– Nếu chưa thấy ở cái ác phải trả giá ở ai, thì thấy làm điều Hiền khiến mình được yên Hòa
– Nếu theo đuổi điều gì đó thì tự hỏi liệu mình còn tự do và làm theo ý mình được nữa không
– Anh làm việc tốt anh chủ động được thấy được giá trị thăng hoa, anh dính líu vào việc xấu, nó theo anh như hình với bóng và đầy đọa anh
– Thấy kẻ như không công trạng và ngu ngốc leo lên được cao, nhưng hãy hiểu rằng ở vị trí đó chúng là kẻ bị âm binh ma quỷ sai khiến
– Có Đạo mới thực hành được sự Chân lý. Kẻ khất thực không sợ đói, trừ khi anh ta chọn nó để tồn tại.
Cái kết của Nhân Quả xấu chính là con người ngày phải càng gánh lấy 3M ( Mura: sự hao tổn / Muri: những nghịch lý / Muda : điều bất bình thường ) ghê gớm hơn trong mối tơ vò từ bản thân đến gia đình ra ngoài các tổ chức và xã hội ( điều này giải thích tại sao trong bài giảng của mình tôi nhấn mạnh nhận thức về 3M chính là chạm vào tính triết lý cơ bản của hoạt động sống của cá nhân và các tổ chức ). Không giảm được 3M thì chỉ đi đến lụn bại và bế tắc mà thôi ! 3M mỗi ngày càng tăng thì đó là Nhân Quả xấu nhãn tiền, cho dù còn có nhiều người không tin , hay chưa cảm thấy ! Giống như nếu ai chưa nhận ra, chưa lý giải được, không thích Luật Vạn vật Hấp dẫn thì nó vẫn tồn tại vô hình, bản chất và phổ quát ! Nhân Quả là ‘Nhiệt động học’ của điều Tốt / Xấu trong Bốn Quy luật Cơ bản trên cũng giống như vậy ! Thật là hay : khi chưa tạo ra Nhân Quả tích cực, thì phải giảm Nhân Quả xấu ! Ít điều Xấu thì đã là Tốt rồi ! Chứ không han phải là cố tăng điều Tốt để giảm điều Xấu ! Đó là lẽ sống vô cùng giản dị và dễ làm !