Kỳ tích nào của Chính trị ?!
Trong bài này, Chính trị được hiểu là thượng tầng xã hội, tập hợp ( chủ thuyết / cai trị / quyền lực ) được thể chế căn bản, mạnh mẽ và toàn diện nhất của mỗi một Quốc gia, nhằm tạo ra tính chính danh cao nhất cho một Chính Đảng, hay một nhóm người, một cá nhân ở vị trí tối cao để quản trị, điều hành Đất nước một cách hợp pháp tối đa
Như tôi đã viết :
Năm khả năng điển hình và to lớn nhất của một nền Chính trị ( trong dòng thời gian ảnh hưởng, ngự trị của nó ) chính là ( và được xem xét trên năm phương diện cơ bản, cốt lõi nhất, theo động hướng tiến bộ ) :
o Cải hóa được văn hóa xã hội -> Văn minh
o Hoàn thiện được Thể chế quản trị -> Dân chủ
o Kiến tạo được những nền tảng phát triển -> Tương lai
o Xây dựng được những công trình -> Đẩy phóng
o Thúc đẩy được vị thế hội nhập Quốc tế -> Đẳng cấp
Để khảo sát nền chính trị đó làm được gì, cần so sánh những thành tựu của nó với 5 điều chính :
– Trong thời gian hiện tại so với thời điểm nền Chính trị đó bắt đầu lên ngôi
– Những gì mà các Quốc gia ( gần, cùng trình độ xuất phát điểm ) khác đã đạt được
– Những gì mà nó cam kết sẽ đạt được trên thực tế đang như thế nào
– Đất nước và Nhân dân được hưởng quyền thiết yếu, cơ bản như mặt bằng chung
– Những năng lực mới nó tạo được với những bệnh tật, hậu quả nó sinh ra
Cho nên ( Dù nền Chính trị nào khi tạo nên những thành tựu cũng chi phí cao về xã hội, kinh tế….nhưng những kỳ tích nó tạo ra mà đạt được ở năm phương diện trên thì cũng đều vĩ đại, không thể chối cãi được rằng : nó rất có ‘đẳng cấp’, đáng lưu vào sử xanh…nếu không nó đời đời bị nguyền rủa về sự sa đọa, hủ bại, tham tàn, tăm tối nhân quần, lũng loạn thế gian…) một cách công bằng, ai cũng thấy:
– Nhà Tần mà tiêu biểu là Thủy Hoàng vĩ đại đã đưa Trung Hoa về một khối : lãnh thổ, luật pháp, quy chuẩn, sản xuất, xây dựng Vạn Lý Trường Thành và Tần trực Đạo. Quan điểm Ví đại của Ông là : các nước chỉ mải tranh chấp, chia chác, còn ta là thống nhất Thiên hạ
– Napoleon : Tuy đẩy nước Pháp vào những cuộc chiến liên miên của đầu thế kỷ 19, nhưngđể lại cho nước Pháp bao nhiêu tư tưởng cách tân về hành chính, tổ chức xã hội, cải cách giáo dục, phát triển khoa học công nghệ, phát tán văm minh….
– Linconl : khai sáng nước Mỹ đi vào vĩnh viễn một kỷ nguyên mới và thành mẫu mực cho thể chế Chính trị Nhân loại : với sự hiện thực bằng một Nhà nước Dân chủ và Pháp quyền, với tư tưởng vĩ đại : ‘không có gì quý hơn Độc lập Tự do’…Biến mỗi người Dân thành nhân tố phát triển..
– Peter Đại Đế : Biến nước Nga ‘muzic’ tụt hậu thành một nước Tư bản phát triển, hội nhập về quân sự, chính trị, ngoại giao, quốc phòng, hàng hải, kinh tế….thiết lập và làm cảm hứng để hình thành nên công trình Nhân loại : Cung điện Petrodvarest, bảo tàng Emitagiơ…
……Nhiều lắm, nếu liệt kê từ nền chính trị Hy La cổ đại, đến thời kỳ đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đế chế Anh, Văn minh Pháp, cho đến Đế quốc Mĩ hiện nay ( tôi viết từ Đế quốc là một danh tính từ, không có ngụ ý bài xích như một số người dùng nó ): đứng đầu về khoa học công nghệ, kinh tế, quốc phòng …để lên vũ trụ, khám phá biển sâu, vẽ bản đồ gene về con người….Nền Chính trị phải tuyệt vời lắm mới có những thành tựu phi thường như thế : Khai thác tốt , hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực, nhân tố, cơ hội…..thành sự phát triển không chỉ rực rỡ, làm nền tảng phát triển cho chính mình mà còn là bài học quý giá cho Nhân loại học hỏi và điều chỉnh. Hegen nói : những gì không có giá trị phổ quát, không đi đến phát triển, không thể chia sẻ thì không những vô giá trị mà để lại còn là hiểm nguy gây nên lụn bại. Giống như cái gì không hữu ích mà cứ để lại, được ngợi ca, lên bàn thờ, thậm chí làm chuẩn chỉ thì dẫn đến hủ bại là quá đúng…
…..Ngay cả khi Trung Quốc sa vào sai lầm của Cách mạng Văn hóa thì vẫn tạo ra bao nhiêu kỳ tích của họ. Hay như Bắc Triều Tiên…nền Chính trị có rất nhiều điều phải bàn, tự đóng cửa, dân đói khổ….nhưng cũng tạo ra nhiều điều Thế giới phải kính nể : giáo dục khoa học, văn thể mỹ rất hay, rồi chương trình hạt nhân, tên lửa…các đội quân binh chủng hùng hậu và vô cùng kỷ luật. Cuba cũng rất đáng khâm phục với nền ý tế và giáo dụng văn hóa phổ cập, trình độ cao…
Không một nền Chính trị nào chốn tránh được sự so sánh thực chứng về phát triển của Nhân dân, của thời gian, của Văn minh…Ở nước nào cũng có nhiều kẻ xảo ngôn, bồi bút, cơ hội, dù đi Đông đi Tây, học cao thấy rộng…khẳng định bằng các con số rằng : ai dám kêu ca về nền Chính trị sa đọa, bạo tàn và tăm tối đây? Khi thấy cũng có đê điều được mở mang, cây trái vẫn nảy nở, dân số vẫn tăng, sự học vẫn phổ cập, vẫn không bị cướp nước…gì gì đi nữa thì không thể lấp liếm sự thật về mỗi nền Chính trị : Nó phải là khởi xướng kiến tạo, dẫn dắt sự phát triển của Xã tắc ( thể hiện được ở năm phương diện trên ) chứ không phải ăn theo vào những giá trị tự nhân Nhân dân làm nên, Đất nước vốn có…chứ không phải là hô hoán với vài thứ, vài chút làm ra được nhưng để lại hậu quả xấu trong văn hóa, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, thể chế…khiến nhiều đời Nhân dân và Xã tắc sau này vẫn phải chịu xấu, chịu thiệt, chịu nhục, chịu khổ…
Nền Chính trị tiến bộ ( tôi chưa dám mong tuyệt vời ) là tạo nên sự phát triển Quốc gia, trong đó mỗi người Dân không những được đảm bảo tốt về các quyền cơ bản vốn như Tạo Hóa đã ban cho con người, mà trên thực tế có được nhiều cơ hội phát triển bản thân, được tự hào về những giá trị sống xứng đáng của Đất nước mình, có vị thế thực được kính trọng trong các quan hệ cộng đồng quốc tế, là nơi hội nhập giao luu và thể hiện được các giá trị văn minh toàn cầu…
Trong đó, tính Chính Danh của nó là gì : là nền Chính trị phải được xác định và xác định được bởi tính hợp pháp cao nhất về quyền cai trị, dẫn dắt đất nước, với sự công nhận của toàn thể Nhân dân về thể thức Dân chủ và của Quốc tế về chuẩn mực văn minh Chính trị