Nhớ và Quên
QUÊN ĐỀ NHỚ ! NHỚ ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG HÀNH ĐỘNG !
Tôi làm điều tra xã hội học ( là sự thật trong đời sống, nó diễn ra cho dù chúng ta thích hay không, có sẵn các lý giải khoa học hay không ) thấy rằng : 1. Người nhớ lâu là người hay hoài niệm, dễ định kiến, thậm chí cố chấp / 2. Người quên nhanh là người vô tâm, dễ rơi vào hời hợt, nặng là bệnh lý / 3.Biêt Nhớ và Quên ( tất nhiên là có bài test và tiêu chí cho điều này ) thường vô tư, trẻ lâu, suy nghĩ thanh thoát, có lỗi tư duy thích ứng nhanh nhạy / 4. Không biết quên thường là ‘ăn mày dĩ vãng’, không biết nhớ là lúng búng tương lai / 5. Biết cách Nhớ và Quên là cách xử lý thông tin hữu hiệu, hơn thế là phẩm chất…
Nhớ và Quên là nguyên lý phổ biến của ‘Hệ điều khiển’
Thông thường người ta nhớ nhiều quá chiếm hết cả dung lượng bộ nhớ nên làm chật chội những khoảng trống còn lại trong Não để có thể xử lý thanh thoát những vấn đề mới
Khổ nỗi người ta thường nhớ những gì ?
a. Các kí ức buồn, sự cố lớn trong quá khứ
b. Những dấu ấn kỉ niệm ( tốt )
c. Những thông tin được tích nạp về những trải nghiệm
Và dễ sa vào các nghịch lý về Nhớ & Quên : thông thường trường hợp (a) là khó quên nhất, và chính nó là ám ảnh, cản trở việc tiếp tục xử lý những thông tin hữu ích sau này. Ngay cả trường hợp (c) ít người có khả năng và sự chịu khó cô lại thành các khái quát, quy nạp tổng hợp có giá trị hơn mà chứa ít dung lượng bộ nhớ hơn, thể hiện ở dạng bài học hữu ích có giá trị lâu dài, và sự liên kết giữa hai bán cầu não. Còn trường hợp (b) thì lại ít được củng cố…và chuyển hóa thành giá trị tinh thần
Ví dụ về những nghịch lý này
– Một kẻ xấu, điều xấu của chúng khiến người ta nhớ lâu hơn về một người tốt, việc tốt được nhận…rồi chuyển thành tâm thế hằn học, tức tối là chủ đạo, đè nén não và làm tối tâm mình
– Một người sau nhiều cố gắng được đi du lịch Châu Âu, về sau chỉ nhớ đến chuyến du lịch, còn các sự việc hay, điều hay gần như quên cả
– Một người được học rất nhiều thứ, nhiều thời gian…nhưng không chịu liên tưởng những điều hay trong học tập với thực tiễn, nên không khái quát, tổng kết thành bài học mới của riêng mình
Chúng ta hãy hình dung khi sử dụng máy tính : do chúng ta không phải là chuyên gia về nó nên khi thao tác gõ phím, thực hiện các trình tự rất nhiều lỗi….Máy tính nhớ những thao tác đó để process và display, nhưng sau đó cũng có cơ chế và biết ‘quên’ các thao tác dù đúng dù sai của chúng ta để tiếp tục công việc của ta và nó. Nếu máy tính không quên được, cứ tích nạp bao nhiêu cái lỗi của chúng ta…trong nhiều quá trình làm việc thì nó quá tồi và bế tắc. Sau mỗi lần khởi động lại mãy tính thì tự nó đã có quá trình Clean Up, Set Up để : tối đa bộ nhớ hữu dụng. Và nó chỉ nhớ những gì hữu ích ( histories và contents ) về điều chúng ta thao tác có mục đích và đúng logic…
Hãy xem một quả đạn tên lửa được phóng lên bắn máy bay địch. Quỹ đạo máy bay không biết trước. Nhờ quan trắc radar , quả đạn nhớ tọa độ (x1) của nó nên cánh lái được điều khiển về phương vị và góc tà để bay đến hướng (x1). Quá trình đó sẽ được quên ngay sau khi cánh lái đã chấp hành quay một góc tương ứng với lệnh điều khiển. Máy bay địch di chuyển đến tọa độ (x2), máy tính của Tên lửa lại tiếp nhận thông tin mới để xử lý tiếp đưa ra lệnh điều khiểm mới với cánh lái …cứ thế tiếp cận dần mục tiêu…trong khoảng thời gian trên dưới 1 phút. Dù bắt được hay không, tắt máy đài điều khiển. Bộ nhớ Tên lửa về trạng thái ‘thinh không’…để cho ‘thông thoáng’ quá trình sau này…Hệ tên lửa mới bây giờ thì quá trình bắn máy bay lần trước sẽ được ghi cô lại thành kinh nghiệm ( như là dạng video chứa ít dung lượng nhớ nhất và có thể được copy chuyển sang usb chẳng hạn…), giải tỏa cho bộ nhớ trung tâm CBU của máy tính cái…
Chúng ta xem não của mình hoạt động như thế nào khi đọc một cuốn sách? Nguyên lý Nhớ và Quên rất hiển nhiên : những dòng chữ trước vừa đọc quên ngay những gì không chính yếu để tiếp tục đọc những dòng chữ mới…cuối cùng chúng ta không nhớ toàn bộ những gì đã đọc mà cô lại dưới dạng chủ đề/ tinh thần/ sự kiện / câu nói / nhân vật điển hình….và suy chứng chiêm nghiệm thành tri thức hữu ích của mình lưu lại trong não…để rồi sau đó có thể quên luôn cả cuốn sách. Điều gì sau này ít dùng trong thực tế, não cũng tự động quên luôn, tác giả cuốn sách không có ảnh hưởng gì về xã hội, nghề nghiệp cũng quên béng…. Người sáng tác nhạc, thơ, đi giảng…cũng tự nhiên theo cơ chế Nhớ & Quên đó….đó là sự bình thường tốt đẹp…
Một cây hoa, sáng ra thân cành lá của nó định hướng tới Mặt trời để đón ánh sáng mà quang hợp…Thực vật không có Não, không có CPU như máy tính, nhưng như thế là tốt cho nó…Khỏi cần phải nhớ Mặt Trời có ý nghĩa gì, ở hướng nào…rồi từ đó mà mắc đầy định kiến….Nên Mặt trời xuất hiện ở đâu, lúc nào, di chuyển ra sao…cây cảm nhận bằng bức xạ nhiệt riêng có của Mặt trời mà định hướng nó tới khi có nhu cầu chuyển hóa dinh dưỡng nhờ quan hợp…Điều này là nhu cầu định hướng sinh tồn nhờ nhận dạng về tính hữu ích đặc trưng và thiết yếu mang tính Gen…trong đó tính ‘Quên’ là ngay lập tức dù tính ‘Nhớ’ còn có quán tính nhất định ( về việc Mặt trời là gì, đang ở đâu, như thế nào…)
Tôi viết bài này để làm gì ? Ngụ ý rằng : Quên nên là khuynh hướng chính…nếu nhà anh chị nào ‘Nhớ’ lại là khuynh hướng chính, làm nặng thần kinh lắm…hoài niệm quá khứ phát mệt ( và đừng hiểu Quên là quên hết ! Không có điều đó trong thực thể sống bình thường và thông minh…. nếu thế thì là bệnh Aizemer khủng khiếp ! ). Thông minh của chúng ta là chỉ nhớ : ( Bài học + Điều hay + Kinh nghiệm ) mang tính logic về quy tắc sống và hữu ích về tương lai sống….Còn lại Quên hết đi….