Khánh hàng là Nữ Hoàng

Khánh hàng là Nữ Hoàng

NHẬN THỨC DẪN DẮT HÀNH VI, NÊN SAI LẦM NHẬN THỨC DẪN ĐẾN THẢM HỌA !
Sự hời hợt trong hành động, tư duy và đức tin thật là điều đáng buồn…sau dần lại được tráng men dưới cách hiểu là ‘học thuyết’ để dẫn người ta đi tiếp trong đó thì thật thảm họa ! Tôi xin ví dụ vài ‘điều’ điển hình :
– Nhiều người đi Lễ Chùa thuê mâm cúng, thuê viết sớ, thuê khấn bái, thuê giải sao…rồi nghĩ xin thánh xin thần là được mà không thay đổi tới cách sống tốt…
– Làm một tí từ thiện bằng đưa ra ít tiền vào cái gọi là ‘hòm công đức’ thì nghĩ sự tươi đẹp đến với mình và người, yên tâm quay về với lối sống xấu như trước…
– Nhiều quan chức không tìm hiểu thấu triệt nguyên nhân gốc, đưa ra các quyết định chắp vá, làm rối thêm tình hình, dồn đẩy khó khăn cho nhân dân…
– Đi học thì sẵn tâm lý tìm ngay thấy ‘mâm cơm’ cho riêng mình, ngầm so cái thực tiễn mình đang sa vào mà tẩy chay lý luận được tổng kết
– Vô vàn nhiều người nghĩ rất không đúng rằng ‘kẻ thù của mình là chính mình’ lại còn trích mang từ 14 điều răn của Phật nữa chứ??? Thực ra có phải thế đâu !!!

Dưới đây tôi thêm một ví dụ khác là quan niệm : ‘Khách hàng là Thượng Đế’ !!! Tôi bỏ công đi tìm hiểu thành ngữ này có từ đâu ? Tại sao lại phổ biết trong cách nghĩ, cách nói của mọi người đến như vậy ? Thành thực là tôi chưa tìm thấy đủ cội nguồn của nó, dù thân chinh đã đưa một đoàn doanh nhân đén học tập tại trụ sở Tập Đoàn Mtsushita ( được xem như nơi phát xuất ra câu này – ở đó các nhà quản trị nói : đó chỉ là cách nghĩ của riêng chúng tôi mà thôi và hay nhắc lại với các đoàn tham quan học tập khi đến đây. Có thể vì họ ‘sùng’ chúng tôi mà mặc nhiên coi đó là chuẩn??? ). Ngoài ra tôi đã đọc thấy nhiều câu đó trong sách, báo của nhiều tác giả khác nhau ( không kèm theo lý giải ) chỉ lướt đi như một câu ‘cửa miệng’ mà thôi, đối hay như một thành ngữ ‘mặc định’. Vì vậy tôi cũng cho rằng việc tuyệt hóa theo cách đương nhiên như thế cũng là sự hời hợt ( dù có cái lý nhất định ).

Tôi trong bài này chỉ muốn đưa ra cách nghĩ của mình về ‘thành ngữ’ đó: suy nghĩ không cũ về điều không mới’ !
Thứ nhất : Thượng đế là không có thật trong đời sống xã hội, là tuyệt đối, là vô hình vô ảnh. Là khái niệm gắn với Tôn giáo. Cho nên hậu quả của tư duy như thế áp dụng với khách hàng trong kinh doanh nó mang tính giáo điều, không thiết thực trong hành xử, nó làm người kinh doanh mất quyền và chịu bị vô lối sự bất bình đẳng trước khách hàng
Thứ hai : Rất nhiều khách hàng bằng da bằng thịt cụ thể, họ đâu đã đạt đến trình độ hay tư cách ‘Thượng Đế’ bởi tồn tại rất nhiều năng lực hữu hạn của bản thân!!! Quyền của khách hàng có được là bởi văn hóa kinh doanh xã hội , nữa là mức khả năng chi trả tài chính của họ. Ngoài ra chính khách hàng cũng có nghĩa vụ tuân thủ, cam kết ngược lại với người kinh doanh.

Cho nên, từ năm 1999 trong giảng dạy và sách, tài liệu của mình, tôi đã chính thức sử dụng thành ngữ thay thế thành ngữ trên bằng : ‘Khách hàng là Nữ Hoàng’. Trong quá trình chia sẻ, suy nghĩ tôi và các bạn học viên càng ngày càng thấy đúng về bản chất và thực tế ứng dụng, và dần đã thêm nhiều Giảng viên sử dụng thành ngữ này:
Thứ nhất : Nữ Hoàng là Người Thật, phản ứng tính Nữ, có quyền lực, và được tôn vinh. Điều đó đúng với mọi giới
Thứ hai : Phản ánh được tính nhân văn, trách nhiệm , nghĩa vụ hai chiều trong đối xử giữa bên kinh doanh và khách hàng
Thứ ba : định hướng điều nghiên tính ‘phi tuyến’ của thị trường theo quan niệm đó đạt độ chính xác cao

Dưới đây, tôi đưa sơ đồ của mình về quan niệm : Khách hàng là Nữ Hoàng”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.