Ngẫm nhân ngày nhân quyền thế giới
1. Đời sống và Dân trí ngày càng cao hơn nhưng Tam Dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) luôn là thách đố, là mục tiêu, là thước đo về trình độ phát triển xã hội của bất cứ Quốc gia nào. Thể chế chính trị và các chính phủ phải chịu trách nhiệm tối cao về Nhân quyền.
2. Thực hành Nhân quyền chỉ có thể đầy đủ khi nhân dân được quyền tham gia toàn diện, thực chất vào công việc quản lý xã hội, thông qua bộ máy hành pháp được thuê điều hành bởi Ông chủ nhân dân.
3. Nhân quyền gặp một chướng ngại rất lớn là nền tảng Dân trí thấp của những bộ phận dân chúng, đặc biệt nếu chiếm số đông, nguy hiểm nếu họ lại hiện diện đại biểu trong cơ quan quyền lực cao nhất.
4. Nhân quyền không phải tự đến, tự có, được trao tặng hay ban phát, mà là nỗ lực lao động của nhân dân, trong lao động thực sự người ta mới có nhu cầu chính đáng về nhân quyền, biết quý trọng và bảo vệ nó.
5. Những nền chính trị lừa bịp hay mị dân coi sự tham gia của họ vào Nhân quyền dưới dạng “phong trào” được PR đánh bóng chế độ. Có nguy cơ thêm vào đời sống những “dị tật được đề cao” trong khi Tam Dân tiếp tục cúi mặt xuống bùn đất.