Nguyễn Tất Thịnh’
Tôi gặp rất nhiều người đề cao sự thông minh theo các nghĩa : học giỏi, bằng cao, tinh khôn, hơn người, tuyệt kĩ, thần đồng, chức trọng, trình độ…
Nhiều phụ huynh nỗ lực sớm nuôi dạy con mình theo hướng đó…
Tôi không bao giờ đủ ‘thông minh như thế’ để tranh luận hay khuyên ai…
Einstein có câu ‘cảm xúc quan trọng hơn thông minh’ ! Còn ở bài này tôi chia sẻ về CÁCH NGHĨ , theo đó là : não trạng ( mặc kiến thiết lập thường trực trong não ) dẫn lối tư duy hành động ( dù trình thấp hay cao về học vấn ).
Tôi không tin sự thông minh dù kiệt xuất của ai đó tự nó làm nên sự nghiệp lớn! CÁCH NGHĨ để khai phóng được những giá trị Nhất ( Lương Tri ) của mỗi người ( chinh phục được những vấn đề của cuộc sống, tìm được chân lý ở chính hành trình đường đời của mình ) là rất quan trọng
Dưới đây chỉ là vài câu hỏi đặt ra để ví dụ phản tỉnh :
. Nghĩ là có trình độ thuyết phục cao sẽ làm giàu được nhờ kéo người chơi hụi ?
. Nghĩ có ngàn năm kinh nghiệm trồng lúa thì đứng đầu nông nghiệp ?
. Nghĩ là dùng thông minh tin học nên sửa điểm thi sẽ không ai phát hiện ra ?
. Nghĩ mình giỏi làm kinh doanh làm ra nhiều tiền thì làm gì cũng được ?
. Nghĩ mình là vua Toán thì dùng nó để lý giải được mọi điều của đời sống ?
. Nghĩ mình đọc hiểu thông sách kinh dịch thì phán xét được các số phận ?
. Nghĩ mình tu học được thành bác sĩ giỏi thì cứu được bệnh mình ?
. Nghĩ rằng viết nên nhiều bài thơ tình thì ắt là sở hữu được nhiều tình yêu ?
. Nghĩ mình đã đánh bại bao nhiêu giặc ngoại xâm lớn thì thắng ‘nội xâm’ ?
. Nghĩ mình quyền chức ‘đến Trời’ mà đi thao túng Nhân gian bằng quyền lực ???
….
Tôi luôn cho rằng CÁCH NGHĨ VỀ NĂNG LỰC ỨNG XỬ VÀ HÀNH ĐỘNG THEO PHÂN SỐ: ( QUY TẮC / ĐẠO LÝ ) hướng tới Lương Tri của mỗi người ( ở cương vị của họ, từ bản thân ra Thiên hạ ) là quyết định, hơn rất nhiều sự thông minh !!!
Cảm ơn thầy, tuyệt vời ạ.