Về ÁP DỤNG LUẬT DOANH NGHIỆP CHO HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

Nguyễn Tất Thịnh

…..

Mốc thời gian gần nhất về Luật Doanh Nghiệp’ là được Quốc Hội thông qua 26/11/2014, áp dụng  cho năm 2019. Cùng với dòng thời gian đó đến này là còn những băn khoăn của các chuyên gia, nhà quản lý, của chính các Hộ kinh doanh : có nên hay không đưa Hộ Kinh Doanh Cá Thể vào trong điều chỉnh của Luật Doanh Nghiệp.

Trong khi đi làm việc, do tính chất công việc của tôi là tư vấn, giảng dạy nhiều về kinh doanh, nên cũng có nhiều bạn cả cùng nghề lẫn người làm kinh doanh đều có hỏi quan điểm của tôi, muốn trao đổi về vấn đề này.

Tôi viết thêm vài ý kiến về chủ đề Luật Daonh Nghiệp ( bổ xung cùng với các bài khác về các vấn đề khác ) nhưng cũng muốn nói  đến tính ‘Luật Pháp’ trong mọi hoạt động xã hội

…………..

 

Chúng ta thống nhất  ( không cần bàn cãi ) rằng :

  • Moị hoạt động của con người ( cá nhân hay cộng đồng ) khi có những ảnh hưởng, tương tác, vượt ra ngoài phạm vi của chính họ ( không gian sống, sử dụng tài nguyên, khai thác các yếu tố bên ngoài, hợp tác giao dịch, mua bán…. ) thì đều cần được đưa vào Luật để điều chỉnh. Cho nên tuy việc kinh doanh của một người thôi ( bán hàng online , thu nhập nhờ Youtube có nhiều like ) hay của Hộ Cá Thể…. hẳn nhiên không thể đứng ngoài Luật

 

  • Luật được ban hành : hơn cả ‘phải tính đến hiện thực cuộc sống’ như nhiều người nói, mà phải khiến cuộc sống chung của cộng đồng và xã hội được tổ chức theo trật tự, văn minh và hội nhập với các xã hội, quốc gia khác liên quan. Không thể vì hiện thực ‘đi đường kiểu thôn quê’ , bán hàng rong phổ biến mà chấp nhận, phải ra Luật điều chỉnh. Không thể vì ý muốn của một số Hộ Cá Thể  ( có quy mô kinh doanh nhaast định )không muốn vào Luật, mà cộng đồng phải tính đến như là sự thỏa hiệp

 

 

  • Cách diễn đạt ‘nước đôi’ của một số học giả, chuyên gia là : ‘không thể can thiệp một cách thô bạo và cứng nhắc’ khi họ đề cấp đến tính chưa thích đáng của việc áp dụng Luật Doanh Nghiệp với hơn 6 triệu Hộ Cá Thể, vì…vì … muôn lý giải… Theo tôi là không ổn về chính kiến khoa học cũng như về thái độ thúc đẩy xã hội phát triển. Nếu muốn có tính ‘Công Bằng’ thì trước hết phải có Luật đã, chứ không phải vin vào các bất câp đang tồn tại, hoặc phải đòi có ngay tính ‘đồng bộ’

 

  • Nếu cứ lo các yếu tố khác chưa hoàn chỉnh ( hạ tầng và kỹ thuật quản lý Nhà nước ), rồi ủ thuyết ‘âm mưu’ ( ngộ nhỡ người thực hiện và thì hành có hành vi x,y,z…thì sao….. ) sẽ không bao giờ dám làm gì ban đầu ( thời máy bay mới sơ khai mà cứ sợ thế thì làm sao có máy bay hiện đại như bây giờ ??? ). Luật Pháp ra đời, cần phải ra đời các Bộ Luật Chuyên Ngành là nhờ vào ý chí chính trị, chứ không phải dựa vào tâm lý sợ rủi ro…

 

  • Bản thân cuộc sống luôn có những ‘bộ lọc’ và ‘cách lọc’ của nó với các sự việc, các loại hành vi, và các thực thể. Thứ gì sẽ bị đào thải và thứ gì được tồn tại, là sự tồn tại là phải góp vào tiến trình phát triển chung. Luật là Lẽ Phải Phổ Quát chứ không phải là cái ‘Ô hẹp đúng sai’ cho riêng một cá nhân / nhóm người / cộng đồng nhỏ nào ! Mọi lý đều có lẽ của nó, mọi lẽ của ai đều cố tìm được cái lý cho nó ! Còn hơn cả ‘mẫu số chung’  cho những lý lẽ đó ! Luật là duy nhất !

 

VẬY NÊN :

Không trì hoãn, thôi  đôi co lý luận kiểu ‘tranh giành vỉa hè quán cóc nữa’ ! Nên dùng Luật Doanh Nghiệp là Một Luật Chung Duy Nhất có các loại pháp nhân kinh doanh .

Bổ xung diễn giải của Luật Doanh Nghiệp . Ví dụ thế này thôi : Những chế định, chế tài của Luật Doanh Nghiệp không áp dụng với 02 trường hợp sau :

  • Pháp nhân kinh doanh nào sử dụng lao động dưới 10 người, thuần túy là các thành viên trong gia đình, không có cơ sở / đơn vị / chi nhánh thứ hai ở đâu ngoài địa điểm đăng ký, không sử dụng một tổ chức nào khác cho việc kinh doanh của mình
  • Những pháp nhân nào không  đăng ký kinh doanh và không có chức năng kinh doanh , thì không được kinh doanh với những thu nhập thường xuyên bằng  hình  thức thương mại sản phẩm dịch vụ theo cơ chế thị trường

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.