Đối thoại ngắn về giáo dục
Gia đình nào cũng đặt quan tâm hàng đầu là giáo dục cho con trẻ. Nhưng phương pháp, cách tư duy mới là quyết định. Điều đó phải trở thành cẩm nang sống, học tập, lao động suốt đời của mỗi người. Đừng lo con trẻ không hiểu được, IQ dù bao nhiêu luôn chỉ là hằng số suốt đời, là tiềm năng để nhận thức. Quan trọng hơn là tạo nên sự thẩm thấu tự nhiên, liên tục được các giá trị Nhân học thông qua EQ và đi vào phát triển AQ. Quá trình đó luôn phải nuôi dưỡng PQ & CQ cho con trẻ, cho chính mỗi người chúng ta không bao giờ được vơi cạn. Điều lớn lao có sức kích thích ghê gớm !
Dưới đây là trích đối thoại ngắn của tôi với một gia đình :
Phụ huynh : thưa Thày, đây là thằng bé nhà em, nó 14 tuổi, con đầu, đang học ở trường Đoàn Thị Điểm, không hiểu sao ai cũng bảo nó chả đến nỗi nào, ngoan và cũng có vẻ thông minh, nhưng học thì kém lắm ạ, còn trông đến thái độ, vẻ ngoài thì có thể nói là đần đần nữa, không mấy thân thiện. Chúng em dẫn nó đến đây mong Thày chỉ giáo…
Tôi : vâng, chào anh chị, chào cháu ! Bác để tiếng nhạc nhẹ và có nhiều tiếng chim hót trong lúc chúng ta trò chuyện được chứ ? Thật ra chúng vẫn hót khi ta đang nói chuyện hay tắt nhạc đi đấy ! Thực có cản trở gì khi cháu muốn nói điều gì cho bác cùng nghe không ?
………..
Phụ huynh : Ôi em thích nghe những bản nhạc này lắm í. Từ nãy em cũng không để ý đến tiếng Chim nếu Thày không nói. Thày cứ tự nhiên ạ, ở nhà nhiều khi chúng em cãi nhau mà nó vẫn ăn vẫn games đấy. Cả nhà em chỉ quan tâm đến việc học của nó mà thôi
Tôi : Thế cháu có như bố mẹ vừa nói không ? Cháu quan tâm đến việc học của mình như thế nào ? Bác đang cầm trên tay cuốn sách về cuộc đời Einstein vĩ đại. Cho đến 15 tuổi cả nhà và cô giáo đều kết luận ông ấy là ngu đần, chưa sẵn sàng để làm bất cứ việc gì, sẽ là người vô tích sự. Tí nữa về bác sẽ tặng cháu, cháu có nghe thấy tên ông ấy chứ ? Mang về sẽ đọc chứ ?
……..
Phụ huynh : ( he he ) Chính chúng em cũng mang mang về ông í thôi, cũng khuyên cháu đọc đủ cả những cuốn sách hay ngày xưa, đã làm nên tâm hồn, kí ức tuyệt vời của mình như Hai Vạn dặm dưới đáy biển, Không gia đình, Robinxon Cruso, Truyện cổ Grim, Thiên văn học kỳ thú…nhiều lắm ạ..Còn thằng bé nhà em nó đọc lay lắt rồi bỏ, chả cái gì vào đầu nó cả…Ngay cả Lego nó cực thích, các loại, có khi mất vài ngày lắp xong, thế mà nó phá ngay trong vòng không quá 1 giờ sau…
Tôi : Chúng ta có thể nói chuyện về những cuộc đi chơi nhỉ ? Cháu thích ra biển, lên núi, về quê, hay đi du lịch, picnic với cả lớp ? Cháu có điều gì thú vị kể bác nghe được không ?
Phụ huynh : thưa Thày, những món đó nó đi suốt rồi, cả nhiều thứ khác nữa…đến mức bây giờ nó chả thích gì cả, có tí ngày nghỉ bảo nó đi chơi nó cứ ở lì trong phòng làm cái gỉ cai gi, mà nó cảm thấy mình để ý đến một tí thôi là lại như dấu diếm, càng khép kín…Chúng nó đòi, giữ sự dân chủ ghê lắm, cực đoan lắm, nhưng không biết nó sử dụng ra sao, để làm gì….Chúng em lo cho điều đó, rồi đến bây giờ như sợ chính chúng nó. Nó chả quan tâm đến những lo lắng của bố mẹ, của gia đình…ÔI…
Cháu học sinh : ( ngẩng mặt lên, nói hơi bất mãn ): Bố mẹ nói ít thôi có được không ? Vì có phải thế đâu ?! Bố mẹ cho chúng con nhiều thứ, đáp ứng đòi hỏi này nọ của chúng con, luôn chỉ hỏi đến kết quả mà không bao giờ thèm nghe những điều khác, gạt đi những quan tâm của chúng con đến bố mẹ, đến gia đình. Thày cô và bố mẹ muốn chúng con học nữa, học mãi, rồi cũng cho chơi nhiều thứ tốn kém…nhưng thực ra tất cả chỉ là theo cách của người lớn, lại không kiên trì khi chúng con chưa làm được việc gì, nên toàn xông vào làm hộ, nghĩ hộ, kể cả gia sư…
Phụ huynh : đấy, thày thấy không, nó lại đổ lỗi cho bố mẹ đấy, tuổi ăn chưa biết no, lo chưa nghĩ tới thì biết gì cơ chứ ! Khó hiểu chúng lắm í
Tôi : Cháu ạ, đời học sinh của bác Văn chỉ duy nhất một lần được điểm 7, duy nhất một lần tiên tiến, nhưng bác chưa bao giờ phải dằn vặt vì thế…ở đây bác cho cháu xem nhưng thứ bác tự làm khi còn học phổ thông : chiếc động cơ điện bé xíu , chiếc bơm nước sức gió, những chiếc lọ ngâm những động vật, côn trùng bác giải phẫu nó, còn đây là lọ kín đựng một vài kim loại không có ở dạng nguyên chất trong tự nhiên mà bác đã gây phản ứng để có được…Cho đến khi làm sĩ quan chỉ huy một đơn vị Tên lửa khi mà tiền gạo cấp trên không có để cấp phát, bác cùng cả hơn trăm người tự làm kinh tế để sống tốt, còn duy trì những khí tài rất hiện đại luôn hoạt động tốt. Cháu từng thấy những chiếc máy bay, những quả đạn tên lửa sừng sững ? ….cháu nghĩ xem để hoạt động được thì chúng phải như thế nào ?
Cháu học sinh : thế bây giờ Bác có giỏi về điều gì không ? Mẹ cháu nói đến đây để bác dạy cho vài điều ?
Tôi : Nghề của bác là trợ giúp cải thiện hoạt động của các tổ chức. Khi bác nhận làm một việc gì thì bác phải chứng minh trên thực tế cho người ta thấy là bác phải giỏi về điều đó, nghĩa là có cách hữu ích giúp họ trong hoàn cảnh đang gặp phải, và được họ chấp nhận, thay đổi được tình trạng của họ tốt lên. Nên bác phải tự tích lũy được những kiến thức rất cơ bản, và tự trang bị, tìm kiếm được những kĩ năng, tri thức cần thiết khác. Bác không dạy ai cả, nhưng bác sẵn sàng chia sẻ được những cách thức để mỗi người có thể thay đổi mình hơn một chút trong lao động. Và bác học lại được rất nhiều từ người khác. Mới đây, bác gặp một doanh nhân mù bẩm sinh, người đó nói : Tôi từng nghe nói về Mặt Trời, tôi cảm thấy nhiệt của nó làm nên bốn mùa, tôi tin chắc rằng có ngày và đêm, và trên thực tế tôi thức ngủ cùng với những điều đó . Nên tôi tin vào Mặt Trời để gắng giữ thời gian lao động của mình được cùng nhịp với mọi người và cuộc sống, không chậm hơn ! Tôi mù nhưng học cách làm việc của người sáng ! Chúng ta cùng suy nghĩ về điều tuyệt vời đó ! Và cháu biết không, bác tự thú vị vì hôm nay gặp cháu, nghe mà hiểu thêm vài điều hay, ngày mai sẽ thêm một chút ứng dụng…
Cháu học sinh : Ôi, cháu cũng hiểu thêm được một chút rồi bác ạ. Bác tặng cháu cuốn sách bác vừa nói chứ ạ ?
Phụ huynh : Ôi ! Vậy là sao ? Sợ nó không còn thời gian để đọc ấy, bao nhiêu là bài vở….Xin Thày hãy dạy cho cháu vài điều về học tập đi ạ, không chúng em sốt ruột lắm ( hi hi )
Tôi : Bác đã kí tặng cháu : Đam mê và phương pháp cho sự nung nấu điều cháu muốn trở thành, học tập là một trong những cách tốt nhất để có được ! Chúng ta chỉ có 1 giờ hẹn nhau trò chuyện. Tôi ghi vài dòng này gửi lại , mong trước hết là anh chị và sau là cháu về đọc và suy nghĩ thêm về ý nghĩa của nó.
– Kiến thức giúp ta hiểu được nguyên lý, còn động cơ của ta mới khiến ta ứng dụng nó vào việc gì. Tri thức để tránh thất bại, còn thành đạt lại thuộc về phẩm chất
– Học tập là cách tích cực nhất khiến ta thoát khỏi các trở ngại và cảm giác bất lực. Sự thông minh thực sự nằm ở cách tư duy khoa học và tự tích lũy được tri thức
– Làm việc tốt với công cụ không khó, phải biết rút kinh nghiệm suốt đời khi làm việc với con người , với tổ chức, đó mới là con đường đi đến thành công thực sự
– Người ta chỉ đầu tư vào lòng tin cho tương lai của chính họ mà thôi, chứ không vào mơ ước của ai cả. Con anh nếu có ý tưởng thì hãy đầu tư đi và khiến người khác tham gia
– Hỏi trẻ con : trường để làm gì ? Để đi học ? Lớn hơn : Để dạy làm người lao động ? Cao hơn : phải biến nó thành cơ hội và mục tiêu của mình
Tôi : Cháu có muốn bản thân mình, cuộc sống và gia đình thay đổi tốt không ?
Cháu học sinh : ( ngẩng cao đầu ) : dạ thưa bác đương nhiên cháu muốn thế lắm chứ !
Tôi : Cháu ạ, những chú Chim kia chừng nào vẫn hót nó vẫn còn thay đổi được chúng ta một chút, nhưng nó không biết, không thể quyết định mỗi chúng ta là ai, như thế nào. Còn chính cháu với những thành tích của mình sẽ làm thay đổi cả gia đình đấy ! Những gì nếu chưa tốt hôm qua sẽ biến mất khi mỗi ngày qua đi cháu giỏi giang, hay hơn một chút, nếu không nó sẽ tích lại to đùng làm khổ tất cả…
Chào thầy! Từ khi học chuyên đề của thầy trong khóa học CEO, em có ấn tượng về thầy nhiêu lắm, cả tốt và chưa tốt.
Lúc biết thầy có website riêng là lúc em biết thầy tạm đóng nó, em mò mẫm vào blog của thầy, chỉ đọc thôi, chiêm nghiệm và không có ý kiến gì cả. Thi thoảng em vẫn vào web của thầy, hi vọng thầy cao hứng open nó. Và em vào đây, hôm nay, đọc bài viết này, thấy hình ảnh của em ngày xưa, phần nào như cậu bé kia…
Lời thoại sau em dành cho nhân vật chính trong câu truyện của thầy phía trên, được không ạ!?
Cậu bé ơi, em may mắn lắm được sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ em phải là người trên mức bình dân mới có cái kiểu tư duy như thế, mới có điều kiện và quan hệ để đưa em đến gặp thầy Thịnh.
Khi tôi còn là một cô bé 5 tuổi, vẫn còn muốn được bố mẹ bao bọc, chẳng may nghịch ngợm mà tụt 1 chân xuống cống ngay cạnh nhà (có nắp bê tông bị vỡ 1 mảng í mà) trầy sướt nhiều lắm (tôi lúc đó nghĩ thế), máu chảy nhiều lắm (tôi lúc đó nghĩ thế), đau chết đi được (tôi lúc đó nghĩ thế)! Tôi đã khóc ầm ĩ lên để mong bố mẹ tôi trong nhà nghe thấy sẽ chạy ra và xuýt xoa, mà an ủi để tôi thấy tôi được yêu thương kiểu con út trong nhà. Nhưng chị tôi chạy về và vài giây sau chạy ra bảo tôi rằng: ” bố bảo mày không tự leo lên mà vào nhà rửa chân đi thì bố cầm chổi ra đấy!” Cái chổi là công cụ “cho ăn đòn” của bố tôi đấy em ạ! Phản xạ của tôi là ngừng khóc, tôi nghĩ ngay rằng “thôi, thế là chẳng ăn thua rồi, lên thôi không lại ăn đòn”. Tôi tủi thân lắm nhưng biết làm thế nào được! Và tôi không bị ăn đòn thật nhưng cũng không thấy máu chảy nhiều lắm, cũng không đau lắm mặc dù vết sẹo chạy dài bắt ngang đầu gối tuy nhỏ nhưng đến bây giờ vẫn còn. Tôi nghĩ bố tôi không yêu tôi lắm, nhưng càng lớn và đến bây giờ, tuy cung không chắc lắm là bố có yêu tôi không, nhưng tôi vẫn thầm cảm ơn ông vì bài học về tính tự lập đó. Mỗi khi thấy vết sẹo đó, tôi không thấy mình xấu xí mà lại thấy mình tự tin hơn. Nhiều năm bố mẹ tôi không tin tôi trở thành người tử tế, nhưng bây giờ chỉ cần họ không phải nói gì về tôi tôi cũng hiểu họ đã thầm tự hào về sản phẩm của họ..là tôi. Tôi không xuất sắc, nhưng tôi làm họ nhẹ lòng.
…Đó là câu chuyện tuổi thơ tôi nhớ mãi, nó là bài học đầu đời của tôi về tính tự lập.
Còn em, bố mẹ em có cười hì hì trước những điều chưa hiểu về em, về trẻ con và thế giới của chúng thì bố mẹ em vẫn thể hiện họ yêu em và muốn những điều tốt nhất cho em. Họ có lệch lạc về mặt nhận thức trong cách dạy em và tạo dựng tương lai cho em nhưng điều họ làm được lại chính là buổi gặp này và sẽ còn nhiều điều tốt đẹp khác. Nếu như buổi gặp với thầy Thịnh không là một sự thay đổi với em và họ thì một buổi gặp khác với người khác sẽ thay đổi em và họ! Những con chim kia vẫn hót dù nó không hót để chỉ làm vui lòng em, nó hót vì nó vui. Hôm nay em chưa nhận ra tiếng hót của nó làm niềm vui lan sang em mà em không hề biết. Ngày mai rất có thể em sẽ cảm nhận được niềm say mê của nó. Em hiểu thêm một chút hôm nay, sẽ là tiền đề để hiểu thật nhiều điều mai sau đó biết không!
Chúc em trở thành người mà em muốn!
Quay trở lại lời thoại với thầy, em thấy tâm hồn thầy đầy chất nghệ! Cái tôi trong thầy lớn quá không? Dù lớn hay không, thì em chỉ muốn nói là: thời nay thật hiếm thấy những cái tôi kiểu như vậy! Em không “TÔI” được như thầy, nhưng em thích cái TÔI kiểu ấy! Hiếm! Quả là vậy! Thời nay cần không cái TÔi kiểu ấy!?
Em cho là cần!
Yêu thầy và kính thầy!
………………………….
Ms.Dung
Chị ơi, em đọc bài viết của chị, em cảm nhận thấy cái Tôi của chị còn to hơn của Thầy Thịnh gấp nhiều, nhiều lần đấy. Ko biết em cảm nhận có sai ko, nhưng chắc chắn là ko.
Cái “Tôi” của thầy Thịnh thực chất là không có cái tôi nào cả.
Qua những bài viết của Thầy, em cảm nhận thấy được những trăn trở, những ao ước của thầy. và Em chẳng thấy cái tôi nào ở đây cả.
Em tin chắc thầy đã chứng nghiệm ra “Thế nào là bản ngã”, và đã biết cách buông bỏ nó.
Chúc thầy mạnh khỏe!