Ba kẻ đại khôn và đại ngu

Ba kẻ đại khôn và đại ngu

KHÔN / NGU CỦA DÂN LÀ THƯỜNG, CỦA VUA MỚI THÀNH VẤN ĐỀ

Có Ông Vua rất phù phiếm, một ngày kia nổi hứng triệu Tể Tướng đến đòi phải đi tìm bằng được ba người Đại Khôn đến . Tể Tướng đi vài ngày ra ngoài Kinh Thành tìm được một người đàn ông đói rách ở nơi Kẻ Chợ, luôn tự coi mình là Kẻ Sĩ , mang về gặp Vua. Nhà Vua rất ngạc nhiên hỏi : Tại sao hắn ta lại có thể coi là người Đại Khôn được cơ chứ ? Tể tướng bẩm : Bệ Hạ có thể hỏi anh ta mọi điều mà Người chưa được biết, anh ta có thể nói rành mạch đâu ra đấy ạ . Quả nhiên như vậy, Vua đồng ý mà hỏi tiếp : thế người Đại Khôn thứ hai là ai ? Tể Tướng khiêm nhường : Thưa, đó chính là Thần đây ạ ! Ô, sao lại không phải là người khác nhỉ ? Tể tướng đáp : nếu Thần không phải là người Đại Khôn thì sao có thể biết mà tìm được hắn ta là Đại Khôn mà đưa về đây yết kiến ạ !? Ừ nhà Ngươi nói đúng lắm. Thế còn người thứ ba ? Tể Tướng lễ phép : Muôn tâu….đó chính là Bệ Hạ ạ ! Nhà Vua quá ngạc nhiên ngả hẳn người ra sau Ngai vàng – thật kinh ngạc là Đức Vua lại rất ngạc nhiên về điều ây – nên hỏi : tại sao Ngươi lại nghĩ thế ? Tể Tướng đáp : Bệ Hạ phải là Đại Khôn mới có thể biết Thần là xứng đáng mà bổ nhiệm trọng trách Tể Tướng ! Ồ…Nhà Vua cảm thán : Ngươi đã hoàn thành việc Ta yêu cầu !

Một thời gian sau, Vua lại thấy buồn buồn mà đòi Tể Tướng phải đi tìm về cho mình ba kẻ Đại Ngu. Tể Tướng đi vài ngày ra ngoài Kinh thành tìm người đàn ông đói rách nơi Kẻ Chợ, luôn coi mình là Kẻ Sĩ kia mang về. Vua quá ngạc nhiên nhỏm người lên Ngai vàng hỏi : cớ sao lại coi hắn ta là Đại Ngu nhỉ ? Thưa Bê Hạ, hắn luôn tự coi mình là Kẻ Sĩ mà chịu phận đói rách nơi đầu đường xó chợ mà mong chút cơm thừa canh cặn thì có đúng là Đại Ngu không đây ? Vua cười nói : đúng, thật thảm hại, hắn ta đúng là Ngu Tâm. Thế còn kẻ thứ hai ? Tể Tướng cui đầu đáp : dạ thưa chính là Ngu Thần đây ạ ! Ngươi nói gì ? Một người như Ngươi sao tự nhận mình kém cỏi đến thế ? Tâu Bệ Hạ, Ngu Thần nhận trọng trách lo việc Dân Sinh mà không chuyên chú lại mất thời gian, tâm sức lang thang ngoài Kẻ Chợ cốt tìm về đây được một kẻ Đại Ngu , rồi để những Kẻ Sĩ phải đói rách thì chính Thần là Ngu Tài rồi !

Vua buồn buồn ngả người sâu và Ngai vàng, một lúc sau nói : đúng , môt Tể Tướng như thế thì thật ăn hại. Rồi nhướn mắt về Tể Tướng trầm giọng hỏi : kẻ thứ ba, ý của Ngươi là …? ….Đúng không nhỉ ? Vậng – Tể Tướng quì xuống, dướn cổ lên về phía Vua nói : Bệ Hạ đáng ra phải lao Tâm lo việc Quốc Kế thì lại bắt Tể Tướng đi tìm kẻ Đại Ngu trong Thiên Hạ, thì đó có thể coi là Đại Ngu – là Ngu Trí được không a ? Muôn tâu, kẻ Ngu Tâm có thể chữa, Ngu Tài như Thần đây có thể thay, nhưng Bệ Hạ không thể Ngu Trí, bởi như thế thì báo hại Xã tắc mất thôi !
Kết của câu chuyện này là gì tùy các Bạn sau khi đọc nó. Với tôi, Ngu hay Khôn của một kẻ, một người không là vấn đề lắm. Điều quan trọng là Nhận thức của mọi người như thế nào các Bạn ạ, để đi đến hành động chung mà mọi người mong ước….

Bình luận (7)

  1. Câu chuyện gợi ra cho tôi rất nhiều suy nghĩ,có lẽ ranh giới giữa “khôn” và “Ngu” không rõ ràng đó là khoảng cách rất mỏng manh như giữa sư sống và cái chết vậy..!

  2. Có lẽ “Khôn” và “Ngu” không phải thứ cuối cùng con người đi tìm trong cuộc đời Duy Nhất của họ.

    Câu chuyện cho tôi cái nhìn hiện thực hơn về cuộc sống xung quanh mình. Rất hóm hỉnh.

  3. Câu chuyện này gợi cho em rất nhiều suy nghi, nhất là khi em đang phải đối mặt với một nỗi buồn, em suy nghĩ rất nhiều về điều đó. Câu chuyện càng đọc càng thấm thía được nhiều ý nghĩa về cuộc sống. Không chỉ về khôn và ngu.
    Cám ơn anh rất nhiều

  4. Trong thiên hạ, kẻ thượng trí và đại ngu đều hiếm như nhau, chỉ người bình thường là chiếm đa số. Có thể hình dung mật độ giữa khôn và ngu theo đồ thị Gauss (hình chuông đối xứng, từ đại ngu đến thượng trí).
    Nước thịnh thì có kẻ thượng trí đứng đầu hoặc làm quân sư, nước suy thì ngược lại và điều cơ bản là “Càn khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh”, lúc thịnh, lúc suy, không có gì là trường tồn cả. Mỗi người chúng ta cũng vậy, lúc không lúc ngu, có ai khôn mãi được đâu. Ngay bậc “Thánh nhân hữu sở bất tri” (Thánh nhân cũng có điều không biết) huống chi là thường nhân!.
    Một sự đè nén, o ép, một không khí ngột ngạt đến tột cùng cũng là điều kiện cần thiết cho một sự thay đổi đột phá, hoặc đó chính là “lửa thử vàng”, là lò luyện “linh đan” hun đúc sự kết tính của ý trời lòng dân./.

  5. Bài viết này rất hay và mỗi người cần có kiến giải riêng dựa trên trải nghiệm của mình. Với tôi thì cũng như tác giả, kẻ thường dân ngu là rất bình thường, vậy nên hay có câu cửa miệng là ngu dân. Còn vua mà ngu thì đại hoạ. Cũng như vậy người bình thường ngu dốt cũng không phải là nghiêm trọng, nhưng làm thày mà ngu dốt thì quá tác hại. Lại cũng rộng thêm ra, người thường thất tín cũng đáng trách, nhưng người thày thất tín là nghiêm trọng, chưa kể là có trường hợp nguyên một tập thể thất tín thì tình hình đã thấy hiện ra bại hoại của đạo làm thày rồi, đó là chuyện sứ ta không thiếu ! Thật đáng tiếc !

  6. Ba kẻ (ba người) trong câu chuyện đều là “con người” nên luôn tồn tại phần “con” và phần “người”. Để làm “con người” thì kể cả Đức Vua, Tể Tướng hay Kẻ bần hàn đều cần biết Ngu từng chốn, từng lúc và cần phải biết Khôn từng lúc, từng chốn. Nghĩa là “Khôn cũng chết, dại cũng chết mà Biết mới tồn tại”.

    Cám ơn Anh vì đã cho phép tôi được tham gia đưa ra đoạn kết của câu chuyện “Ba kẻ đại khôn và đại ngu” theo cái “tùy” của anh./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.