Chuyện trò nhân năm mới

Chuyện trò nhân năm mới

TỰ KHAI SÁNG BẰNG HƯỚNG TỚI ĐIỀU TỐT LÀNH
Tôi và một số bạn hữu trí thức, bình thường rất ít gặp nhau vì dòng thời gian cả năm cuốn mỗi người đi trong những công việc … Được buổi sáng năm mới… gặp gỡ, đưa ra vài câu hỏi với nhau…Dưới đây tôi chép lại ba câu trả lời của tôi mà các bạn cùng quan tâm. ( Không chủ ý sa đà vào các con số, hay sự kiện ‘mặt’ – bạn đọc có thể tự ghép vào những phương diện mình quan tâm )

Hỏi : chúng ta đi đến đâu cũng đọc được những cảm nhận chưa sáng sủa về tình hình đất nước, quản lý Nhà nước như có trách nhiệm chính… ý kiến của Anh ?

Trả lời : Đúng là giới quan chức trong bộ máy quản lý Nhà nước, mọi thời, luôn phải chịu trách nhiệm chủ yếu nhất về tình hình đất nước. Dù thế thì tinh thần của hai giới đặc biệt quan trọng ( theo nghĩa là lực lượng chính đối ứng với phát triển và gây sức ép tích cực lên tiến trình phát triển cần phải có ) là trí thức và doanh nhân phải khoáng đạt trong quan điểm và hành động. Chúng ta đã được tiếp cận các con số thống kê ở các lĩnh vực khác nhau, dù bạn còn nghi ngờ tính chính xác của nó, nhưng không nên phủ nhận rằng mọi điều đang khả quan hơn năm trước về kinh tế, về những cơ hội càng mở ra hơn với toàn xã hội. Tất cả dường như còn luôn bức xúc về trình độ quản lý Nhà nước yếu kém, sự tiêu cực phổ biến ở mọi cấp, mọi nơi, mọi ngành…. Nhưng phải thừa nhận: xã hội thông tin, xã hội công dân, xã hội hội nhập…đã là một thực tế ( không thể chối bỏ, hay thủ tiêu ) có tác dụng ngày càng mạnh hơn, hiệu năng hơn trong việc đòi hỏi và điều chỉnh lại mọi giới trong xã hội buộc phải có trách nhiệm hơn, đúng đắn hơn với tiến trình văn minh tiến bộ chung ! Điều đó giống như ‘một đại lộ’ dù sao cũng đã được thiết lâp, đang khắc phục cảnh báo ‘hệ thống đã mất khả năng tiếp thu và hành động theo Lẽ Phải’ ! Tôi muốn nói thêm về những tài sản kếch sù và những khoản tiền rất lớn bị tham nhũng, ngay cả chuyện đó cũng nên lạc quan hơn rằng : nó không thể chạy đi đâu hư vô được, cuối cùng phải trở lại vào dòng kinh tế, kẻ cắp không thể mang nó xuống mồ, con cháu chúng không thể một mình hưởng và độc chiếm…xã hội sẽ tìm ra , trả về cho Quốc gia, rồi định vị lại những kẻ đó thỏa đáng…tiến trình đó ngày càng công khai hơn, nhanh chóng hơn, khắc nghiệt hơn, là tất yếu !…Hãy xem điều đó ở Marcot, Gaddafi, Mubarak… Hiện nay nước Nga đăng gặp khó khăn muôn vàn về chính trị, ngoại giao, kinh tế… trong đối phó với Mĩ và EU ( do vấn đề Ukraina )…nhưng nhân dân Nga đã ủng hộ Putin mạnh mẽ hơn bao giờ hết, kỷ luật xã hội được củng cố một cách đáng kính nể… để trỗi lên gồng gánh và chống lại ) thì có một thực tế : nhân dân Nga tin vào Putin ở ý chí, phẩm cách, tính đại diện ‘Đại Nga’ của ông ấy, là chính khách ‘liêm chính’ !!! Nếu Putin tham nhũng đầy mình, vinh thân phì gia, thì sẽ trở thành ‘con lợn chính trị’ mà thôi….và hiệu ứng tích cực nói trên của Nga không thể có. Ông ta sẽ bị đem ra ‘tế thần’ ! Hãy so với Yunokovic ( tổng thống cũ của Ukraina thì rõ ). Các quan chức của đất nước nên suy nghĩ sâu sắc về điều này ! Dù thế nào, mỗi người nên tự hỏi mình : sáng ra Mặt Trời đã hiện lên, mình thức dậy ra sao, sẽ làm gì để tự cải thiện cuộc sống của mình, đắp thêm một viên gạch trong sự nghiệp theo đuổi? Chúng ta sẽ sống, lao động như thế nào để thành quả của mình cho ngày càng nhiều người hơn trong xã hội được hưởng lợi và ngợi ca !

Hỏi : về tình hình quốc tế…Năm vừa rồi lai càng có vẻ phức tạp, vừa tất yếu, vừa bất lường… Anh có quan điểm như thế nào ?

Trả lời : Những xung đột trên toàn cầu đang nhiều lên và phức tạp hơn về quy mô tham gia của các bên, về tính ảnh hưởng liên đới, phản ứng dây chuyền trong chuỗi domino các vấn đề….Hiển nhiên là thế khi phản ứng của mô hình quản trị ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào bởi ‘tính toàn cầu’ …Chung quy lại mỗi quốc gia đều cố gắng tối đa ‘tập sức mạnh’ của mình để khẳng định, giữ lại hoặc gia tăng sự ảnh hưởng với nhau. Chúng ta lo lắng về vấn đề Biển Đông, cả thế giới vật vã vì những chuyện như C’rưm, Ukraina, hay IS nổi lên là hệ quả cực đoan của cạnh tranh chính trị xưa cũ …Những vấn nạn từ những điều như thế là rất nhiều, tác động tới mưu sinh bình thường của hàng tỉ người, thuộc mọi tầng lớp, trên hành tinh…Nhưng khả năng xảy ra chiến tranh quy mô là rất rất nhỏ, vì lẽ ‘sức mạnh mềm’ đang là cách ứng xử chủ yếu và hiệu quả hơn nhiều ‘sức mạnh cứng’. Tuy nhiên cần nhận ra rằng : thứ tư duy còn lại của thời ‘chiến tranh lạnh’ một khi vẫn là ‘não trạng’ của các chính khách làm sự phức tạp khó tháo gỡ cho đơn giản hơn. Chẳng hạn : tại sao cứ khăng khăng rằng : việc Ukraina muốn hội nhập nước họ nhiều hơn với EU lại là mất đi vùng an ninh của Nga ??? Rồi C’rưm đang đẹp đẽ, trù phú, giao lưu đang yên ả mọi bề…tại sao nhất thiết phải sáp nhập nó về Nga… để đến nỗi nó rơi vào thiếu thốn, khủng hoảng trầm trọng, dẫn đến chính cả Nga bị tình trạng ‘tự cấm vận’ … Lối tư duy như thế cũng mạnh hơn với nhà cầm quyền Trung Quốc về Biển Đông : thay vì hãy tôn trọng công ước Quốc tế về luật biển, các bên đều được hưởng lợi từ sự tự do thông thương…, uy tín nước lớn của Trung Quốc sẽ càng được tín nhiệm, thì lại muốn độc chiếm, kiểm soát ích kỷ, nay gây ra xung đột, mai tạo nên mâu thuẫn đối kháng…hậu quả mất ‘cơ chế lòng tin’ giữa các nước có thể là rất dài và nặng nề… Tôi nhận thấy một cách khái quát như thế này : ở quốc gia nào, trong đó càng tha hóa về tư tưởng quản trị nhà nước, ở đó càng rơi vào khuynh hướng xã hội càng cực đoan + càng nảy nòi sự độc tài cùng lợi ích nhóm + càng tự đẩy quốc gia vào ‘chiến tranh lạnh’ + hành xử của dân chúng càng vị kỷ. Thế kỷ này sẽ tiếp tục nổi lên 5 vấn đề trọng tâm và liên thông, các quốc gia cần chung tay giải quyết : hòa giải và chung sống trong sự đa dạng tôn giáo + mô hình quản trị nhà nước trong cơ chế toàn cầu + kiểm soát giới hạn khai thác năng lực trái đất + cách chia sẻ sử dụng các nguồn lực lợi thế + hiệu quả hóa hội nhập tiến bộ cho công dân. Tổng quan, thì các chính khách đứng đầu mỗi quốc gia phải thay đổi ‘não trạng’ chiến tranh ( dù nóng hay lạnh ) sinh tồn với toan tính bất chấp, cố giành hơn về quốc gia mà hiện thực tư tưởng : lấy chỉ số hiện thực dân sinh ( chất lượng sống địa phương, trình độ hội nhập toàn cầu ) làm kim chỉ nam cho các chương trình quản trị Đất nước ! Cần thay đổi tính ‘tất yếu’ như câu bạn vừa hỏi, về ‘não trạng’ để đỡ bất lường…

Hỏi : như thường lệ, khi gặp nhau chúng ta chia sẻ về nhân sinh quan . Nhiều người vẫn nghe ‘ càng học càng thấy mình dốt’ . Anh nghĩ sao ?

Trả lời : Đúng là trên thực tế, có nhiều câu nói ( mặc dù chả đúng gì, hay chỉ là nhận định nông nổi…) từ đâu đó, lại sống rất lâu, hơn thế được ‘mặc định’ trong suy nghĩ của nhiều người ? Nói lên một phần ‘thứ dân trí a dua đám đông’…là logic nói mãi thành quen….thậm chí quay lưng với chân lý ( dù chân lý chẳng dễ đi tới…nhưng đừng nên đi ngược hướng của nó ). Chẳng hạn câu : ‘nhân chi sơ tính bản thiện’ nghe có vẻ đúng, nhưng đó chỉ nên hiểu là sự ‘mong ước, khuyên răn’ trong ‘ Tam tự kinh xưa thôi. Tôi thấy đúng là : nhân chi hằng vị kỷ ! Do đó mỗi người và xã hội cần tìm cách win – win cho điều đó ! Hay câu : ‘kẻ thù lớn nhất của mình là chính mình’! Thật kinh hãi khi rất nhiều người mặc nhiên thế mà hành xử ! Rất sai trái ! Mình sinh ra là Quý / luôn chỉ là Một / vốn dĩ là Riêng…sao lại là ‘kẻ thù’ của mình ? Chính những hư hỏng, bệnh thật, thói xấu…sinh dần ra trong Mình, lưu cữu, hủy hoại Mình mới là kẻ thù ghê gớn nhất ! Hãy loại bỏ chúng ! Câu mà bạn nhắc ở trên cũng là một dạng ‘nói lấy được’ … Nếu càng học càng dốt thì ai muốn học nữa làm gì ? Rồi sinh ra sự nghi ngờ tinh thần cần học tập suốt đời ! Thậm chí nuôi dưỡng ‘ngông cuồng’ của kẻ ‘ít học’ muốn ẩu loạn…. Hãy hình dung tri thức của mình như một vòng tròn ..khi minh còn bé, vòng tròn đó nhỉnh hơn cái dấu chấm tí ( chỉ là hình ảnh của chính cái ngòi bút mà thôi )….Lớn lên ta được học nhiều hơn, vòng tròn lớn dần lên…đã bắt đầu chứa được trong Nó nhiều điều ‘từ trong nhà ra ngoài sân, đến xã hội và thế giới’…nên chứa đựng thêm được nhiều năng lượng tinh thần, sự thông thái của phương pháp, tương tác hiệu quả hơn với bên ngoài Nó, băng qua được những gập ghềnh của đường đi cuộc sống, và đương nhiên Nó tiếp xúc rộng hơn với thế giới bên ngoài, nên gặp thêm nhiều điều chưa hiểu, nhưng muốn hiểu. Thật hay khi đạt đến khả năng tự chuyển hóa tri thức bên trong Nó để xử lý và tiếp nhận thêm những điều mới. Tuyệt vời khi Nó đủ rộng, vươn ra ngoài Vũ trụ để chỉ chứa đựng các QUY LUẬT mà thôi và hiểu thấy rằng : mọi điều nên hành xử ĐÚNG QUY LUẬT thể là AN HÒA, AN LẠC, AN THÁI….mọi sự !!!! Chúng ta thấu thêm một thực tiễn rằng : khi điều gì đã ‘lượng đổi chất đổi’ thì sinh ra khả năng : hoàn trả lại hoàn toàn những thứ nó đã tiếp nhận ( ví dụ than đun thùng nước to…tăng dần nhiệt độ là lượng đổi…nhưng đến 100 độ C, nước bốc hơn là chất đổi, nên từ đó hơi nước hoàn trả lại bao nhiêu năng lượng nó đã tiếp nhận từ than cháy để trả lại bằng cách chạy máy phát điện…chẳng hạn ). Cho nên vòng tròn tri thức đó nếu thực học, đạt đến trình độ lớn, trạng thái ‘chất đổi’ thì hay ho đến như thế nào !!!


Xin cảm ơn các Bạn cùng trò chuyện ! Chúc tất cả chúng ta sang Năm mới mỗi người thắp lên trong Mình những điểm sáng tinh thần, sức mạnh của trí tuệ, sự can đảm hành động đúng, khơi chảy những niềm sống vui tươi….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.