Điều tra xã hội thông qua quà tặng

Điều tra xã hội thông qua quà tặng

NGƯỜI TA ‘THẬT MỌI NHẼ’ KHI CƯ XỬ VỚI VẬT CHẤT
Những điều tra xã hội học ( servey) là công cụ không thể thiếu đối với những khảo sát của các chuyên gia. …nhiều khi đem lại cho ta những cảm nhận và hiểu biết sâu sắc về tâm lý và hành vi các nhóm người trong cộng đồng….Cuộc sống luôn cần được kiểm nghiệm và chứng nghiệm về những gì ta suy nghĩ và kết luật. Servey luôn giúp ích cho điều đó, hơn nữa chúng ta có thể phát hiện được nhiều đều đang chứa đựng trong xã hội mà sự lao động lười biếng chỉ tưởng tượng vu vơ siêu hình mà đưa ra các nhận định sai lầm
Vài servey nhỏ mà tôi đã thực hiện trước đây ( thuần túy cho mục tiêu hiểu đời hiểu người ), bây giờ viết lại…thấy nhờ đó mà ngộ thêm cuộc sống, con người…bấy lâu mình cứ tưởng mình đã thấu !
1. Tặng rượu
 
a. Đem tặng một người đàn ông nông dân trung niên chai rượu ‘quốc lủi’ nút lá chuối. Anh ta đưa một tay ra nhận, đồng thời cười rổn rảng : quý hóa quá, cảm ơn bác, trưa nay bác ở nhà em đánh chén với tiết canh vịt em tự tay làm….Cũng người đó, hôm khác, người khác mang tặng một chai Chilvas 12 năm, anh ta trừng mắt : anh có làm sao không mà tự nhiên đem tặng tôi chai này, tôi uống họa có mà vợ con mình nó chửi cho à, rồi đến tai hàng xóm họ lại đồn thổi hay là mình đi ăn cắp được ở đâu món gì. Với lại cái thứ rượu này biết uống với gì cho được, sau lại sinh hư không thì cũng lẩn thẩn vì không có nữa mà uống.
b. Cũng như vậy, mang đến biếu một quan chức chai Chilvas 25 năm, ông ấy e hèm không nói lời cảm ơn mà rằng ( chẳng hề có một đại tự nhân xưng nào ) : tống cho nhiều rượu vào để hại gan à. Cầm đem biếu cấp trên thì họ khinh, cho cấp dưới thì chẳng ai đáng, thôi thì cứ để đấy. Có việc gì đã đến đây thì cứ nói, vì cũng đã bỏ công tiếp. Thời buổi thị trường hiện đại chứ có phải nền kinh tế hàng hóa đâu mà mang sản vật đến. Có điều làm gì thì cũng đừng chậm hơn thông tin, đừng chậm hơn ý người, đừng chậm hơn sự phát triển của nhu cầu, đừng để người ta phải xử với mình nhỏ hơn tiền của mình …hê hê… phải thấu cái triết lý đó rồi hẵng nghĩ đến chuyện gì lớn hơn thế cho được
2. Tặng nước hoa
 
a. Đem đến tặng một người phụ nữ nhà quê khoảng 35 tuổi lọ nước hoa. Chị ta tỏ rõ ngạc nhiên kì quái, rồi hơi xấu hổ, đáp lại như trách mắng : bác tặng em cái thứ này mà dùng vào thì nhà em không khéo tán nát, tay chồng nó chả lại hàng ngày tra tấn em có đú đởn, đua đòi hay đĩ thõa gì với ai không chứ chả đùa. Bác đến nhà em đây rồi có muốn mua tí gà qué, rau quả không thì cứ bảo, chứ loay hoay với cái món bác đang cầm trên tay em sợ nó như mìn nổ chậm lắm, cất lại vào túi đi bác ơi, đời em đã đủ khổ rồi…
b. Cũng như vậy đem tặng một ‘quan bà’ hơn 40 tuổi. Bà ấy đằng thẳng : ừ nước hoa thì đây dùng cũng tốn, nhưng cái món này thì nó phải cả bộ đi liền với nhiều thứ mĩ phẩm khác đấy. Đồ lẻ thế này lại đâm ra khó dùng. Thôi mình tặng cái con bé Ôshin, nó đã ngoài 20 rồi, cũng cần này nọ chút cho xứng với người giúp việc nhà mình. Mà thôi, không khéo cái của này loại như nó dùng vào rồi nó sinh hư lan sang cả ông chủ thì quá hỏa hoạn…hi hi…thế tóm lại đến đây có chuyện gì…
3. Tặng lá Bồ đề hái ở Đất Phật Ấn độ
 
a. Nhiều năm trước, mang đến tặng mấy đồng nghiệp trẻ trong cơ quan, mỗi người một lá khô đẹp, ép trong plastic . Họ đồng loạt hỏi : không phải rởm chứ ? Ít người có thôi chứ ? Sau khi xác tín, họ cất cẩn thận trong ví xem như quý. Một thời gian sau ở chùa Bái Đính, … họ rủ nhau đi du ngoạn và cầu khấn…thấy nơi đó trồng rất nhiều cây Bồ đề. Sau một tuần, tạo cớ vui, hỏi lại họ về lá Bồ đề trước được tặng đâu rồi? Tất cả rổn rảng hồn nhiên : ôi vứt xừ nó đi rồi, mấy cái lá đó bây giờ mơn mởn có mà đầy, cho chả ai thèm nhận nữa í
b. Tặng mấy chị nông thôn hàng ngày ra chợ thành phố bán nông sản. Họ cười hi hi, đấm vai nhau thùm thụp…Em chả biết Đất Phật bác đến là nơi nào chứ chùa chiền, Thần Phật ở các vùng thôn quê có mà ối, đâu chả đầy ra. Còn mấy cái lá của bác trông như đồ chơi của Tàu làm cho trẻ con í. Nhà em sát bên chùa, trong xã lại còn có cả đền Thánh, mỗi mùa mỗi tiết người thiên hạ đổ đến như lũ lụt, mang đến bao nhiêu hoa quả, tiền bạc phúng viếng mà bọn em vẫn rớt nghèo nữa là mấy cái trong như của giả bác cho
4. Tặng tiền
 
a. Tặng một món 10 triệu đồng cho một gia đình nông dân nghèo, ở xã nghèo, vào lúc chẳng có thiên tai lụt lội gì, chẳng có lý do gì, chỉ thuần túy nói : chúng tôi ở thành phố được biết nhà anh chị, nên muốn đến biếu ít tiền… Hai vợ chồng họ ngồi tiếp nước chè bên bộ sập gụ cũ, trầm ngâm và căng thẳng. Anh chồng nói : gia đình chúng em cảm ơn các bác lắm, nhưng cho chúng em xin một lý do đúng người đúng cảnh để có thể thoải mái nhận mà thanh thản, không bị dằn vặt, bị ai nhiếc móc là này nọ…
b. Tặng một ‘đối tác nhớn’ 30 triệu, cũng thế….chẳng vào dịp nào, không có lý do gì…’Đối tác’ dọn giọng, nhúm nhím thả giọng đều đều ôn tồn: kiểu nhận thế này chỉ vợ tôi là biết nên như thế nào mà thôi…này mình ơi..ra đây có hai anh đến chơi….e hèm… Nói thực chứ, với tôi nhận tiền của ai mà không có đầu đuôi nó có vẻ phiền toái, nguy hiểm hơn hối lộ hay chạy án…Luật chơi của cuộc đời thằng này tường mọi ngóc ngách, thà bán heroin đi để nhận tiền lại ra một nhẽ…Lòng tin nhau có thể không bao giờ có, nhưng nhận tiền dù việc gì thì tự mình cũng phải xác tín được cái giá của nó…
…..Và còn nhiều nhiều nữa….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.