Ghi chép trên Đường đến Đất Phật

Ghi chép trên Đường đến Đất Phật

TRI THỨC SỐNG : BIẾT QUAN SÁT / TỔNG KẾT / TRẢI NGHIỆM TRÊN ĐƯỜNG ĐỜI

Tôn Giáo chứa đựng : ( Nhân học + XH học + Tự nhiên học + Thần học + Triết học ) nhưng không giải quyết rốt ráo được những vấn đề mâu thuẫn giữa những Phạm trù đó. Không những thế chưa dung hòa được những khác biệt về VH, những cách tiếp cận Thế tục…và dẫn dắt con người đến : ( Khai Sáng + Giải thoát + Hướng Thượng + Điều chỉnh ) -> Làm cho Con người thấy cách được Cực Lạc nhất trong Trần Gian với Đời sống cụ thể của họ.

Vì thế ở những nơi Tín ngưỡng tập trung lại là nơi dường như dễ nhận thấy những nghich cảnh xã hội, và cái câu: ‘Bụt cùa nhà ko thiêng’ có vẻ đúng theo cả nghĩa vật chất lẫn tinh thần.Tôn giáo mới chỉ là thứ bù khuyết cho cuộc sống Nhân Quần về những điều ko thể trong muôn vàn mưu cầu của con người xã hội. Nghịch lí thay, phần thiếu hụt đó lại phải giải quyết bằng những biễn pháp phi Tôn Giáo như : kinh tế,chính trị thậm chí cả quân sự. Do đó Bể khổ thực sự đối với con người là sự kích thích tham sân si vô cùng vô hạn trong xã hội của họ….Cuối cùng lại quay về Tôn Giáo như một sự an ủi, khích lệ, chia sẻ về những bất cập xã hội, về khả năng hạn chế của chính con người vậy.

Những nơi gọi là Linh thiêng và ‘Đất Phật’ sự nghèo đói đến thê thảm : Những người mẹ trẻ hai nách xách 2 đứa con lit nhít từ hơn 3g sáng, nhưng người tàn phế, kẻ dị tật, người già không nơi nương tựa nhan nhản… có mặt ở bến thuyền sông Hằng xin tiền…Thậm chí đeo đẳng vào tận bên trong nơi linh thiêng nhất, hay nơi khuôn viên của Trường Đại học hàng đầu đất nước. Người ta xin tiền chứ không xin gì khác, kể cả nhà Sư. Nếu không mua những món đồ của họ thì dễ dàng nghe được câu họ rủa : ‘ You are person of bad counry’. Họ cố tình làm như vẻ giấu diếm những bức tượng đất nung nhỏ xíu nói là ăn trộm được ở trong bảo tàng ra cho thêm phần quí hóa để hòng bán giá cao. Con sông Hằng vô cùng Linh thiêng với người dân Ấn Độ, nhưng chính họ làm nó trở thành một trong những nơi ô nhiễm nhất Thế Giới

Đến đây cảm thấy dường như mảnh đất của Phật Giáo như được hình thành để đày ải và thử thách khả năng mưu sinh và cố gắng sống được mà vẫn có thể tốt đẹp mà Phật giành cho con người trong kiếp Luân Hồi? Ở nơi đó con người khổ đến mức dường như mất khả năng oán thán và phê phán, nhưng rất dễ tìm được Giáo lý nhà Phật.

Nhưng dù sao cũng phải thấy rằng Tôn Giáo ko thể làm giảm nghịch cảnh trong Chúng Sinh, nhưng có thể giảm bớt điều xấu ác ở từng người. Hơn nữa một khi đã trở thành Tín điều của cả Cộng đồng lại có sức điều chỉnh rất mạnh mẽ đối với những mưu toan thái quá về mưu cầu vị kỉ của ai hay Thế lực nào đó

Tôn giáo không tìm được giải đáp về mọi điều cho con người trên Trần Thế. Trong những Tín điều của các Tôn Giáo, luôn gặp phải những mâu thuẫn trong ứng xử trong đời thường…ví dụ Hồi Giáo coi Lợn là giơ bẩn mà không ăn trong khi đời sống hàng ngày của họ gặp bao nhiêu thứ ko sạch, … Ân Độ giáo coi Bò như Thần mà không ăn thịt nhưng bắt chúng phải cho sữa và cày ruộng vất vả. Vì vậy, dễ xảy ra sự nghi kị, khó chịu của người theo Đạo Hồi, Ấn Độ Giáo với người theo Đạo khác vì mỗi một Tôn Giáo đều có cách tiếp cận Xã hội – văn hóa riêng và khác biệt của mình.

Nhưng con người ko thể sống thiếu tín ngưỡng. Dù thế nào cũng xoa dịu được nỗi đau,lấp đầy vào sự thiếu hụt nhu cầu, điển vào chỗ trống trong hiểu biết, gia tăng liên kết con người với phần còn lại của Thế Giới. Phần mà Tôn giáo ko giải đáp hay thỏa mãn được , con người tự tìm cách giải đáp và thỏa mãn nó, theo những cách khác nhau, bởi những tín điều khác nhau, chính điều đó mới dẫn đến các nguy cơ xung đột chứ ko phải bản thân sự khác biệt hay Tôn Giáo gây ra xung đột.

Người ít học gặp bất công va nghèo khổ vẫn đến Nhà Thờ,vẫn hiểu đươc những giáo điều thật trừu tượng ( mà những cái đầu khôn thấy khó hiểu hoặc chỉ tiếp cận được một phần ) là bởi vì trong họ đầy ắp đức tin đó chính là chìa khóa cốt yếu nhất mở ra cánh cửa Tâm linh ( cao hơn nhiều so với trí tuệ hữu hạn ).

Đi vào những ngóc ngách thường ngày của dân mới thực thấu hiểu: Sự sống, Sức sống, Sinh sống nối giữa đó chính là Tín Điều về cách sống vậy.Tìm được mẫu số chung giữa những Thực Thể (cá nhân, cộng đồng, thế giới ) / (quá khứ, hiện tại, tương lai) / (người, thiên nhiên, muôn loài ) / (thiên, địa / nhân ). Mẫu Số Chung đó chính là 1 ( con số Triết học nghĩa là đủ đầy trọn vẹn ). Ví dụ (A/1) chính là A, nhưng chỉ là một Thực Thể nhỏ trong (1) của Tạo Hóa. Có thể hiểu Con người là một Thực Thể (P) nào đó trong (1) của Tạo Hóa, nhưng có Trí Khôn và nhận về mình trách nhiệm cùng các Thực Thể khác tiệm cận đến (1) đó. Chính là Đạo vậy ! Nhưng con người lạm dụng Trí Khôn mà không thực Minh Huệ, cứ đơn phương đòi dành phần hơn về mình, bất chấp những Thực Thể khác…Nên phần còn lại của những Thực Thể khác bị ít ít đi,thế là tranh chấp trong cái (1) đó mà đi đến nghi ngờ cái (1) không còn hoàn hảo, không đủ đầy. Đó là sự méo mó và bi kịch của Trí Khôn vậy.

Vài lời nhận xét về các Tôn Giáo :
– Đạo Phật: Giáo điều hướng tới an phận và bằng lòng.Thuyết lý: hòa sinh/nhân quả.Tinh thần cảm nhận về Thế Giới và hướng nội vào Tâm thức. Ba Ngôi : Phật / Sư / Chúng Sinh . Gắn với văn minh lúa nước.

– Thiên Chúa Giáo : Giáo lí đề cao phản tỉnh của con người .Thuyết lý: phái sinh và cứu rỗi. Tinh thần hướng thượng vào Thế Giới lấy Cá nhân làm trung tâm. Ba Ngôi : Cha / Con / Thánh Thần. Gắn với văn minh công cụ và khai phóng .

– Hồi giáo : Kinh Coran kìm nén nhu cầu của con người. Thuyết lý : Con người có vé lên Thiên Đàng sau khi đã hi sinh tính mệnh vì sứ mệnh Tôn Giáo . Ba Ngôi : Thánh Mohamed / Tăng lữ / Tín Đồ. Gắn với văn minh thủ công, bộ tộc ( quả hạt / tơ lụa)

– Do Thái giáo : Giáo Lý đề cao tính ưu trội của Con người trong Thế Giới : Trí khôn / Cư xử / Lối sống. Thuyết hiện sinh / cộng sinh, thỏa mãn con người bằng lao động, Gắn với văn minh kinh doanh / thương mại

– Ấn Độ Giáo là sự kết hợp của Đạo Phật ( Cuộc sống hiền hòa ) + Pháp sinh Yoga ( rèn luyện thân thể ) + Đề cao tính dục ( sản sinh nhân bản ) + Cội nguồn văn minh sông Hằng ( tẩy rửa cuộc sống ) 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.