Thế giới – những gì 10 năm tới ?

Thế giới – những gì 10 năm tới ?

THẾ GIỚI XƯA NAY NỬA SÁNG NỬA TỐI
Tầm nhìn khả thi của các tổ chức nói chung là 10 năm ( cho dù của một cá nhân siêu việt nào đó có thể xa hơn ) – vì công nghệ, chính trị, xã hội thay đổi, và ngày càng phức tạp, cùng năng lực cụ thể của từng tổ chức nữa! Tuy thế, ngày cuối năm chúng ta cùng thử nhìn 10 năm tới xem sao? Tôi luôn cho rằng, cũng từng trải nghiệm rằng: thật ra rất nhiều điều trong tương lai mà nhiều người trong chúng ta hoàn toàn có thể hình dung khá chính xác về khuynh hướng!

Tôi nhiều năm nghiên cứu phân tích các mô hình ‘chính trị / thể chế’ của các Quốc gia ( thậm chí được xếp hạng là ‘tốt nhất’ ) nhận thấy không đủ khả năng quản trị tốt hơn nữa với chính Quốc gia đang sở hữu , chưa kể sự phân hoá giữa các mô hình đó đang dãn rộng, lỏng lẻo…. Sau 10 năm nữa chắc sẽ có nhiều hơn nét phác thảo ‘cận khả thi’ về mô hình mới ! Còn dưới đây là ‘dự báo chung’ trong 10 năm tới…. Tôi mong mục 10 là hé sáng lạc quan ?!
…..

1. Nền kinh tế Trung Quốc ( vị thế số 2 – lại như toa đẩy cuối đoàn tàu kinh tế Thế giới ) gặp khủng hoảng toàn diện ( nên gây thiệt hại chung ) , do tích luỹ xấu các vấn đề từ quá khứ: – tham nhũng mọi quy mô / – bong bóng kinh tế nóng trong BĐS và CP /- bão hoà của việc tăng trưởng dựa trên tín dụng và SX quy mô nhưng kém CL /- những mâu thuẫn chính trị xã hội quốc nội /- tên TQ ngày càng kém uy tín toàn cầu vì mất lòng tin về mọi phương diện từ Chính phủ đến doanh nghiệp và thái độ của người dân…
Về cơ bản không thể đơn phương gây xung đột cấp khu vực

2. Châu Âu bị chia rẽ ( quan điểm / lợi ích / năng lực ) nghiêm trọng, khó có giải pháp chung và toàn điện được trong các vấn đề về di cư, cách biệt kinh tế giữa các nước thành viên. Phía Tây ngán mãi bị ảnh hưởng nhiều vào Mĩ nhưng chưa biết nên sao, phía Đông vốn không mạnh cũng cầm chừng và phải thoả hiệp với Nga gấu. Những chủng sắc tộc bản địa bị pha loãng và giảm nhiều năng lực ‘ưu trội’ trong hội nhập. Nước Anh dứt khoát lùi xa hơn khỏi thể chế cộng đồng EU, Đức kiệt sức, Pháp lưỡng lự…
Về cơ bản lục địa này buộc phải phát minh ra mô hình quản trị mới

3. Nước Nga do đặc tính lãnh thổ và cội nguồn Slavo nên không thuộc Châu Á, chẳng thể là Châu Âu nên
‘du di kiểu cực đoan ‘ để bảo tồn vị thế ‘cô đơn’ giữa hai châu lục. Hơn nữa những quyết định về Crưm của Putin không dễ thay đổi trong vòng chục năm nữa! Điều đó làm khó khăn cho sự bình thường hoá mọi chuyện còn lại với Thế giới. Kinh tế may ra thoát ‘đáy thấp’ sau hơn 10 năm nữa ( với điều kiện rút bớt đầu tư QP để cho KT )! Thời gian ấy khiến Quốc gia này không dễ giảm được sự cực đoan địa chính trị. Sẽ đỡ phức tạp hơn chút nếu có Tổng Thống mới
Về cơ bản vẫn là ‘Ju đô kiểu Putin’

4. Mĩ có năng lượng tăng trưởng khoảng 5 năm nữa, sau khi đảng Cộng Hoà thắng cử sắp tới, cùng với sự dồi dào sức lao động và hào hứng đầu tư mới từ các nhà Doanh nghiệp, trên nền tảng xã hội luôn nuôi dưỡng được sức sáng tạo! Mĩ sẽ phải dàn lực ra nhiều nơi hơn trên thế giới, năng lực siêu cường quân sự và dẫn đầu trong các quyết sách toàn cầu bị thách thức nghiêm trọng. Theo đuổi các giá trị xã hội vốn là cốt lõi sẽ khiến Quốc gia này tự bị đẩy đến ‘giới hạn cuối cùng’ của năng lực luật pháp và kiểm soát xã hội hiệu quả.
Về cơ bản sẽ có ‘tư tưởng Lincol (-) : mềm trong nội bộ’

5. Các Nước còn lại, ngả nghiêng ‘đánh võng’ trong các quan hệ đối ngoại từ cấp độ khu vực đến ‘cực quyền thế giới’ …( do bất tín song phương và khó lựa chọn ). Thiếu năng lực về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cao, phụ thuộc sự chi phối của các nguồn nguyên liệu / năng lượng cơ bản từ nước lớn ( dù có thể sản xuất ra ), trình độ quản trị tha hoá, văn hoá xã hội tồn tại nhiều như rào cản…nên gần như khó hiện thực được các ‘tầm nhìn mười năm’ ! Những vụ ‘bị bắt nạt lẻ’ / những cách thức cực đoan / phân rẽ nảy nòi mạnh, khó kiểm soát hơn trong từng Nước.
Về cơ bản sẽ lấp loé đôi nơi đôi lúc ( sáng / hoặc ‘cháy’ ) về kinh tế / chính trị / vũ trang

6. Công nghệ phát triển , đa dạng, nhanh, phổ cập chưa từng thấy… như thông tin liên lạc không dây, vật liệu / năng lượng mới, tiết kiệm / thân thiện / tinh xảo / tích hợp / kết nối đa dụng….ra đời… Gia tăng rất nhiều cơ hội cho cá nhân và mọi tổ chức vi mô trong các công việc, dự án, làm ăn, thể hiện….khiến cung cách tổ chức / quản lý từ cá nhân đến Chính phủ phải thay đổi tận nền tảng….’xã hội đa dân sự phi tập trung’ là tất yếu, không còn tồn tại khái niệm ‘lề trái / lề phải’ trong truyền thông. Xa cách rộng giữa các thế hệ, giữa các lớp người…
Về cơ bản tiến trình ‘công nghệ hoá mọi điều’ thay dần cho các ‘hoạt động và sản phẩm cảm xúc’

7. Rất nhiều các quan niệm, tập quán, chuẩn mực về : gia đình / hôn nhân, giáo dục / đào tạo , văn hoá / văn minh , quốc gia / dân tộc , quê hương / đất nước , lý tưởng / niềm sống , tôn giáo / tín ngưỡng….thay đổi đa hướng, biến dị, pha trộn không biên giới, xuyên chủng tộc…. Thêm nữa do ra đời những thứ mới thuộc ‘giới hạn của đạo đức’ như : robot mang tính người, nhân bản vô tính, cấy ghép gene…, những không gian / công cụ ảo….. càng khiến đời sống con người vô cùng phức tạp và bất định tinh thần. Khó định hình được hệ chuẩn mực mới và chung như thế nào?!
Về cơ bản ‘hệ đạo đức học’ thay đổi vượt khuôn khổ cũ của các hệ văn hoá

8. Trái Đất đã đứng trước giới hạn của cạn kiệt tài nguyên/ nguyên liệu / năng lượng cơ bản! Các nguồn sinh thái chính yếu bị suy thoái, đứt gãy gần như không thể hồi phục, chuỗi sinh học bị lệch lạc, mất cân bằng nghiêm trọng….thời tiết khí hậu xưa có tác dụng hồi quy cho các hiện tượng sinh tồn thì tới đây chủ yếu gây nên tàn phá bất lường và quy mô lớn. Dân số sau 10 năm nữa vượt 8 tỉ, trong đó nhu cầu chi tiêu cho ( an ninh . quốc phòng / 1 người dân ) tăng phi mã càng làm môi trường từng Quốc gia đều ‘khó sống’ và mâu thuẫn giữa trong khu vực gia tăng…
Về cơ bản ‘con người tranh đấu cho tham sân si’ ắt huỷ diệt Trái đất

9. Việt Nam : kinh tế có tăng trưởng trên 5,5% trong vòng 3 năm tới do ( BĐS giao dịch nhiều hơn, các doanh nghiệp dân doanh buộc phải năng động hơn, hệ thống ngân hàng không xấu hơn mà phải hiệu quả hơn với tư cách cung vốn và giao dịch tài chính , yếu tố thị trường đầy đủ hơn, dịch vụ hành chính công cũng buộc phải cải tiến để hội nhập, tham nhũng lớn khó hơn…..và kiều hối cùng FDI tăng ( do cạnh tranh với 3 nước LMC của Asean ) ! Nhưng sau đó sẽ rất khó khăn, biến hướng vì áp lực ghê gớm của hội nhập toàn diện về tiêu chuẩn / luật lệ / công nghệ ….
Về cơ bản là ‘có thay đổi sau khi mọi điều đã thay đổi’

(*) THAY CHO ĐIỀU 10 : tư tưởng Phật Giáo đúng nghĩa: ( chân chính / chân thiện / chân mĩ ) nên sẽ có ảnh hưởng với tư cách điều chỉnh và làm cân bằng hơn các ( cách sống / phương pháp / mưu cầu / hợp tác / quản trị ) ở mọi cấp độ ! Dù chưa bao giờ Phật Giáo mang ý thức về ‘sứ mệnh toàn cầu’ của mình như thế! Vì thế, và để làm được thế Phật Giáo phải tự ‘thanh tẩy’ trong ‘kinh bổn’ và ‘thăng tạo’ chính hệ thống của mình. Rất khó khi sợi chỉ đỏ của quá trình đó là ‘hoà hợp’ với mọi nhẽ…nhưng thật hay KHI MỖI NGƯỜI TỰ HÀNH SINH ĐƯỢC THEO PHẬT GIÁO HÀNG NGÀY – Điều thứ 10 này vừa là thách đố , vừa là xu hướng tới, dù thế nào sẽ là cứu cánh hiện thực, khả thi hơn các giải pháp khác đã hay chưa nghĩ ra!
Về cơ bản Phật Giáo phải cố ‘thắng chính mình’ đã?!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.