Thế giới & Quốc gia

Thế giới & Quốc gia

QUỐC GIA THỊNH TRỊ MỚI HÙNG CƯỜNG TRONG THIÊN HẠ !
Ba khái quát về quan hệ Quốc tế

– Các quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia theo vùng địa lý/ kinh tế/ chính trị, theo ưu tiên quan tâm chiến lược của từng Nước, theo vị thế về vai trò quyền lực của các nhóm nước. Điều đó tạo nên sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất hữu cơ và phức tạp : mỗi nước không tùy ý xử xự theo cách của riêng mình mà phải tìm được sự đồng thuận tối thiểu trong liên minh đó, cũng như dựa trên những điều căn bản của Luật pháp Quốc tế, nhưng lợi ích từng Quốc gia được đặt lên hàng đầu trong các lựa chọn quyết sách. Mỗi nước mà : tiềm năng kinh tế, giá trị của hiệp tác, sự ảnh hưởng vị thế, điều kiện tốt của thỏa ước…có thể đưa ra với cộng đồng, với nước khác mới tìm được ‘chỗ đứng đáng được tôn trọng’ trong bàn ‘cờ caro’ đó
– Các giải pháp tạo ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia luôn là ưu tiên thường xuyên và cơ bản nhất, chứng tỏ vai trò số một, tính hữu ích của Chính phủ. Trong khi phải tìm và khẳng định được lợi thế cạnh tranh, chỗ đứng tốt trong các vùng kinh tế , các khu vực thương mại quốc tế tương sinh và tương khắc nhau. Nóng bỏng là khả năng tiếp cận tại chỗ được lâu dài, chi phí thấp với các nguồn nguyên nhiên liệu phân bố trên toàn cầu. Tình hình khan hiếm tài nguyên cơ bản trở nên nhãn tiền, sự di dân kinh tế chính trị làm trầm trọng thêm các vấn nạn xã hội không chừa nước nào. Các nguy cơ tài chính, tiền tệ tần suất, quy mô và dễ lây nhiễm hơn. Các quốc gia nhận thức cần tìm ra thể chế, thiết chế và chính sách chung, nhưng bị cảm trở bởi vấn đề từng quốc gia
– Gần hết các nước thuộc ‘Thế giới thứ ba’ càng ngày càng vươn lên, trỗi dậy đòi hỏi quyền phát triển, trong khi LHQ còn lâu mới là mô hình có thể đưa ra chính sách, giải pháp và trung hòa được. Không những thế, Một số ‘nước mới nổi’ lợi dụng lỗ hổng thể chế toàn cầu, ỷ vào sức ‘thanh niên’, tính phải chịu trách nhiệm quốc tế thấp thực thi các biện pháp lấn áp, ‘bắt nạt’, ‘ức hiếp’ các nước nhỏ loay hoay với sự ‘nhược tiểu’ của chính mình. Thế giới trở nên phức tạp. Giới lãnh đạo đi đến sự khôn ngoan chính trị: điều hành xã tắc phải trên cơ sở và có được chính danh cao nhất về phương diện quốc tế và quốc nội, kết hợp việc giải phóng đât nước khỏi các bế tắc về luận thuyết cũ về chính trị ( phe trục, chiến tranh lạnh, độc tài, phong kiến…) ràng buộc bởi lịch sử, sửa đổi để mở cửa hội nhập tiến bộ

Những ưu tiên của Việt Nam:
– Về thể chế : Quyết định nền tảng và đường hướng phát triển cốt yếu nhất
o Trên nền đẹp đẽ của Hiến Pháp 1946, sửa đổi và thiết định ba chân kiềng ( Quyền Lập pháp của Quốc hội + Quyền hành pháp của Chính phủ + Quyền hoạt động của Tư pháp ) à định hướng tới tối đa Quyền Tam Dân, đồng thời xác định Luật về tổ chức Đảng
o Ưu tiên ngay hoàn chỉnh các Bộ Luật thiết yếu theo hướng hội nhập văn minh quốc tế : Luật đất đai / Luật tình trạng khẩn cấp / Luật Doanh nghiệp công ích / Luật cạnh tranh & chống độc quyền / Luật ngoại giao & quan hệ quốc tế / Luật chiến tranh & quốc phòng / Luật bảo vệ bản quyền phát minh sáng chế
o Trao quyền hoàn toàn cho Chủ tịch nước đối với ba Bộ : Quốc phòng, Ngoại giao, An ninh Quốc gia. Bộ Công an hiện nay thiên về chấn chỉnh kỉ cương phép nước, duy trì nội vụ theo pháp luật của Nhà nước công dân. Phi đảng phái trong Hành pháp ( ít nhất với các Bộ Giáo dục, y tế, Văn hóa …)

– Về kĩ thuật
o Tiến hành bầu cử trực tiếp với các chức danh Nhà nước cao nhất, đại diện cho lợi ích toàn dân, ở quy mô quốc gia và quy mô cấp Tỉnh. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thường kỳ với các chức danh do Quốc hội bầu
o Quy chế ‘Thị trưởng’ đối với 5 thành phố hạng A hiện nay. Biến các thành phố đó thành các trung tâm kinh tế Vùng, với văn minh quản trị Nhà nước, dân chủ tiến bộ, với quyền tự chủ mở rộng với các tổ chức và nhà quản lý xã hội
o Thành lập ‘tổ chức đặc nhiệm’ chống tham nhũng kinh tế, lũng đoạn xã hội, tiêu cực quản lý, có quyền hành mạnh và thống nhất trên cả nước. Gắn với tuyên bố xã hội với cam kết chính trị cao nhất của người lãnh đạo cao nhất từng Tỉnh / Ngành..
o Đưa thị trường vào các hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công, thiết định các chuẩn mực quản trị Nhà nước tốt có giám sát quốc tế + tổ chức phi chính phủ + các Tổ chức xã hội + Cộng đồng nhân dân
o Tập trung ưu tiên năm lĩnh vực quan trọng : cải cách Giáo dục, y tế, giao thông đô thị, phát triển nông thôn, khai phóng kinh doanh theo mô hình ( văn minh phương Tây + xã hội hóa tham gia + chú trọng đầu tư toàn diện )

Tôi muốn nói thêm :
– Một Nhà nước không chính danh thì không thể là Nhà nước pháp quyền. Chưa có một Nhà nước pháp quyền thì không thể xây dựng được Nhà nước Công dân
– Mọi vấn đề quốc nội sẽ tìm thấy động năng to lớn để giải quyết khi định hướng được mọi tầng lớp nhân dân quan tâm đúng đến nó. Mọi khả năng có thể tìm thấy trong các quan hệ Quốc tế đa phương
– Viêt Nam là đất nước luôn chứa đựng trong mình những tiềm năng lớn lao, nhưng cơ hội hay bị bỏ qua. Lịch sử cho thấy phần lớn nguyên nhân là do lực cản bên trong, đó là trị quốc !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.