Kinh tế xã hội VN & ‘Chỉ số nhạy cảm XH’

Kinh tế xã hội VN & ‘Chỉ số nhạy cảm XH’

SỰ NHẠY CẢM CỦA XH LÀ ÂM TÍNH THÌ NGUY CƠ !
Tôi tạm tổng hợp vài con số cơ bản qua các nguồn chính thống và qua các diễn đàn hội thảo chính thức
• TĂNG TRƯỞNG 5,2%, TRONG ĐÓ KHOẢNG 1,6% LÀ YẾU TỐ GTGT NỘI TẠI
• DỰ TRỮ 21 TỈ USD, NHƯNG NHẬP SIÊU BÌNH QUÂN 2,0 TỈ USD / THÁNG
• THU NGÂN SÁCH ƯỚC ĐƯỢC GẦN 90 % KẾ HOẠCH, NHƯNG LẠM CHI NS 6,0 %
• FDI 12 TỈ USD CHỈ BẰNG 60% SO VỚI NĂM 2010
• TỔNG NỢ QG KHOẢNG 128 TỈ USD. CÁC DNNN NÓI CHUNG LỖ LŨY KẾ TĂNG
• VIỆT NAM ĐANG CỘNG HƯỞNG CẢ 4 SUY THOÁI ( KT / CHU KÌ / DOMINO / NỘI TẠI )
• GIA SỐ 3T ( TĂNG TRƯỞNG / TÍCH LŨY / TIẾT KIỆM ) ĐỀU ÂM Ở VĨ MÔ VÀ CHUNG CÁC DN
• VỚI DOANH NGHIỆP
– Khoảng 128.000 DN đóng cửa / ngừng KD / phá sản ( từ năm 2010 đến nay ) . Mất mát hơn 10 năm thành quả phát triển và tích lũy liên tục
– Tổng hàng tồn kho các loại khoảng 48 tỉ USD ( hàng hóa, BĐS, TS thanh khoản thấp ), Tăng trưởng tín dụng chỉ 3,2% so với 2011
– Tốc độ tăng lương thực tế gấp 3 lần tốc độ tăng NS LĐ, tăng chi phí gấp 1,8 lần NSLĐ
– Hệ số linh hoạt và tương ứng là năng lực cạnh tranh KT so với mặt bằng khu vực ( 0,2 với SX / 0,4 với Thương mại / 0,6 với Dịch vụ / 0,8 với Nông nghiệp )
Dưới đây tôi phân tích về Chỉ số nhạy cảm xã hội ( bài viết này tôi chủ yếu đề cập ở khía cạnh định tính – mọi người đều cảm nhận được dễ dàng ) :
Trong xã hội dân sự, đất nước lại luôn có áp lực và khuynh hướng mở và hội nhập với các quốc gia khác thì tính nhạy cảm xã hội ( có thể thống kê được bằng con số theo các nhóm dân cư mẫu ) là một thực tế có tác động rất mạnh đến các hoạt động kinh tế xã hội.
Tính chất nhạy cảm đó diễn ra thông qua môi trường thông tin toàn cầu ( cho dù có những khu vực địa lý chưa thực hội nhập toàn Cầu ). Chỉ số nhạy cảm xã hội được xem xét bao gồm trên ba phương diện chủ yếu và dễ bị lây lan tâm lý nhất, từ đó thành các khuynh hướng xã hội
1. Độ bất định thông tin : khi thông tin bất minh xác, bất đối xứng. Điều đó tác động mạnh đến các khuynh hướng đầu cơ. Thị trường chứng khoán là một ví dụ sinh động về phản ứng của nó với thông tin bất định : nó khuếch đại thực trạng sức khỏe nền kinh tế. Sự khuyếch đại này >>1 thì hiện tượng đầu cơ càng lớn ( với mọi qui mô xã hội ). Độ bất định thông tin có thể thấy :
a. Cùng một nội dung, cùng một thời điểm, nhưng có thông tin khác nhau của các cơ quan Nhà nước, lan tỏa xã hội những suy diễn không chính thống
b. Thông tin không rõ nguồn gốc, mơ hồ hoặc bất nhất, thiếu định lượng, lại không được cơ quan chuyên nghiệp ban hành hay tổ chức khách quan kiểm chứng
c. Những tuyên bố ẩn ý, hay phát ngôn không chắc chắn, đa nghĩa, những giải thích biến báo, những dự kiến không rõ thời điểm của một số quan chức…
Nếu lấy độ xác định lành mạnh là 100, và nếu khảo sát 100 người dân, thì cứ mỗi điều như trên thì trừ đi (1), sẽ thấy ngay được là thấp như thế nào
2. Tâm lý bất tín: khi lòng tin của các giới càng nhỏ thì càng nhiều đầu cơ, càng ít đầu tư, càng gây ra sự lệch pha về các chính sách và hành vi, làm các phản ứng mong muốn bị trễ do đó chi phí cơ hội càng tăng. Lòng tin hiện nay đang chạm đáy, thể hiện ở câu trả lời của 4 đối tượng xã hội ( quan chức / công chức / doanh nhân / người dân ) đối với 5 điều sau :
a. ở khả năng dự đoán được tương lai
b. Mức độ tin cậy vào quan chức
c. Tác dụng tích cực của các chính sách hiện hữu
d. Tính sáng sủa của môi trường chung
e. Các chương trình kinh tế hiện hành
Nếu xem 100 là mức độ xác tín đầy đủ cho từng mỗi điều, trong đó tỉ trọng xác tin của Quan chức : 40 / Công chức : 30 / Doanh nhân : 20 / Người dân : 10. Nếu cứ 1 điều trên câu trả lời là ‘không’ thì là (-1)*Trọng số xác tín của từng đối tượng trong họ…thì mới thấy hiện nay tâm lý xác tín thấp đến như thế nào ! Lòng tin bất định -> nên xã hội không có kỳ vọng tương lai, không xác lập được sự hợp lý về chiến lược, và khó có thể tập trung hành động hiệu quả
3. Động thái phản ứng : nói lên mức độ dễ phản ứng của người dân đối với những ‘hot symbol : hiện tượng mặt’ ở ngoài xã hội, từ đó có khuynh hướng ảnh hưởng đến những động thái hành động của họ , nếu xem năng lực của từng người trong họ là (1), bởi vậy tạo nên nên sự thay đổi của họ theo hướng tích cực là (+) , theo hướng tiêu cực là (-) :
o Với trào lưu đầu cơ : (-)N*(1) lần ( N là bầy đàn )
o Với những tin đồn đại : (-) M*(1) lần ( M là vỉa hè )
o Với khuynh hướng biến động : (+/-) 0,5*(1) lần
o Với điều dở trong XH : (-) 0,4*(1) lần
o Điều hay được chứng kiến : (+) 0,2*(1) lần
Như thế nếu khảo sát 100 người dân ngẫu nhiên ở thành phố, lấy tổng số (+) so với tổng số (-) của từng người, thì thấy ngay có kết quả là (-) tổng thể
Với ba phương diện đó của chỉ số nhạy cảm xã hội khiến chúng ta hiểu được tại sao xã hội bây giờ phức tạp và khó khăn rất nhiều ( cả thực cả ảo ), vì tất cả đều âm tính và ở mức ngấm rất sâu và rộng vào xã hội
Hệ quả của ‘Chỉ số nhạy cảm’ mang ấm tính đó là :
– Khó dự đoán môi trường toàn cầu sẽ tác động như thế nào vào bối cảnh đất nước
– Khó dự đoán về chính sách quản lý nhà nước sắp tới sẽ được ban hành
– Khó dự đoán về diễn biến tài chính / tiền tệ và tình hình SX KD
– Khó dự đoán về tính khả thi của các chương trình vĩ mô và kế hoạch vi mô
 
Làm mọi điều, hành vi xã hội trở nên lệch lạc, méo mó, bất định hơn, nên khó kiểm soát hơn…làm gia tăng nhiều chi phí xã hội hơn cho những việc ‘bình thường’
 
Hiện nay các vấn nạn kinh tế xã hội không còn có thể nói khác đi, hoặc nói hay lên cho được. Các giải pháp và kinh nghiệm quốc tế rất nhiều, nhưng càng phân tán vào nhiều giải pháp càng có cơ hội cho lý do lừng chừng, nên phải ưu tiên hai chiến lược hành động cơ bản và sống còn :
 
– Bản thân các giải pháp luôn chứa đựng các mâu thuẫn và vòng luẩn quẩn giữa nó và các hiệu ứng kinh tế / xã hội : ví dụ : vì nợ công -> cắt giảm chi tiêu -> Giảm tăng trưởng & công ăn việc làm -> Giảm mức sống và thu ngân sách -> Phải vay nợ tiếp…. Rủi ro chính trị là quá lớn cho cá nhân chính khách và cả hệ thống nếu không có đột phá về thể chế Chính trị. Điều đó đòi hỏi tính chính danh về lãnh đạo phải mạnh và sáng
– Thiết lập lại trật tự kinh tế, bao gồm: tấn công xã hội và chính trị để loại bỏ các DN sân sau của các thế lực đen và các nhóm lợi ích, đặc biệt trong những lĩnh vực tài chính và đầu tư công, xây dựng cơ bản. Giải thể tất các DNNN thua lỗ, đưa số còn lại ( trừ thuần công ích ) hoạt động chung trong luật DN. Mạnh mẽ đưa các chuẩn mực và giám sát quốc tế, xã hội để đẩy lùi nhũng nhiễu, nhũng lạm của các cơ quan Nhà nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.