Quá giới Hạn chạm vào ‘Phạm Giới’

Quá giới Hạn chạm vào ‘Phạm Giới’

MINH HUỆ LÀ CHẤP HIỂU ĐƯỢC GIỚI HẠN MÀ KHIẾN MÌNH AN HÒA

Phàm là Con người, trong Kiếp Phận của mình, dù Dân thường đến Tổng Thống ai cũng có Kiếp Nạn, mức độ khác nhau, bao gồm :
– Tật tục : Những thói bệnh Sinh lý
– Nợ đời : Hao tổn vô ích đeo đẳng
– Uẩn ức : Oan trái không được cứu rỗi
– Khổ ải : Tai ương trong hoạn lộ
– Nghiệp chướng : Nỗi bất hạnh thường xuyên

Đã thế giống Người lại vướng vào Tứ Nghiệt : Tham / Sân / Si / Kinh! Tại sao vậy ( Xem Slide dưới đây ).

Những nhu cầu của con Người không dừng lại ở mức sinh học của chính mình, luôn lớn hơn rất nhiều bởi các kì vọng, mưu cầu mang tính xã hội của họ…mà đi đến gắn với những khái niệm đặc trưng sinh ra trong xã hội đó như Ngũ Mê : Tiền / Lợi / Danh / Quyền / Thế.
– Khi Tiền quá lớn xem Nhân như cỏ rác
– Khi Lợi quá lớn chữ Nhân phù phiếm
– Khi Danh quá lớn hạ mục vô Nhân
– Khi Quyền quá lớn hại Nhân làm vui
– Khi Thế quá lớn Nhân triệt Thiên Địa

Hơn nữa Giới Động vật thuần túy chỉ có nhu cầu hiện tại từng lúc cụ thể, từ đó thúc đẩy chúng tìm săn mồi nào cho thỏa mãn cơn đói lúc đó mà thôi. Không có con Hổ Báo nào cố kiết vật chết 2 con Nai to để cuối cùng chỉ ăn cái đùi của nó. Con Người cùng lúc : không ai tắm được ở 2 nơi, ở 2 chỗ, ăn 2 món, ân ái 2 vợ….nhưng họ có nhu cầu Phái sinh ( ví dụ ăn miếng thịt phải có bộ dao dĩa đĩa…hoa, nến, hát hò…), nhu cầu Tương lai sinh học ( ví dụ để dành cho hôm mai và đổi chác được sang cái gì quí hơn sau này ), và nhu cầu Tương lai Tâm Linh ( chết rồi vẫn mong được thương nhớ, ghi tên bia mộ, được thiêng mà phù hộ tiếp con cháu, được lên Thiên Đàng…)…thành ra có những Ông Vua lấy rất nhiều của cải và Phi tần dùng không hết, thế mà đến khi chết còn chôn sống họ mong được dùng tiếp cho sướng mãi…

Vì Ngũ Mê đó mà sa hãm vào Tứ Nghiệt, hay vì Tứ Nghiệt mà lạc lối trong Ngũ Mê mãi cũng như nhau mà thôi. Thực ra do không xác định được giới hạn của Bản thân trong việc cảm nhận, định vị, điều tiết, chấn khiển, hướng đạo mình sao cho thỏa đáng với Người ( Phải / Trái ) – với Trời ( Trên / Dưới ) – với Đất ( Trước / Sau )….Ở đây sự Thỏa đáng được hiểu là : hành vi sống chấp nhận được chừng nào mình không quá đến mức ( đi xâm phạm / làm biến đổi / gây xung đột ) sinh ra hậu quả xấu với các Thực thể khác trong Thế giới xung quanh. Vượt một chút giới hạn đó bị coi là ‘Phạm Giới’ – nghĩa là sinh thêm ra những Kiếp Nạn ( 5 điều đã viết ở trên ) như là sự trả giá trong Luật Nhân Quả. Cái sự giao hòa cộng hưởng ghê gớm của Ngũ Mê & Tứ Nghiệt đó trên thực tế đời sống xưa nay làm cho Con Người đã ‘Phạm Giới’ rất kinh niên và kinh khủng.

Cuối bài này tôi chía sẻ nhận biết về giới hạn chạm tới ‘Phạm Giới’ đó, nhằm để hạn chế hậu quả xấu:
– Một hành vi nhất định ( dự tính hay đã thực hiện ) mà gây nên sự chuyển tâm thế sang trạng thái âm tính sau đó ( lo âu / trằn trọc / thất thần / sợ hãi / lên ruột / ám ảnh / tức tối…)…từ đó làm nhịp sinh hoạt hàng ngày trở nên bức bối, tăng áp, bất thường hay rối loạn đến mức khó kiểm soát ngược được nữa thậm chí rơi vào tình thế ‘đâm lao theo lao’ hoặc ‘chót cưỡi lưng hổ’ hoặc ‘tay đã nhúng chàm’
– Tự buông xuôi bởi ‘Kiếp Nạn’ mà không có tinh thần sống tích cực để giảm nhẹ hay hóa giải. Không thể tìm những lý do cho việc hay ho đó trong những phấn đấu cống hiến ngoài mưu cầu của Bản thân để hướng tới vì Chúng Sinh trong Thế giới quanh mình. Bị hối thúc bởi ý muốn lây lan điều xấu hại sang Kẻ khác như là cách thỏa mãn tâm lý bệnh hoạn cho sự thua thiệt của Kiếp Phận
– Lấy Cá Nhân mình làm trung tâm cho những mưu cầu ẩu loạn và bất chấp : lý do từ nó, tuyệt đối là nó, chân lý bởi nó…Từ đó con đường của nó, trong đó nó luôn bị hối thúc, bởi với nó thì : Tham là : Cái Thèm Muốn nhiều hơn cái Thực Cần / Sân là : cái Đang Theo Đuổi nhiều hơn cái Đáng nên làm / Si là : Điều có vẻ hiểu nhiều hơn Điều cần phải tôn trọng / Kinh là : Sự Bất Tín lớn hơn nhiều sự Quyết Tâm tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.