Suy nghĩ về Myanmar và Tư cách Chính trị
Hai năm trở lại đây trên Thế giới diễn ra bao nhiêu sự kiện Chính trị / Kinh tế / Xã hội / Công nghệ….cùng tương sinh tương khắc lẫn nhau trong nội bộ mỗi xã hội và trong quy mô toàn Cầu! Dù sao thì Chính trị vẫn là cách các nhà lãnh đạo quốc gia dẫn dắt có tính quyết định Đất nước minh đi giữa ‘hai cặp phạm trù’ đó như thế nào ! Vẫn biết rằng mọi sự trên đời dù có thế nào cũng đến lúc phải thay đổi. Nhưng những gì đang xảy ra ở Myanmar về phương diện chính trị / xã hội thì cũng có thể dùng từ ‘ngạc nhiên / hay ngoạn mục’ cũng được.
Vì sao lại có thể cảm thán được như thế :
– Myanmar là một nước vốn nghèo, khép lín, lại có đến mấy chục năm có hẳn chủ trương của giới lãnh đạo quay lưng lại với tiến bộ chính trị / xã hội, đến mức Liên Hợp quốc và các nước phương Tây quay lưng ‘chán chả muốn nói’
– Sự độc tài, trong đó lực lượng quân đội thao túng và nắm quyền lực toàn diện, từng có những vi phạm nhân quyền phổ biến, làm quan ngại tất cả các nước ( chính Thủ tướng Dũng của Việt Nam cón phải có lời thuyết phục lãnh đạo nước này không nên tiếp tục như thế )
– Các nhà quan sát nước ngoài khó có thể đưa ra những con số, bằng chứng thuyết phục về trình độ dân trí, về sự tăng trưởng của Myanma dựa trên chất lượng của giới doanh nhân, hay sức mạnh kinh tế đáng kể gì
– Nhiều chục năm chịu ảnh hưởng mạnh bởi Trung Quốc ( một Quốc gia rất nhanh đánh hơi và giỏi trong việc hậu thuẫn và duy trì những chính phủ nhược tiểu nhưng dựa trên độc tài , nhất là trong khu vực địa chính trị gần )
– Với sự quan sát liên tục nhiều năm gần đây, không thấy những biểu hiện đột biến gì trong lòng quốc gia này, ví như biểu tình, khủng hoảng kinh tế, đấu đá nội bộ khiến người ta nghĩ nó đang chịu áp lực ghê gớm hơn trước
….
Tôi cố lý giải về khuynh hướng này của Myanmar ( dù tài liệu để tiếp cận tham khảo được tin cậy là không dễ dàng ). Nhưng dùng phương pháp quy nạp, suy luận cũng có vài điều rút ra, tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó là: Tư cách chính trị cuối cùng còn lại của Giới chính khách nước họ: nhận thức được tình trạng duy trì nền chính trị tự đóng cửa với thế giới và đi ngược khuynh hướng văn minh khiến cho Đất nước không phát triển ! ‘Tư cách chính trị cuối cùng’ đó thể hiện :
– Lãnh đạo tuy độc tài ( thuộc giới quân nhân chóp bu, chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng, lợi ích quân phiệt ) nhưng không có sự hậu thuẫn về Hiến pháp cho điều này. Nói chính xác là, không bất chấp mọi nhẽ, không ẩu loạn vô đạo cùng cực để sửa đổi, cố ghi được vào Hiến pháp đại loại rằng : Quân đội là lực lượng lãnh đạo toàn diện, triệt để, xuyên suốt, vĩnh viễn mọi mặt đời sống và các tổ chức xã hội ! Cho thấy một sự thật chung là : họ còn biết dừng lại trước giới hạn cuối cùng của Lương tri Chính trị !
– Vấn đề cơ bản của chính trị là quyền lực ! Nhưng giới lãnh đạo không vì thế mà hoàn toàn quay lưng lại với lợi ích Dân tộc, hy sinh Quốc gia ! Họ còn nhận thức được tính tự trọng của giới cầm quyền tối cao mà không khom lưng nhất nhất phục tùng ngoại bang Trung Quốc, dù nước lớn này cố làm nhiều điều để tăng cường ảnh hưởng và sự hiện diện trong quốc nội Myanmar. Vì lẽ họ không có gì bị mắc mớ đến mức khiến Trung Quốc có thể ‘tống tình, tống tiền’ được họ. Họ còn Khí phách Chính trị !
– Họ còn liêm xỉ chính trị của giới chính khách để không tiêu diệt bằng mọi thủ đoạn quỷ quyệt, hạ đẳng, maphia với những người đối lập…mà vẫn còn nhận biết được và đi đến thừa nhận, đối xử đúng được những người xứng đáng như bà Suu Kyi… Bởi họ vẫn còn công nhận được khái niệm chính trị vô cùng thiết yếu là Tam Dân, còn năng lực phản tỉnh để nhặt được nó lên và thực hành được
– Hành vi quản lý Nhà nước có nhiều lúc cực đoan, nhưng không bị rơi vào ‘bình Hồ lô’ của tà thuyết chính trị đến mức ‘không thể thay đổi, không thể phản tỉnh, không thể tự sửa sai vì nó’ , bị nó hút, đẩy kéo sâu vào hũ nút đen tối, phải tiếp phục vụ nó quyết liệt hơn. ( Ví dụ, giả sử như: Kim Chung Un , hay Pônpot…, hoặc tầm cao hơn nữa như Mao Trạch Đông nếu muốn thay đổi những khuynh hướng thể chế chính trị mà họ tạo ra hay đang trong đó là điều ‘không thể’ ) ! Do đó Myanmar còn lối ra về tư tưởng chính trị !
Sự diễn tiễn chính trị ở Myanmar khiến Thế giới vui mừng: thêm một quốc gia đi vào chiều hướng văn minh tiến bộ, bớt đi một vấn nạn cho Thế giới, những người dân được nhiều cơ hội để mưu cầu hạnh phúc, các nước khác có thêm bài học có ý nghĩa để tham khảo. Qua trường hợp Myanma so sánh với những sự kiện chính trị xã hội xảy ra suốt từ khi ở Tunisia hai năm trước đến Syria hôm nay có thể kết luận Hai Điều điển hình, mà nhiều Quốc gia vừa và nhỏ, có ‘vấn đề’ chính trị / xã hội tương tự có thể tham khảo :
– Chính trị không thuần tuý là sân chơi quyền lực của vài thế lực, dù có thế nào ! Không là một thượng tầng theo nghĩa thuần tuý ở đó có ‘lợi ích tuyệt đỉnh’ mà các bè đảng cố bất chấp mọi cách để leo lên, giành giật như một mục đích sống hay một tôn chỉ vị kỷ. Chính trị phải được thể hiện ở khả năng bằng những biện pháp văn minh, tập hợp, tổ chức và dẫn dắt toàn xã hội hướng tới phát triển trên thực tế, và trong hội nhập. Dù thế nào các lực lượng chính trị phải chứng minh, chứng tỏ, chứng thực được với toàn xã hội và Thế giới : tính lương thiện, tính hiệp tác và tính hiệu quả trong phương thức quản trị đất nước, chứ không thể mỵ dân hay bóp nghẹ tiếng nói của người khác
– Giới chính khách đương nhiệm, dù đã từng thế nào, không ai có thể độc tôn, không thể mãi độc tài, mà là đối tác quyết đinh làm cho các tiến trình cải cách có thuận lợi, tránh tan vỡ, đổ máu, huỷ hoại xã hội hay không. Như Russeu nói : Họ là nhân tố quan trọng bậc nhất khiến quá trình chuyển hoá, chuyển đổi, chuyển giao diễn ra như thế nào. Họ là đầu mối tương tác xã hội với Quốc tế hiệu lực , trong đó phải hình thành ‘Tam giác liên minh chiến lược nội trị’ với hai giới trí thức và doanh nhân. Hungari sau những năm 90 là một mô hình như thế, thật là ‘tuyệt vời’! ở chỗ sự cải cách rất hoà bình, chắc chắn, phát triển…làm cho mọi người, mọi lực lượng tham gia vào mang tính xây dựng rất cao. Một lần nữa cho thấy : trên đời không ai, không có gì hoàn hảo, nhưng với cương vị chính khách, những nhà quản trị xã hội mà ở họ có và còn lại ‘Tư cách Chính trị’ ( theo những nghĩa tích cực nhất, đẹp nhất của từ này qua suy nghĩ về trường hợp Myanmar )