Suy nghĩ về Quản trị Nhà Nước tốt
Lịch sử quản trị mang tính Nhà Nước luôn phải dựa trên một luận thuyết trị Quốc đảm bảo tính ( kế thừa / tư tưởng / chính danh / dân sinh ). Kết hợp trong nó các phương diện tương quan chặt chẽ, hữu cơ ( Kinh tế / Xã hội / Chính trị / Quốc tế ). Công việc chính của tôi là giảng dạy ‘quản lý Nhà nước về kinh tế’, nên có thói quen suy tư, nghiên ngẫm về quản trị xã hội tốt. Trước khi đưa ý kiến của mình ( kết hợp với các bài khác ) , tôi trích lục sáu nội dung quản trị Nhà nước tốt ( Good governnance – How is It ?), tôi từng được học ở Học viện Hành Chính Công danh tiếng Singapore mang tên Lý Quang Diệu – Trên thực tế mang lại sự thành công vững chắc ở một quốc gia vốn rất nhiều khó khăn và vấn nạn từ thoát thai thuộc địa của Maliaxia
• Ý CHÍ CHÍNH TRỊ VÌ TAM DÂN –> XÃ HỘI CÔNG DÂN –> THAY CHO TƯ TƯỞNG CAI TRỊ LÀ XHH QUẢN TRỊ
• BẢN THÂN CÁC CƠ QUAN CHÍNH PHỦ LÀ MỘT BỘ PHẬN HỮU CƠ CỦA XH CÔNG DÂN –> CUNG CẤP DV & HÀNG HÓA CÔNG PHỤC VỤ DÂN SINH
• KIỂM SOÁT MANG TÍNH XÃ HỘI HÓA –> CÓ CƠ CHẾ PHÁT HIỆN VÀ LOẠI BỎ KHUYẾT TẬT HÊ THỐNG
• CHÍNH PHỦ MỞ VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐỐI TÁC CHUYÊN MÔN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CH.SÁCH VÀ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
• CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ CÔNG KHAI MINH BẠCH TỐI ĐA –> CHUẨN MỰC QUỐC TẾ & CAM KẾT XÃ HỘI
• TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN ĐẶC THÙ –> THỰC THI CÁC DỰ ÁN CÔNG KIẾN TẠO CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH & BỀN VỮNG
Dưới đây là suy nghĩ của tôi
1. Từ bối cảnh Quốc tế, thừa nhận những nguyên lý đương nhiên
a. Không một quốc gia nào tồn tại được một mình, không một thể chế nào là mãi độc tôn, không một giá trị nào là không thay đổi, không ai được chiếm giữ riêng quyền lực
b. Phát triển Kinh tế ổn định, bền vững là nỗ lực cơ bản nhất, phổ cập nhất, thông minh nhất, đòi hỏi sự thể hiện xứng đáng nhất của mỗi Nhà nước Công dân
c. Sự quản trị xã hội không còn tập trung vào vai trò của Chính Quyền nữa, mà là Chính quyền phải tổ chức xã hội hóa có trật tự, có hiệu quả quá trình đó
2. Luận thuyết quản trị :
a. Lấy Tam Dân làm gốc, Quốc Gia làm trọng, Dân tộc làm hệ giá trị
b. Quốc tế hóa tối đa giao lưu , Địa phương hóa tối đa môi trường
c. Chuẩn ứng xử văn minh : Người Dân <-> Xã hội <-> Nhà nước <-> Quốc tế
d. Mọi tổ chức phải có chế độ giải trình T ( minh bạch Xã hội ),P ( tiềm năng hoạt động ), A ( hành động khả thi )
e. Định hướng ( đòi hỏi Thị trường + Nhu cầu xã hội ) , trong đó : Khu vực Nhà nước -> ( Hàng hóa & Dịch vụ ) Công / Khu vực Dân doanh -> ( Hàng hóa & Dịch vụ ) xã hội / Khu vực Khoa học -> ( Hàng hóa & Dịch vụ ) Tương lai
3. Quan điểm chiến lược :
a. Hợp nhất sức mạnh : Quốc Gia : thể chế văn minh tiến bộ làm động lực hội nhập / Dân tộc : kết tôn hệ giá trị văn hóa cốt lõi, làm hòa hợp cộng hưởng bản thể các sắc tộc / Đất nước : sự thừa nhận quốc tế về dòng lịch sử liên quan đến cương vực lãnh thổ
b. Ngoại giao hợp công: hình thành liên minh Tam cường ( kinh tế, quân sự, chính trị ), kết trong mỗi một phương diện luôn có một cường quốc thực sự đi đến cơ chế xem nhau là đối tác chiến lược
c. Thể chế xã hội : Trưng cầu dân ý là ý chí tối cao, tiến hành định kỳ hoặc trong định hướng phát triển và tình trạng tái cơ cấu quốc gia đặc biệt. Xây dựng tòa Hiến pháp. Phi chính trị hóa về nguyên tắc tổ chức, mục tiêu hoạt động của hành pháp
4. Phương thức giải quyết các vấn nạn
a. Ưu tiên tối thượng cho việc làm trong sạch và hiệu lực bộ máy, cơ quan Nhà nước. Đây là cốt tử. Chính Đảng cầm quyền, những người đứng đầu Nhà nước công bố rộng rãi, mạnh mẽ ý chí này đến Dân chúng và cộng đồng Quốc tế như tuyên thệ và cam kết
b. Thực sự mở rộng và coi trọng Dân chủ, quan trọng và có ý nghĩa nhất ở điều này là lắng nghe thực sự các ý kiến chính danh của giới trí thức, các nghiệp đoàn, hiệp hội…đưa vào quy chế tham vấn bắt buộc và chính thức đối với mỗi quyết sách Nhà nước
c. Mở rộng hiệp tác Quốc tế trong các lĩnh vực trọng tâm là Giáo dục, y tế, giao thông, phát triển nông thôn. Phê chuẩn quy chế cố vấn trong việc sử dụng các cá nhân uy tín hàng đầu của Thế giới tham vấn trong những lĩnh vực đó
5. Giải tỏa những rào cản
a. Chính thức chế độ đãi ngộ thích đáng, trọn đời, miễn hồi tố đối với các chức danh quan trọng nhất của Đảng cầm quyền, Nhà nước ( từ hiện hành về trước ), gắn với sự cam kết đổi mới thể chế, bộ máy với lộ trình cải cách hướng tới Tam Dân
b. Thực sự khoan sức cho Doanh nghiệp Dân doanh bằng cách tối thiểu sắc thuế ( chỉ thuế Thu nhập và Thuế sử dụng tài nguyên cùng vốn Xã hội ), miễn thuế cho các dự án phát triển kinh doanh được giải trình khoa học, khả thi và minh bạch
c. Giảm áp lực dồn lên đô thị lớn, Quy chế tỉnh trưởng / thị trưởng, gắn với mở rộng quyền hút gọi đầu tư, tự chủ cơ chế kinh tế đặc hiệu phù hợp với từng địa phương đầu tư hiện thực hệ chuẩn về các loại hình đô thị, thành phố, tỉnh lỵ khác nhằm phát triển dân sinh
6. Hành động Quốc gia
a. Khẩu hiệu : Mỗi Công dân là hạt giống của Quốc gia hùng cường
b. Phong trào : Thanh sạch xã hội để Dân giàu Nước mạnh
c. Khởi sự : Trung ương cải cách thể chế, Địa phương cải cách kinh tế
d. Chương trình : Sửa đổi Hiến pháp + Cải cách Hành pháp + Tái cơ cấu KT
7. Tám nguyên tắc cốt lõi: trên cơ sở ‘chuyên chính Nhà nước pháp quyền’
a. Tối đa sự minh bạch, mạnh mẽ công bố, kêu gọi giám sát Quốc tế và Xã hội
b. Hòa giải chính trị, thiện chí đi qua thậm chí bỏ lại những vấn đề thuộc quá khứ
c. Ủng hộ, bảo vệ nỗ lực làm ổn định và trật tự kỷ cương của chính quyền
d. Truyền thông thực sự tiên bộ và yêu nước, hướng Dân chúng đến văn minh
e. Tạo giá trị văn hóa ngăn chặn tư tưởng ‘đấu tố’ / phe nhóm / lũng đoạn
f. Tôn vinh, đề cao các nhà quản trị / tri thức / nhân sĩ vì mục tiêu phát triển
g. Tổ chức ‘sư đoàn đặc nhiệm xã hội’ khảo thanh tiêu cực, tệ nạn, nhũng nhiễu
h. Thổi bùng và duy trì tinh thần Quốc dân chính trực hướng tới tự tôn, tự cường
8. Quan hệ quốc tế
a. Đa phương, đa dạng quan hệ với các cường quốc, kết hợp : Viễn giao Cận công / hòa Cận ứng Viễn / cường Nội đối Ngoại / đa Bình thịnh Thể…
b. Khai thách triệt để vào thể chế khu vực, đa phương quốc tế hóa tham dự, cùng tham vấn giải quyết các vấn đề lân bang
c. ‘Outsourcesing’ đa biên các dịch vụ Quốc tế ( pháp lý, quốc phòng, thể chế, ngoại giao, tình báo, môi trường ) nhằm hiệu quả Quốc lực và chống phụ thuộc độc quyền
9. Về người lãnh đạo
a. ‘Nhân tài như lá mùa Thu, Nhân kiệt như sao buổi sớm’ luôn có, tiềm ẩn trong Nhân Gian, Xã hội. Sẽ ló rạng và thể hiện khi xã hội quảng dung, mở mang, chính khí, được khởi động bởi chương trình kiến quốc từ Đảng cầm quyền
b. Tôn trọng chức vụ, chức phận, chức trách của những chức danh hiện hành quan trọng trong hệ thống Nhà nước, nhưng áp lực đối với việc đưa ra chính sách phát hiện, sử dụng, bồi dưỡng nhân tài rộng rãi trong xã hội
c. Người có khả năng : chứng minh làm tốt, thực hiện tốt các chương trình cải cách từ các tổ chức nhỏ, gắn với những năm hoạt động hữu ích, hiệu quả…sau đó được đề cử bởi các tổ chức xã hội chính danh và tự khẳng định bởi cách vận động xã hội trực tiếp
10. Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu vài dấu hiệu nhận dạng về quản trị xã hội tốt ( từ trách nhiệm của giới lãnh đạo đất nước ) :
-. Tầm nhìn : Hướng tới một xu thế phát triển, tạo khát vọng về viễn cảnh tương lai, chia sẻ sâu sắc vận hội với mọi người Dân gắn đóng góp vì Tiền đồ
– Chiến lược : Làm trỗi dậy của Khí chất , ý thức và huy động các NL phấn đấu MT về vị thế QT, QG là niềm tự hào của CN
– Phong cách lãnh đạo : Khơi dậy sự phấn khích, động lực tự thân của mọi người bằng hoài bão lớn, phẩm chất hiến dâng, sự trân trọng con người, và khả năng qui tụ GT.
– Văn hoá tổ chức : Mọi người có thể phản tỉnh & được điều chỉnh bởi giá trị thiêng liêng. ai cũng thấy trách nhiệm và danh dự
– Hệ thống TC : Minh bạch kết nối, có định hướng mạnh mẽ vào các MT CL và KH. Chuẩn mực tin cậy & văn minh.
– Các chương trình hành động : Hoạt hóa hoàn thiện, Chia sẻ thông tin & phản hồi chính xác. Mỗi mặt trận đều có vị tướng lĩnh xuất chúng
– Sử dụng nguồn lực : Tiết kiệm, và tập trung trong sử dụng & phát triển NL TC trong việc Cải tiến và tạo GT mới Gia tăng. Chỉ dùng đến nợ bên ngoài cho những mục tiêu đặc biệt chiến lược và tính thấu đáo mọi hậu quả của nó.