Suy tư về Văn hoá hướng tới Văn minh

Suy tư về Văn hoá hướng tới Văn minh

VĂN HOÁ LÀ QUÁ TRÌNH VÀ NĂNG LỰC TỰ CẢI HOÁ HƯỚNG TỚI VĂN MINH

Tôi nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu về chủ đề thú vị này, tạm rút ra ba kết luận như định đề cho bài viết này :

– Văn hoá là quá trình sống động, khởi nguồn có ý nghĩa là nền tảng, tiếp theo là bệ phóng, rồi là là lực đẩy cho văn minh ! Trong cả quá trình đó nếu sức sống của nó phổ biến ( như Cỏ ) nhưng thấp, thì bản thân nó không mạnh, nên văn minh nó tạo ra thấp, không đủ Tầm ( như Cây lớn ) để có giá trị cao và ảnh hưởng kém

– Ở cá thể hay cộng đồng nếu trong đó có sự bất đối xứng giữa trình độ Văn hoá ( thấp ) với trình độ học vấn hay sự văn minh được tiếp nhận thì thực là ‘kí sinh & báo hại’ với các thực thể khác trong môi trường sống chung. Không những thế nó gây ra các ‘dị mọ’ phổ biến trong đời sống xã hội

– Văn hoá cao luôn hướng tới tính ‘Chân ( thực ) / Thiện ( lành ) / Mỹ ( đẹp)’ trong cách sống của chính mình và hướng Thượng, làm tốt thêm cho các thực thể khác và cho cả môi trường sống nói chung. Trong đó mọi người An Hoà, hoặc chí ít tìm được cách giảm thiểu được những sai lầm, tăm tối, bi kịch….

Vì thế, dựa trên những định đề đó, lấy tính Chân / Thiện / Mỹ làm chuẩn chỉ…tôi đi qua nhiều nơi… cốt để tìm thấy những bằng chứng thực , cách sống đẹp, cư xử lành có ý nghĩa hướng Thượng, giáo dục tự nhiên và sâu sắc cho con người….Nhưng tôi nhận thấy Văn hoá suy đồi là dựa trên những điều Giả và dẫn dụ con người sa vào muôn thứ Giả, không khó gặp những điều sau :

– Truyền thuyết hoang đường , lịch sử cắt dán, sự kiện bịa tạc

– Danh tính nghe đồn, điển tích tưởng tượng, chứng cứ không có

– Đồ tế lễ, hoa nến, vàng mã …với những mê ngôn, cuồng vọng, duy tục

– Biểu tượng kì dị, thờ người đã chết, nhân truyền u minh

– Nói tứ tán mĩ miều, làm ăn thiếu chân kiến , cách sống hư ảo

Bạn là người tự hào, tự cường ! Vì thế xin ai đó đừng vội ‘đỏ mặt tía tai’ , hướng những điều đó đến tự trọng, hãy đến một nơi ngẫu nhiên và bất kỳ, chịu khó quan sát cầu thị, đều có thể thấy những nhận xét trên là rất thực ! Tôi mới kinh hãi mà rằng : Giả tồn tại ở trong Thực một cách phổ biến ! Đến mức cái Giả không thể bóc tách ra cho được, phải chung sống đại trà với nó ! Ví như ta vẫn nghe thấy ở muôn người, muôn nơi : Thời buổi này thật thì có mà chết à !? Thằng ấy có học ngày nào, biết gì đâu mà vẫn có bằng thật đấy thôi, quyền chức thật, tiền thật đấy thôi !? Ai nghe các vị ‘bề trên’ đã nói, những điều họ đang làm cũng biết là không hề thật nhưng khó mà dám bảo là giả cho nổi !?…Thế nên thêm rối loạn trong một ‘nền văn hoá dương dương tự đắc’ của xã hội mà tính cốt của nó là khép kín hủ tục, đi đến biến thái kiểu ‘phong kiến cộng hoà’ trong Thế giới đang văn minh dần lên ! Xã hội có văn hoá thấp kém kiểu đó không có sản phẩm văn minh mà chỉ thải loại ra thứ ‘triết lý’ không giống ai là ‘khôn cũng chết, dại cũng chế, biết may ra sống, mà thế nào là biết thì chịu, tuỳ thôi !’ Nên ‘Giả dụng như Chân, Chân như Giả . Chân mà như Giả, Giả hơn Chân’ !!!

Nhưng ngược lại tôi cũng phát hiện thấy nhiều điều kỳ diệu, như : các cháu bé nói : đến Disneyland chúng cháu tin Nàng Bạch Tuyết, các câu chuyện cổ tích là có thật ! Jame Bond với những hành động phi thường trong phim là có thật ! Con tàu Naulilus trong ‘hăi vạn dặm dưới biển’ của June Vecner là có thật ! Truyền thuyết về gà trống Goloa cội nguồn của Dân tộc Pháp là có thật ! Bông hoa giả bán được giá cao là thật ! Khi ‘đấng bề trên’ đã phát ngôn thì làm an lòng xã hội là thật ! Vì ở xã hội họ mọi người đã nỗ lực hết mình hướng tới Chân / Thiện / Mỹ trong lao động, trong làm phim, trong viết sách, trong học tập phấn đấu !…Bởi nền văn hoá hướng tới văn minh của xã hội họ ! Chúng ta không lấy làm khó hiểu khi nhìn vào muôn vật, mọi điều…những thứ văn minh hay ho như : từ miếng ăn đến cách ăn, từ bút bi đến máy tính, từ đồ chơi cho đến tàu vũ trụ, từ sợi vải cho đến thời trang, từ hội hoạ đến phim ảnh…., các trường phái nghệ thuật, các chủ thuyết khoa học nối nhau theo thời gian ra đời…Tất thảy đểu là sản phẩm của những xã hội có nền văn hoá tuyệt vời : Đặt / Phóng / Đẩy được Văn minh của con người hướng Thượng !

Tôi xin đưa ra các nhận dạng về nền văn hoá bằng cách xác định 5 năng lực của nó như sau ( trước hết trong câu trả lời từ thâm tâm mỗi người, đến việc thực hành khả thi trong xã hội ):

– Con người nói / sống thật được đến đâu? Những điều hay có chứng nghiệm được không ? Có đi tới Chân / Thiện / Mỹ được trên thực tế không, kết quả làm ra của họ có ích gì cho sự văn minh ?

– Có năng lực phản tỉnh / sửa sai ở mình, đi đến Giác ngộ mà cải hoá được những gì đã làm và thuyết phục tốt được những người khác ? Sai lỗi của xã hội có tự phát hiện được mà kịp thay đổi tích cực không ?

– Xã hội tôn vinh , đề cao được những giá trị gì ở con người trong học tập, cuộc sống và lao động, có thể chấp nhận, hiệp tác với những khác biệt của những người khác đến đâu ?

– Năng lực nhìn sâu được vào quá khứ bởi giá trị lịch sử chân thực, đi đến những đúc kết tinh hoa mang tính ứng dụng cao ở hiện tại, định hướng sáng sủa cho con đường đến tương lai ?

– Bốn loại hình ‘văn hoá phái sinh’ là Nghi lễ / Lối sống / Tín ngưỡng / lao động được tôn tập như thế nào, có làm con người an hoà, trật tự, kỉ cương, hướng Thượng được không ?

Những xã hội, dù đã phát triển, thì cái năng lực quan trọng bậc nhất của nó là sửa lại những giá trị văn hoá của nó, cho dù đã có thời được xem là hay là tốt, để hướng tới văn minh : mạnh hơn, cao hơn, xa hơn ! Nước Pháp tự hào đích thực về Từ điển Bách khao toàn thư, Thế giới ngợi ca họ vì thế ! Một số ít xã hội khác đi đến bạc nhược, suy đồi mà chết trong ‘trăm năm cô đơn’ vì thế !

Bây giờ Khoa học đã cải tạo Giống từ trong Gen ! Còn văn hoá đó là quá trình và năng lực tự cải hoá ! Bộ lạc nào chả có văn hoá, nhưng con người muốn sống trong xã hội văn minh !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.